Tìm được tiếng nói chung
Trong bài phát biểu tại diễn đàn Shangri La, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đề cập tới tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới rộng mở, nhiều thành phần tham gia và không bị giới hạn vào thành viên cụ thể nào cả. Thủ tướng Ấn Độ cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc định hình khu vực trên và chính sách Hành động hướng Đông để hoàn thành tầm nhìn này. Ông khẳng định ASEAN đã, đang và sẽ là trung tâm trong tương lai và Ấn Độ muốn hợp tác vì một cấu trúc hòa bình và an ninh trong khu vực.
Tuyên bố này một lần nữa cho thấy ASEAN sẽ tiếp tục nằm trong trọng tâm của chiến lược an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Ấn Độ đang triển khai mạnh mẽ cùng với 3 nước Mỹ, Australia và Nhật Bản. Sau những diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới an ninh khu vực thời gian gần đây, tạo ra những thách thức cho chính Ấn Độ, New Delhi đang muốn thể hiện vai trò như một đối tác có tầm ảnh hưởng và có trách nhiệm trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực, qua đó khẳng định vị thế một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương.
Theo giới quan sát, tại diễn đàn này, về cơ bản, Ấn Độ đã tìm được tiếng nói chung với ASEAN trong cam kết hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, minh bạch, theo luật pháp, hòa bình, thịnh vượng và nhiều thành phần tham gia. Đối với Ấn Độ và ASEAN, sự phối hợp này không chỉ đem lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn hướng đến lợi ích chính trị và an ninh, đồng thời còn tạo lập được thế cân bằng trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Duy trì xu thế phát triển, thịnh vượng
Phát biểu tại phiên toàn thể cuối cùng của đối thoại, Bộ trưởng Quốc phòng Singpore Ng Eng Hen nhấn mạnh mặc dù trật tự quốc tế trong cả lĩnh vực an ninh và thương mại được xây dựng từ sau Thế chiến 2 đến nay vẫn chưa bị phá vỡ, song diễn biến khu vực cùng sự thay đổi cán cân quyền lực của các nước lớn đang khiến cho trật tự khu vực châu Á-Thái Bình Dương thay đổi. Đáng chú ý, một số hành động đơn phương của Mỹ trong điều chỉnh, áp đặt các chính sách thương mại cùng việc triển khai các hệ thống khí tài quân sự của Trung Quốc tại biển Đông đang đi ngược lại với các quy tắc hiện có và làm gia tăng các thách thức an ninh tại khu vực. Trong bối cảnh đó, các bên cần tăng cường phối hợp xây dựng và củng cố một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế để tiếp tục duy trì xu thế phát triển và thịnh vượng của khu vực.
Nhân dịp này, ông Ng Eng Hen cho biết Singapore đang nỗ lực phối hợp với các bên liên quan để xây dựng khung hướng dẫn tránh va chạm ngoài ý muốn trên không giữa các máy bay quân sự tại khu vực, hy vọng sẽ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) diễn ra vào tháng 10 tới.
Đối thoại và xây dựng lòng tin chiến lược sẽ giúp giảm bớt các thách thức an ninh cùng những hành động thiếu kiềm chế của tất cả các bên, đặc biệt là các nước lớn tại khu vực. Bên cạnh đó, đại biểu các nước cũng khẳng định tất cả các quốc gia cần chung tay duy trì và bảo vệ một môi trường hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển.
Trong bài phát biểu tại diễn đàn Shangri La, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đề cập tới tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới rộng mở, nhiều thành phần tham gia và không bị giới hạn vào thành viên cụ thể nào cả. Thủ tướng Ấn Độ cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc định hình khu vực trên và chính sách Hành động hướng Đông để hoàn thành tầm nhìn này. Ông khẳng định ASEAN đã, đang và sẽ là trung tâm trong tương lai và Ấn Độ muốn hợp tác vì một cấu trúc hòa bình và an ninh trong khu vực.
Tuyên bố này một lần nữa cho thấy ASEAN sẽ tiếp tục nằm trong trọng tâm của chiến lược an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Ấn Độ đang triển khai mạnh mẽ cùng với 3 nước Mỹ, Australia và Nhật Bản. Sau những diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới an ninh khu vực thời gian gần đây, tạo ra những thách thức cho chính Ấn Độ, New Delhi đang muốn thể hiện vai trò như một đối tác có tầm ảnh hưởng và có trách nhiệm trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực, qua đó khẳng định vị thế một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương.
Theo giới quan sát, tại diễn đàn này, về cơ bản, Ấn Độ đã tìm được tiếng nói chung với ASEAN trong cam kết hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, minh bạch, theo luật pháp, hòa bình, thịnh vượng và nhiều thành phần tham gia. Đối với Ấn Độ và ASEAN, sự phối hợp này không chỉ đem lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn hướng đến lợi ích chính trị và an ninh, đồng thời còn tạo lập được thế cân bằng trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Duy trì xu thế phát triển, thịnh vượng
Phát biểu tại phiên toàn thể cuối cùng của đối thoại, Bộ trưởng Quốc phòng Singpore Ng Eng Hen nhấn mạnh mặc dù trật tự quốc tế trong cả lĩnh vực an ninh và thương mại được xây dựng từ sau Thế chiến 2 đến nay vẫn chưa bị phá vỡ, song diễn biến khu vực cùng sự thay đổi cán cân quyền lực của các nước lớn đang khiến cho trật tự khu vực châu Á-Thái Bình Dương thay đổi. Đáng chú ý, một số hành động đơn phương của Mỹ trong điều chỉnh, áp đặt các chính sách thương mại cùng việc triển khai các hệ thống khí tài quân sự của Trung Quốc tại biển Đông đang đi ngược lại với các quy tắc hiện có và làm gia tăng các thách thức an ninh tại khu vực. Trong bối cảnh đó, các bên cần tăng cường phối hợp xây dựng và củng cố một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế để tiếp tục duy trì xu thế phát triển và thịnh vượng của khu vực.
Nhân dịp này, ông Ng Eng Hen cho biết Singapore đang nỗ lực phối hợp với các bên liên quan để xây dựng khung hướng dẫn tránh va chạm ngoài ý muốn trên không giữa các máy bay quân sự tại khu vực, hy vọng sẽ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) diễn ra vào tháng 10 tới.
Đối thoại và xây dựng lòng tin chiến lược sẽ giúp giảm bớt các thách thức an ninh cùng những hành động thiếu kiềm chế của tất cả các bên, đặc biệt là các nước lớn tại khu vực. Bên cạnh đó, đại biểu các nước cũng khẳng định tất cả các quốc gia cần chung tay duy trì và bảo vệ một môi trường hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển.