Tuy nhiên, thực tế trĩ là bệnh rất phức tạp, điều trị nan giải, thậm chí phẫu thuật cũng không thể khỏi vĩnh viễn. Trong khi đó, đáng báo động là số người mắc căn bệnh khó nói này ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng, lên tới khoảng 50% dân số, với nhiều lý do khác nhau.
Không đơn giản
Khoa Ngoại Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền trung ương - nơi bệnh nhân điều trị các bệnh lý về hậu môn, trực tràng - hầu như không lúc nào có giường trống. Vật vã trên giường bệnh, hết trở mình bên trái lại quay sang phải, anh Nguyễn Huy Long (43 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) nhăn nhó: “Tôi bị trĩ độ 4, phải phẫu thuật. Mới đầu, thỉnh thoảng khi đi vệ sinh, tôi hơi bị rát ở vùng dưới, cứ ngỡ là táo bón do dùng bia rượu nhiều nên chủ quan không đi khám ngay mà lại tự mua thuốc về uống theo quảng cáo và chỉ dẫn trên một số diễn đàn. Thế nhưng chỉ vài tháng sau, bệnh ngày càng nặng, gây đau đớn vô cùng. Việc đi lại, ngồi làm việc, hay lúc ăn, ngủ đều rất khó chịu, bứt rứt...”. Cùng chung hoàn cảnh với anh Long là bác Lê Phương (64 tuổi, ở Lương Sơn, Hòa Bình), vừa phải mổ cấp cứu do điều trị trĩ bằng phương pháp đắp thuốc, gây biến chứng nặng. Chia sẻ với chúng tôi, bác Phương cho biết: “Năm ngoái, tôi biết mình bị trĩ nhưng vì ngại nói ra nên đã tự tìm thầy, tìm thuốc, khiến bệnh ngày càng thêm nặng”.
Theo TS-BS Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại BV Y học cổ truyền trung ương, không ít người cứ đại tiện ra máu, đau rát, hay thấy xuất hiện búi thịt ở hậu môn là nghĩ rằng bị bệnh trĩ và tìm cách chữa trị. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy vì cho tới nay, trên thế giới cũng chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh trĩ, mà chỉ có thể xác định điều kiện gây bệnh có liên quan tới lối sống, hay ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, cần phải hiểu rằng trĩ và bệnh trĩ là hoàn toàn khác nhau. Trĩ thực chất là một cấu trúc bình thường của cơ thể giúp đóng kín lỗ hậu môn và chỉ khi nó bị mất chức năng này mới bị xem là bệnh trĩ. Việc điều trị căn bệnh này không đơn giản, bởi bệnh trĩ có tới 4 cấp độ mắc bệnh khác nhau, mỗi cấp độ lại có nhiều phương pháp điều trị, nhưng không có phương pháp nào tối ưu, kể cả việc phẫu thuật cắt trĩ cũng chỉ là giải pháp tức thời điều trị tiệt căn chứ không thể khỏi được vĩnh viễn.
Nhiều tai biến
Đáng báo động, vì đây là một căn bệnh khá tế nhị nên không ít người ngại nói ra, không tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám bệnh, mà lại lẳng lặng tự tìm kiếm các phương pháp chữa trị theo lời mách nước, truyền tai nhau, hay trên các diễn đàn, mạng xã hội, khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí là tai biến nguy hiểm. Chia sẻ với chúng tôi, TS-BS Lê Mạnh Cường cho biết, bản thân mình đã rất nhiều lần phải “sửa sai” cho những bệnh nhân trĩ tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng cách, thậm chí có những trường hợp phải phẫu thuật tới 2 - 3 lần rất tốn kém tiền của, công sức và thời gian. Có không ít bệnh nhân khi bị đi ra máu đã tới phòng khám tư nhân để tiêm xơ (tiêm hóa chất vào búi trĩ), phương pháp này rất nguy hiểm vì có thể khiến cho người bệnh bị hẹp hậu môn, không thể đại tiện được. Việc chữa trị sai cách đối với bệnh trĩ rất dễ dẫn tới các biến chứng như: nhiễm trùng, áp xe vùng dưới, chảy máu nhiều, hẹp hậu môn, hay mất khả năng tự chủ đại tiện, thậm chí có trường hợp còn bị nhiễm trùng huyết, hoặc hoại tử cả vùng chậu và tầng sinh môn. Trong số các trường hợp biến chứng, nếu nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa và xử lý tại chỗ; nhưng nếu biến chứng nặng thì phải phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình hậu môn nhiều lần, với thời gian điều trị từ 3 - 6 tháng, chưa kể những trường hợp nhiễm trùng nặng còn ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.
Theo nhiều chuyên gia y tế, mặc dù chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh nhưng có nhiều yếu tố dễ gây ra bệnh trĩ, như: lạm dụng rượu bia, chất nóng, ăn uống thất thường, lười tập luyện thể dục, thể thao, táo bón kinh niên, béo phì, mang vác nặng, ngồi nhiều, mang thai và sinh nở ở phụ nữ. Để phòng tránh và hạn chế tái phát bệnh trĩ, bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh như: tập thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày, điều chỉnh thói quen ăn uống, tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau quả, vận động thể lực đều đặn. Cần lưu ý, khi có biểu hiện triệu chứng của bệnh như đại tiện ra máu, đau rát, ngứa ở hậu môn… cần phải sớm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám bệnh, điều trị chuẩn xác và kịp thời, nhằm tránh những tai biến nguy hiểm.
Khoa Ngoại Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền trung ương - nơi bệnh nhân điều trị các bệnh lý về hậu môn, trực tràng - hầu như không lúc nào có giường trống. Vật vã trên giường bệnh, hết trở mình bên trái lại quay sang phải, anh Nguyễn Huy Long (43 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) nhăn nhó: “Tôi bị trĩ độ 4, phải phẫu thuật. Mới đầu, thỉnh thoảng khi đi vệ sinh, tôi hơi bị rát ở vùng dưới, cứ ngỡ là táo bón do dùng bia rượu nhiều nên chủ quan không đi khám ngay mà lại tự mua thuốc về uống theo quảng cáo và chỉ dẫn trên một số diễn đàn. Thế nhưng chỉ vài tháng sau, bệnh ngày càng nặng, gây đau đớn vô cùng. Việc đi lại, ngồi làm việc, hay lúc ăn, ngủ đều rất khó chịu, bứt rứt...”. Cùng chung hoàn cảnh với anh Long là bác Lê Phương (64 tuổi, ở Lương Sơn, Hòa Bình), vừa phải mổ cấp cứu do điều trị trĩ bằng phương pháp đắp thuốc, gây biến chứng nặng. Chia sẻ với chúng tôi, bác Phương cho biết: “Năm ngoái, tôi biết mình bị trĩ nhưng vì ngại nói ra nên đã tự tìm thầy, tìm thuốc, khiến bệnh ngày càng thêm nặng”.
Theo TS-BS Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại BV Y học cổ truyền trung ương, không ít người cứ đại tiện ra máu, đau rát, hay thấy xuất hiện búi thịt ở hậu môn là nghĩ rằng bị bệnh trĩ và tìm cách chữa trị. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy vì cho tới nay, trên thế giới cũng chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh trĩ, mà chỉ có thể xác định điều kiện gây bệnh có liên quan tới lối sống, hay ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, cần phải hiểu rằng trĩ và bệnh trĩ là hoàn toàn khác nhau. Trĩ thực chất là một cấu trúc bình thường của cơ thể giúp đóng kín lỗ hậu môn và chỉ khi nó bị mất chức năng này mới bị xem là bệnh trĩ. Việc điều trị căn bệnh này không đơn giản, bởi bệnh trĩ có tới 4 cấp độ mắc bệnh khác nhau, mỗi cấp độ lại có nhiều phương pháp điều trị, nhưng không có phương pháp nào tối ưu, kể cả việc phẫu thuật cắt trĩ cũng chỉ là giải pháp tức thời điều trị tiệt căn chứ không thể khỏi được vĩnh viễn.
Nhiều tai biến
Đáng báo động, vì đây là một căn bệnh khá tế nhị nên không ít người ngại nói ra, không tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám bệnh, mà lại lẳng lặng tự tìm kiếm các phương pháp chữa trị theo lời mách nước, truyền tai nhau, hay trên các diễn đàn, mạng xã hội, khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí là tai biến nguy hiểm. Chia sẻ với chúng tôi, TS-BS Lê Mạnh Cường cho biết, bản thân mình đã rất nhiều lần phải “sửa sai” cho những bệnh nhân trĩ tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng cách, thậm chí có những trường hợp phải phẫu thuật tới 2 - 3 lần rất tốn kém tiền của, công sức và thời gian. Có không ít bệnh nhân khi bị đi ra máu đã tới phòng khám tư nhân để tiêm xơ (tiêm hóa chất vào búi trĩ), phương pháp này rất nguy hiểm vì có thể khiến cho người bệnh bị hẹp hậu môn, không thể đại tiện được. Việc chữa trị sai cách đối với bệnh trĩ rất dễ dẫn tới các biến chứng như: nhiễm trùng, áp xe vùng dưới, chảy máu nhiều, hẹp hậu môn, hay mất khả năng tự chủ đại tiện, thậm chí có trường hợp còn bị nhiễm trùng huyết, hoặc hoại tử cả vùng chậu và tầng sinh môn. Trong số các trường hợp biến chứng, nếu nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa và xử lý tại chỗ; nhưng nếu biến chứng nặng thì phải phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình hậu môn nhiều lần, với thời gian điều trị từ 3 - 6 tháng, chưa kể những trường hợp nhiễm trùng nặng còn ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.
Theo nhiều chuyên gia y tế, mặc dù chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh nhưng có nhiều yếu tố dễ gây ra bệnh trĩ, như: lạm dụng rượu bia, chất nóng, ăn uống thất thường, lười tập luyện thể dục, thể thao, táo bón kinh niên, béo phì, mang vác nặng, ngồi nhiều, mang thai và sinh nở ở phụ nữ. Để phòng tránh và hạn chế tái phát bệnh trĩ, bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh như: tập thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày, điều chỉnh thói quen ăn uống, tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau quả, vận động thể lực đều đặn. Cần lưu ý, khi có biểu hiện triệu chứng của bệnh như đại tiện ra máu, đau rát, ngứa ở hậu môn… cần phải sớm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám bệnh, điều trị chuẩn xác và kịp thời, nhằm tránh những tai biến nguy hiểm.