Bệnh sởi có đáng sợ hay không? Chăm sóc bé bệnh sởi như thế nào?

Nếu trẻ đã tiêm đến 2 liều vaccine phòng ngừa bệnh sởi thì căn bệnh này không còn là mối đe dọa nữa, tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp hoặc nếu nhiễm cũng khó có thể biến chứng nặng.

Vì sao bệnh sởi dễ lan nhanh thành dịch?

Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất. Nếu một người mắc bệnh này thì có tới 90% những người thân thiết không có miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Picture1.png
Tại Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng – Tiêm Chủng Nhi 315, các bác sĩ chuyên khoa Nhi khám sàng lọc trước tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng. Đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa nhi đến từ bệnh viện nhi đồng. Sau khi tiêm xong, trẻ sẽ được theo dõi và tư vấn chuyên sâu về dinh dưỡng miễn phí

Virus sởi sống trong chất nhầy ở mũi họng của người nhiễm bệnh và lây sang người khác qua đường không khí khi người nhiễm ho và hắt hơi. Nếu người khác hít phải không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào bề mặt có dịch tiết của người bệnh, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, họ có thể bị nhiễm bệnh.

Trẻ em có thể mắc bệnh sởi chỉ vì ở trong phòng từng có người mắc bệnh sởi, thậm chí đến hai giờ sau khi người đó rời đi. (Virus sởi có thể sống tới hai giờ trong không khí sau khi người nhiễm bệnh rời khỏi khu vực đó.)

Người bị nhiễm bệnh có thể lây bệnh sởi cho người khác ngay cả trước khi biết mình mắc bệnh - từ bốn ngày trước đến bốn ngày sau khi phát ban xuất hiện.

Bệnh sởi có đáng sợ không?

Hiện nay, bệnh sởi đã có vaccine MMR mang lại sự bảo vệ lâu dài chống lại tất cả các chủng bệnh sởi. Nếu đã tiêm chủng hai liều MMR sẽ có hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi khoảng 97% các trường hợp sởi. Còn tiêm một liều có hiệu quả khoảng 93%.

Picture2.png
Cha mẹ lưu ý tiêm vaccine cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi đầy đủ để đảm bảo ngăn ngừa nhiều bệnh như Sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, bại liệt… Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng – Tiêm Chủng 315 vận hành cùng Hệ thống nhắc lịch tiêm chủng tự động, giúp trẻ không bỏ lỡ mũi tiêm

Những năm gần đây, bệnh sởi thường được phát hiện ở trẻ chưa được tiêm chủng. Tại Việt Nam, hiện có các vaccine phòng bệnh sởi thông dụng như MVVac (sởi đơn), MMR hay Priorix (vaccine phối hợp sởi-quai bị-rubella). Trẻ cũng có thể ngừa sởi với vaccine MMRV ( phối hợp sởi-quai bị-rubella-thủy đậu).

Lịch tiêm chủng bệnh sởi có phần khác nhau giữa các quốc gia. Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, lịch tiêm vaccine phòng sởi đối với trẻ em được khuyến cáo vào hai thời điểm sau:

Mũi thứ 1: Tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

Mũi thứ 2: Tiêm nhắc lại vaccine có thành phần sởi vào lúc 18 tháng tuổi (vaccine sởi-rubella MR).

Trong Chương trình tiêm chủng dịch vụ, lịch tiêm vaccine phòng sởi cũng được khuyến cáo tương tự:

Mũi thứ 1: Tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

Mũi thứ 2: Tiêm vaccine phối hợp phòng sởi-quai bị-rubella thứ nhất cách mũi sởi trước đó khoảng 6 tháng (ít nhất 1 tháng), sau đó nhắc lại liều thứ 2 cách liều đầu tiên 3-4 năm.

