Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi đồng 1, BV vừa tiếp nhận hai bệnh nhi bị sốt rét rất nặng từ tỉnh Đắk Nông chuyển xuống là Hòa Trường G. (5 tuổi) và Trần Công K. (5 tháng tuổi), được chuyển đến BV Nhi đồng 1 cách nhau vài ngày trong tình trạng sốt cao, thiếu máu, sốt kèm thở mệt, sốt kèm tiêu chảy.
Theo người nhà bệnh nhi G., do thấy cháu sốt nên đưa đi khám, tuy nhiên bác sĩ không phát hiện ra cháu bị sốt rét. Kết quả xét nghiệm tại BV Nhi đồng 1 cho thấy, 2 bé đều có chỉ số ký sinh trùng sốt rét rất nặng. Sau khi điều trị tích cực, hiện bé lớn hơn đã ổn định sức khỏe, riêng bé 5 tháng tuổi vẫn phải nằm phòng cấp cứu.
Tại BV Nhi đồng 2, chỉ trong vòng 3 ngày đơn vị này tiếp nhận 2 trường hợp trẻ em mắc bệnh sốt rét. Bệnh nhi đầu tiên là bé Tạ Thị Ngọc Yến (7 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) và bệnh nhi Ngô Bùi Bảo Uyên (13 tháng tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông). Cả hai nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, tiêu chảy, thiếu máu xanh xao, lạnh run. Theo lời kể của chị T.X.S. - mẹ bệnh nhi Ngọc Yến - thì trước đó một tuần, bé bị sốt cao và đi khám bác sĩ ở địa phương, được chẩn đoán là sốt siêu vi. Sau khi điều trị một tuần bé vẫn không bớt sốt, gia đình đã chủ động đưa đến BV Nhi đồng 2 để khám và điều trị. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy cả hai bệnh nhi đều có hiện diện ký sinh trùng sốt rét. Khá bất ngờ trước kết quả, chị T.X.S. cho biết, trong khu vực mà gia đình chị sinh sống có một số người mắc sốt rét nhưng chủ yếu là người lớn, đây là trường hợp trẻ con mắc bệnh đầu tiên.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, do bệnh sốt rét đã nhiều năm ít xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt trên trẻ em, nên đa phần các bác sĩ không nghĩ đến bệnh và thường bỏ qua chỉ định xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng. Nếu không điều trị kịp thời, sốt rét có thể diễn tiến thành ác tính khiến trẻ thiếu máu nặng, suy hô hấp, gan to, lách to, tổn thương đa cơ quan và nhanh chóng tử vong sau 48 - 72 giờ. Cũng theo bác sĩ Khanh, sốt rét là bệnh truyền nhiễm do muỗi anopheles lây truyền, thỉnh thoảng xuất hiện ở người lớn, hiếm khi có trẻ nhỏ mắc. Sốt rét có những biểu hiện như các cơn sốt cao liên miên, rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà. Khi sang giai đoạn ác tính, bệnh nhân có thể rối loạn ý thức, li bì hoặc vật vã, cuồng sảng, nói lảm nhảm, sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều…
Tại BV Nhi đồng 2, chỉ trong vòng 3 ngày đơn vị này tiếp nhận 2 trường hợp trẻ em mắc bệnh sốt rét. Bệnh nhi đầu tiên là bé Tạ Thị Ngọc Yến (7 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) và bệnh nhi Ngô Bùi Bảo Uyên (13 tháng tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông). Cả hai nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, tiêu chảy, thiếu máu xanh xao, lạnh run. Theo lời kể của chị T.X.S. - mẹ bệnh nhi Ngọc Yến - thì trước đó một tuần, bé bị sốt cao và đi khám bác sĩ ở địa phương, được chẩn đoán là sốt siêu vi. Sau khi điều trị một tuần bé vẫn không bớt sốt, gia đình đã chủ động đưa đến BV Nhi đồng 2 để khám và điều trị. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy cả hai bệnh nhi đều có hiện diện ký sinh trùng sốt rét. Khá bất ngờ trước kết quả, chị T.X.S. cho biết, trong khu vực mà gia đình chị sinh sống có một số người mắc sốt rét nhưng chủ yếu là người lớn, đây là trường hợp trẻ con mắc bệnh đầu tiên.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, do bệnh sốt rét đã nhiều năm ít xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt trên trẻ em, nên đa phần các bác sĩ không nghĩ đến bệnh và thường bỏ qua chỉ định xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng. Nếu không điều trị kịp thời, sốt rét có thể diễn tiến thành ác tính khiến trẻ thiếu máu nặng, suy hô hấp, gan to, lách to, tổn thương đa cơ quan và nhanh chóng tử vong sau 48 - 72 giờ. Cũng theo bác sĩ Khanh, sốt rét là bệnh truyền nhiễm do muỗi anopheles lây truyền, thỉnh thoảng xuất hiện ở người lớn, hiếm khi có trẻ nhỏ mắc. Sốt rét có những biểu hiện như các cơn sốt cao liên miên, rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà. Khi sang giai đoạn ác tính, bệnh nhân có thể rối loạn ý thức, li bì hoặc vật vã, cuồng sảng, nói lảm nhảm, sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều…
Theo bác sĩ Lê Hải Lợi, Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2, tỷ lệ trẻ em mắc sốt rét tuy khá hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Giai đoạn đầu của bệnh sốt rét dễ nhầm với cảm sốt thông thường và chỉ có phết máu ngoại biên, soi dưới kính hiển vi mới tìm được ký sinh trùng sốt rét. Sốt rét kéo dài có thể dẫn đến tử vong do thiếu máu nặng, bởi ký sinh trùng sốt rét gây tán huyết. Do đó, người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành khi có biểu hiện sốt kéo dài cần nghĩ đến bệnh lý sốt rét và đi khám kết hợp xét nghiệm máu để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để phòng tránh sốt rét, người dân tuân thủ ngủ màn, giữ vệ sinh môi trường, diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt, cẩn trọng khi đi đến các vùng có dịch sốt rét lưu hành. Khi bị sốt với dấu hiệu sốt rét, người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.