Bệnh có xu hướng ngày càng tăng, gặp nhiều ở trẻ em nhưng cũng gặp ở người lớn. Tuy tự kỷ ở người lớn khó nhận biết và ít được phát hiện hơn. Tại Trung tâm điều trị Oxy cao áp TPHCM số trẻ em bị bệnh tự kỷ chiếm hàng đầu (25%) trong các loại bệnh trẻ em tới điều trị oxy cao áp như bại não, chậm phát triển, ngộ độc khí CO, thiếu oxy não, bỏng...
Vui khi điều trị thành công
Tuy đã được xếp lịch điều trị theo giờ hẹn trước, nhưng cháu bé Trần Long ở phường 9 quận 8 TP HCM hôm nào cũng được bà và mẹ đưa đến Trung tâm điều trị oxy cao áp sớm trước giờ làm việc. Bà và mẹ bé tuy có phần tất bật nhưng vui vì thấy bệnh của bé Long có chuyển biến tốt sau 2 đợt điều trị oxy cao áp.
Thai kỳ , được 7 tháng mẹ bé bị tiền sản giật phải điều trị bệnh viện 3 ngày. Bé sinh mổ , 2 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ . Gia đình đã chú ý tìm hiểu và chăm sóc bé theo hướng dẫn với trẻ tự kỷ nhưng bệnh không giảm, có xu hướng tăng thêm . Năm 2016 bé được điều trị oxy cao áp 40 ngày . Sau điều trị bệnh bé thuyên giảm. Bé giảm tăng động, nhận thức tốt hơn , biểu hiện tình cảm vui buồn, hài lòng, giận dữ rõ dần ... nhưng bé vẫn chưa nói được . Đợt tái điều trị này mới 15 ngày cùng với những tiến bộ khác ,gia đình rất vui thấy bé thỉnh thoảng nói được 1,2 từ có ý nghĩa
Tương tự vậy , bố mẹ bé Lê Công phát hiện con bị bệnh tự kỷ từ 15 tháng tuổi. Năm đầu bé phát triển bình thường , đã biết nói nhưng sau đó ngôn ngữ kém dần rồi không nói được nữa . Các biểu hiện của bệnh tự kỷ rõ dần . Gia đình ở Bình Dương , giờ hành chính anh chị bận rộn với công việc. Sau giờ làm việc mới đưa con lên TP HCM điều trị oxy cao áp được. Điều trị được 19 ngày thấy bé bớt tăng động, nhiều khi hiểu và biết làm theo lời bố mẹ. Anh chị thường tâm sự : thấy bệnh của con giảm dù chậm cũng quên hết mệt mỏi và cố gắng đưa con đi điều trị đều đặn.
Những biểu hiện tự kỷ
Trên là hai ca trong số hàng trăm ca đã được điều trị thành công tại Trung tâm Oxy cao áp TPHCM. BS Nguyễn Kim Phong, giám đốc Trung tâm cho biết: Ở trẻ em, bệnh thường xuất hiện từ trước 3 tuổi. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường. Sau đó, các khả năng đã có lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám vì thấy con chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi cháu không trả lời. Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 -12 tháng tuổi. Trẻ thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít hoặc không cười, ánh mắt đờ đẫn, không tinh nhanh, không phát âm khi được âu yếm. Đến 2-3 tuổi các biểu hiện của bệnh dần dần bộc lộ rõ. Nhìn chung khi đó trẻ khiếm khuyết về khả năng tương tác xã hội, khả năng giao tiếp bằng lời hoặc không bằng lời. Nhiều hành vi của trẻ bị lệch lạc. Trẻ không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, chỉ chơi tha thẩn một mình, không thích khoe những thứ mình có.
Bệnh tự kỷ ở người lớn còn ít được chú ý định bệnh, điều trị. Có thể một phần những biểu hiện của bệnh dễ nhầm với những biểu hiện trong phạm trù đạo đức, lối sống, cá tính cả những biểu hiện của bệnh lý tâm thần. Người bệnh ít nhìn nhận mình bị bệnh để chủ động cần đến hỗ trợ y tế, thường tránh tiếp xúc, trao đổi với những người xung quanh. Họ thường bị gọi là những người lập dị, ít bạn bè, khó thay đổi thói quen hằng ngày, hay cáu gắt và không nói chuyện một cách logic được. Người tự kỷ ở tuổi trưởng thành thường sống thu mình và có những nỗi sợ vô hình. Theo một thống kê ở Anh, tỷ lệ nam giới mắc bệnh tự kỷ cao hơn nữ giới và người độc thân có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn những người kết hôn.
Tự kỷ cần được điều trị sớm
Trẻ tự kỷ cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh. Tự kỷ là một hội chứng phức tạp cả về tâm thần, tâm lý, vận động nên điều trị cũng cần phối hợp các biện pháp. Cần tăng cường gần gũi , chăm sóc ở gia đình kết hợp chặt chẽ với các nhà chuyên môn để tạo hiệu quả tốt trong việc điều trị; trong đó sự yêu thương, chăm sóc đúng cách, kiên trì của bố mẹ có tính quyết định.
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa bệnh tự kỷ đạt kết quả nhanh chóng. Cho nên tác dụng của các phương pháp khác đạt được nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào sự kiên trì của bố mẹ, gia đình. Khác với trẻ chậm lớn chậm phát triển những khiếm khuyết chức năng có thể tự mất đi theo thời gian. Ở trẻ tự kỷ những biểu hiện của bệnh nếu không được tác động, không được điều trị sẽ khó tự mất đi mà nhiều khả năng nặng hơn. Điều trị tự kỷ càng sớm càng cho hiệu quả tốt để trẻ có khả năng trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng và đó cũng là biện pháp để phòng tránh bệnh tự kỷ ở người lớn.
Một trong những biện pháp góp phần tích cực điều trị sớm bệnh tự kỷ ở trẻ em cũng như người lớn là oxy cao áp. Oxy cao áp tác động vào hai yếu tố được thừa nhận là nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ. Trên cơ sở xác định mỗi khiếm khuyết chức năng não trẻ tự kỷ liên quan tới thiểu năng tuần hoàn của vùng nhất định của não. Oxy cao áp khắc phục được tình trạng thiểu năng tuần hoàn não thông qua việc cung cấp nhiều oxy hơn cho não và tăng quá trình tạo các mạch máu mới. Vì thiểu năng tuần hoàn não thực chất là thiếu oxy não. Não bình thường là cơ quan cần và tiêu thụ oxy nhiều nhất của cơ thể. Khi bị bệnh não lại càng cần nhiều oxy hơn. Mặt khác cung cấp đủ oxy , tạo lập thăng bằng các chuyển hóa giúp khắc phục hậu quả yếu tố môi trường ô nhiễm mà tác nhân gây hại thầm lặng, đáng kể nhất là oxyd carbon. Cũng cần nhớ là yếu tố ô nhiễm môi trường trẻ tự kỷ hay gặp nhất là khói thuốc lá của các thành viên trong gia đình. Cho nên bố bỏ thuốc lá cũng là biện pháp tích cực cùng với oxy cao áp điều trị bệnh tự kỷ cho con.