Bác sĩ Lê Phan Nhân Ái – Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng và Tiêm Chủng 315 - Trưởng Chi nhánh Nguyễn Thị Thập (Quận 7, TP.HCM), tư vấn: “Nếu trước 1 tuổi trẻ chưa được tiêm vaccine có thành phần sởi thì có thể tiêm vaccine phòng sởi-quai bị-rubella thứ nhất từ 12 tháng tuổi. Sau 3- 6 tháng, cha mẹ nên cho bé tiêm nhắc 1 liều vaccine sởi đơn MVVAC và 4 năm sau tiêm nhắc liều vaccine phòng sởi-quai bị-rubella thứ 2”.

Bác sĩ Lê Phan Nhân Ái lưu ý thêm: “Đối với vùng có dịch sởi hoặc có nguy cơ cao bệnh sởi, có thể tiêm vaccine sởi đơn MVVAC liều 1 từ 6 tháng tuổi, các liều tiếp theo sẽ tiêm theo khuyến cáo của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Người lớn có thể tiêm vaccine phòng sởi đơn giá hoặc phối hợp ở bất kỳ thời điểm nào trừ khi đang mang thai. Sau khi tiêm vaccine cần tránh mang thai ít nhất 30 ngày”.

Vaccine MMR mang lại sự bảo vệ lâu dài chống lại tất cả các chủng bệnh sởi. Hai liều MMR có hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi khoảng 97% các trường hợp; một liều có hiệu quả khoảng 93%.

Hầu như tất cả những người không đáp ứng với thành phần sởi của liều vaccine MMR đầu tiên khi được 12 tháng tuổi trở lên sẽ có miễn dịch với liều thứ hai. Do đó, liều MMR thứ hai được tiêm để giải quyết tình trạng thất bại của vaccine cơ bản. Vì vậy, nếu trẻ đã tiêm đến 2 liều vaccine phòng bệnh sởi, tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp hoặc nếu nhiễm cũng khó có thể biến chứng nặng.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi

Phụ huynh và người thân cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh sởi và liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám gần nhất để được chỉ dẫn khi nghi ngờ trẻ đã mắc bệnh sởi hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt nhóm dưới 12 tháng), trẻ bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai.

Picture3.png
Khi chăm sóc trẻ bị bệnh sởi cần lưu ý các giai đoạn để có phương pháp chăm sóc phù hợp. Hiện nay Hệ Thống Y tế Nhi Đồng 315 và Tiêm Chủng Nhi có gần như đầy đủ các vaccine có trên thị trường và có thể tiêm chủng phòng ngừa nhiều bệnh cho trẻ em

Các triệu chứng bệnh sởi thường khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, phụ huynh có thể thực hiện những cách sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm nhẹ các triệu chứng của trẻ:

-Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp.

-Cho trẻ uống nhiều nước và ngủ đủ giấc, để đảm bảo sức khỏe, giúp trẻ không bị thiếu nước.

-Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ dùng các thực phẩm dễ tiêu, các loại trái cây giàu vitamin khoáng chất, nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ.

-Tắm nhanh với nước ấm, ở nơi kín gió và thấm khô ngay hoặc dùng nước ấm vệ sinh cơ thể của trẻ cẩn thận nhằm giúp da trẻ sạch sẽ, hạn chế nhiễm trùng da.

-Mặc quần áo thoáng mát, bằng vải cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc đồ quá chật, quá cọ xát, bí bách gây ngứa và khó chịu cho trẻ.

-Cắt móng tay cho trẻ, có thể cho trẻ mang găng tay mỏng bằng cotton để tránh trường hợp trẻ gãi, làm tổn thương da…

-Nếu trẻ có biểu hiện đau mắt, nên tham vấn bác sĩ ngay để phát hiện biến chứng giác mạc nếu có. Mẹ có thể giảm độ sáng của các loại đèn trong nhà và phòng của trẻ để giúp trẻ dễ chịu hơn.

-Cách ly trẻ bị sởi với các trẻ khác trẻ tránh bệnh lây lan.

-Đeo khẩu trang khi chăm sóc cho trẻ bị sởi và rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc với trẻ;

-Đối với các trẻ bị sởi khi còn đang bú mẹ, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu.

Hệ thống Y Tế 315:

Hotline: 0901.315.315

-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Tin cùng chuyên mục