Nghe quảng cáo, bỏ điều trị
Mới đây, bé N.V.D. (9 tuổi, ngụ TPHCM) được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trong tình trạng thừa cân, béo phì do lạm dụng TPCN. Dù chỉ cao chưa tới 1,2m nhưng em nặng đến 39kg. Chị M, mẹ bé N.V.D., cho hay trước đó thấy con thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa nên mua TPCN từ nước ngoài rồi ép con uống để tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, sau 3 tháng sử dụng, chiều cao của bé không thấy tăng mà cân nặng lại vượt ngưỡng quá mức, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện.
Theo TS-BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Phòng khám Nhi - Bệnh viện Đại học Y Dược, hiện trên mạng đang quảng cáo tràn lan các loại thuốc giúp tăng chiều cao nhập khẩu từ Mỹ, Nhật… với lời hứa hẹn giúp trẻ em cải thiện chiều cao đáng kể trong thời gian ngắn, thậm chí tăng chiều cao cả ở người trưởng thành. Nhiều phụ huynh lạm dụng các loại TPCN này theo quảng cáo mà không có sự tư vấn của chuyên gia y tế nên rất dễ dẫn đến việc trẻ bị dư thừa chất.
Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng, ông L.H.T. phải quay trở lại bệnh viện với tình trạng nhức đầu kéo dài và yếu nửa người. Kết quả kiểm tra cho thấy, khối u đã phát triển thêm và di căn lên não. “Đây là trường hợp vô cùng đáng tiếc, bởi nếu bệnh nhân không bỏ điều trị giữa chừng thì có thể kết quả đã khác”, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu - Bệnh viện Quận Thủ Đức, nhìn nhận. Cũng theo bác sĩ Vũ, thực tế có rất nhiều bệnh nhân khi đang điều trị thì nghe quảng cáo những TPCN chiết xuất từ mãng cầu xiêm, Fucoiden, lá đu đủ… nên bỏ viện về nhà uống TPCN và khi trở lại bệnh viện chỉ còn sự nuối tiếc vì đã qua giai đoạn “vàng” điều trị bệnh.
Nhiều bệnh nhân ung thư tới khám ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn nhiều nơi trong cơ thể, vì lúc mới phát hiện bệnh, người bệnh không điều trị ngay mà lại lao vào sử dụng TPCN. Thậm chí, có người đang điều trị tại bệnh viện, nhưng khi nghe quảng cáo đã bỏ thuốc quay sang dùng TPCN khiến cơ hội sống ngày một ít đi.
Buông lỏng quản lý
Theo đánh giá của Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh, phân phối TPCN với trên 6.000 sản phẩm đang lưu hành. Tuy nhiên, trong đó có nhiều loại TPCN không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, thậm chí là nguy hại cho sức khỏe, vẫn được kinh doanh và quảng cáo tràn lan như “thần dược” đối với sức khỏe con người, khiến người tiêu dùng như rơi vào ma trận không biết thực hư ra sao.
Do vậy, để quản lý tốt hơn thị trường TPCN, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có quy định chặt chẽ, không để TPCN đi “ngoài luồng”. Các lực lượng chức năng cần tập trung làm tốt ngay từ khâu xác nhận công bố, kiểm tra chất lượng, công khai việc thực thi, kiên quyết thu hồi và dừng cấp phép có thời hạn đơn vị làm hàng giả. Ngoài ra, cần kiện toàn lại hệ thống quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh TPCN một cách chặt chẽ, không để các quy định lỏng lẻo như hiện nay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN lách luật.
Một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu là sự ra đời của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, chính thức có hiệu lực từ ngày 2-2-2018. Trong Nghị định 15/2018 có một nội dung quan trọng là bắt đầu từ ngày 1-7-2019, tất cả cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP (Thực hành tốt sản xuất TPCN) của Bộ Y tế.
Hiện nay, trong số hơn 3.000 cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở nước ta, chỉ có khoảng 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt chuẩn GMP. Theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau ngày 1-7-2019, các cơ sở vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì không được phép tiếp tục sản xuất TPCN. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc giám sát, nâng cao chất lượng các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng ra khỏi thị trường... Ông NGUYỄN THANH PHONG, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế |