Bất an văn hóa giao thông - Bài 1: Mạnh ai nấy… chạy

Hình ảnh giao thông ở TPHCM, đó là xe mình, mình chạy; đường chung nhưng muốn thì đi theo kiểu của mình; đèn đỏ vẫn cứ phi thẳng mà đèn chưa đỏ nhưng thích thì cứ dừng. Có những ngày di chuyển ngoài đường mệt nhoài, chỉ mong đi đến nơi về đến chốn, dù chỉ là đoạn đường ngắn.

LTS: Tham gia lưu thông trên đường, bất kể ai cũng sẽ chứng kiến chuyện xe cộ chạy không theo một trật tự nào. Vượt đèn đỏ, leo lề, tạt đầu, rẽ, dừng bất ngờ… luôn là cái bẫy mà người đi đường phải tỉnh táo để né, bảo vệ an toàn cho bản thân. Chuyện giao thông giờ đây không chỉ có kẹt xe mà tai nạn, sự cố đủ kiểu chực chờ từ những lý do tưởng chừng vô lý nhất, khiến không ít người ngao ngán thở dài. Một trong những nguyên nhân là do văn hóa giao thông.

Bất an văn hóa giao thông - Bài 1: Mạnh ai nấy… chạy ảnh 1 Người phụ nữ dừng xe ngược chiều trên đường Trương Định, TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
“Tốc độ bàn thờ”
Nghe tiếng nẹt pô từ trong cây xăng, cô Út quay sang: “Tao không hiểu nổi, nó chạy kiếm ông nội ông ngoại gì mà chạy dữ thần”. Cô Út dứt lời, chiếc xe máy phóng từ cây xăng ra, thắng gấp (vì tránh xe tải vừa dừng để giao hàng) nên đảo bánh xe, ngã một cú thật mạnh. Tôi chưa kịp hoàn hồn sau tiếng “rầm” từ cú ngã kia, cô Út nói tiếp: “Tao ngồi đây thấy mỗi ngày, tụi này có té cũng vừa lắm, nó làm thì nó chịu”. Chiếc Wave độ lại với tiếng nổ máy đau đầu, điếc tai và dán decal đủ kiểu “chất chơi”, nhưng sau cú ngã quá mạng vừa rồi nát vài chỗ, tôi lại gần hỏi chuyện thì biết thanh niên lái xe tên Thành T. (ngụ quận 8), mới 19 tuổi nhưng có thâm niên độ xe được 3 năm.
“Xui thôi, để về kêu ông anh coi lại, chắc máy với thắng chưa ngon”, T. vừa nói vừa xem lại từ tay đến chân, lởm chởm mấy chỗ rướm máu. “Tao thấy ngày nào mày cũng ôm chiếc xe chỉnh tới chỉnh lui, có hư gì đâu, chẳng qua là mày chạy cho cố, thắng gấp nó đảo bánh xe thì té thôi chứ xui rủi cái gì”, chú Tấn (53 tuổi, xe ôm, ngụ quận 8) vừa nói vừa bĩu môi.

Ngay góc ngã tư quốc lộ 50 giao với đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh), tôi ngồi cùng cô Út (55 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) bán nước giải khát. Chưa đầy 15 phút, ly nước uống chưa hết một nửa, nhưng tôi cũng đoán được, “nẹt pô” và “tốc độ bàn thờ” dường như là “đặc sản” vùng ven này.

Cô Út kể: “Cái thằng đó (ý nói thanh niên tên T., vừa té xe) tao còn lạ gì, chạy xe thì không mũ bảo hiểm, nẹt pô ầm ầm, có nhiêu ga kéo hết, mà ngã tư xe cộ vầy, thì bây nghĩ coi thắng gấp làm sao không té. Mà khu này, không chỉ có nó, còn nhiều lắm, chạy xe kiểu này té mình nó không sao, quẹt phải người đi đường, khổ cho người ta”. Có khách mối gọi tới đón, chú Tấn nói lẹ mấy câu rồi mới đi: “Thôi tao đi rước bà khách, bây ngồi chơi, ngồi thử một bữa nghe nẹt pô rát tai luôn nha con. Ở đây, tụi nó chạy xe “tốc độ bàn thờ”, chứ không có chạy bình thường như người ta”.

Những tiếng nẹt pô chói tai kéo dài, rú ga thật mạnh, tôi ngồi quan sát, chốc lát cô Út lại khều khều vai tôi, rồi chỉ tay ra đường, một chiếc Wave độ lại đang chạy tới, quả thật không sai, chạy xe “tốc độ bàn thờ” là có thiệt.

Chuyện chạy xe với “tốc độ bàn thờ” không chỉ có ở vùng ven. Khu vực nội thành, nhiều người đi đường cũng có những phen hú vía. Tôi từng chứng kiến một thanh niên đi xe côn lao vút khi đèn đỏ tại ngã ba Hồ Văn Huê - Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) nhưng may chỉ va nhẹ phần đuôi xe của người đàn ông trung niên theo hướng từ đường Hồ Văn Huê thông sang hẻm 59 đường Hoàng Văn Thụ. Hai bên chỉ cần đi chậm 1-2 giây không ai biết hậu quả ra sao bởi tốc độ chiếc xe côn lao như tên bắn.

Là nạn nhân của vụ tai nạn tương tự, nhưng chị Tường Vi (43 tuổi, quận 5) không may mắn như vậy. Lưu thông trên đường Bùi Viện (quận 1), xe máy của một thanh niên đi hướng ngược chiều, vì lách người đi bộ sang đường, lao thẳng vào đầu xe bên làn đường của chị.

“Con gái tôi ngồi phía sau vì lực tông quá mạnh, bay qua người tôi ngã nhào về phía trước. Khi hoàn hồn, tôi mới nhìn thấy đầu xe của thanh niên kia nát bươm, bánh trước rời ra, đứt cả thắng xe. May phước, con gái tôi chỉ bị thương nhẹ. Thanh niên kia cũng kịp lồm ngồm bò dậy. Mặt tôi cũng chỉ bị bầm, chân tay đôi chỗ rướm máu, nhưng cũng phải mất nửa tháng người mới hết ê ẩm”, chị Tường Vi nhớ lại.

Cẩn trọng với “Ninja Lead”

“Đường ta đang đi của bố mẹ ta/Chẳng thèm quan tâm người khác kêu ca”, là câu hát châm biếm về những “sát thủ đường phố” mà ai thấy, tránh nhanh còn kịp. “Quẹo gì kỳ vậy bà nội”, anh Hoàng Long (43 tuổi, ngụ quận 7) té nhào ngay đường 9A (đoạn gần vòng xoay Trung Sơn) vì một “Ninja Lead” (người mặc áo, váy chống nắng, đeo khẩu trang và bịt kín cả mặt khi ra đường) quẹo mà không thèm xi nhan.

Phụ một tay đỡ anh Long và xe máy đứng dậy, cô Lê Thị Hà (61 tuổi, ngụ quận 8) thở dài: “Chú em té vầy là nhẹ rồi, không sao đó. Chứ nhiều bà bịt mặt, bịt mũi kín mít, đâu có dòm thấy xe chạy gần mình, muốn quẹo là quẹo, đụng một lúc dính chùm 2, 3 xe. Nhiều bữa đứng bán bắp thì ít, phụ đỡ người té xe thì nhiều”. Vòng xoay Trung Sơn, xe từ phía quận 7 qua, hướng từ quận 8 về, và từ Bình Chánh sang, một cú va quẹt nhỏ cũng rất dễ gây ùn tắc, nhất là vào buổi sáng và giờ tan tầm, vì lưu lượng xe khu vực này đông.

Bất an văn hóa giao thông - Bài 1: Mạnh ai nấy… chạy ảnh 2 Cố chen lấn để chạy ngược chiều đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Gần 10 năm chạy xe ôm và đậu xe ở khu vực này, chú Nguyễn Văn Hòa (63 tuổi, ngụ quận 7) kể: “Đường ngập hay kẹt xe cũng không sợ bằng mấy bà “Ninja Lead”, bịt kín mít rồi đâu có dòm xung quanh trái phải được, chỉ dòm thẳng thôi, nên chạy xe dễ quẹt người ta, quẹt xong bỏ chạy luôn, sợ lắm!”. “Đặc sản” ngoại thành, vùng ven có nẹt pô, “tốc độ bàn thờ”; riêng “Ninja Lead” khu vực nào cũng thấy. Lấy lý do nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe, không ít người bịt kín khi tham gia giao thông, dần thành một thói quen. 

Hơn 5 giờ chiều, một cái “rầm” rõ lớn ngay góc ngã tư đường Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Trãi (hướng về quận 5), người đàn ông đi từ trong cây xăng ra, vừa đỡ xe vừa than phiền: “Trời ơi, bịt ít ít thôi, kín mít vầy không thấy đường thấy sá gì té nhào là phải, mà chiều rồi có nắng bao nhiêu nữa đâu”. Chú Hòa đỡ một phụ nữ “Ninja Lead”, còn tôi phụ đỡ chiếc xe một bạn sinh viên vừa bị “Ninja Lead” quẹt ngã.

Chuyện tham gia giao thông không chỉ theo ý người cầm lái, đôi khi còn theo mùa. Mùa mưa, ngập nước thì giành luôn đường người khác để đi. Mùa nắng nóng thì phổ biến chuyện vô tư đậu dưới bóng cây, rất đột ngột và cách xa trụ đèn tín hiệu giao thông. Đi làm mỗi ngày qua đường Trần Hưng Đạo (đoạn quận 1), anh Nguyễn Thành Ơn (45 tuổi, ngụ quận 5) không ít phen hú hồn: “Đang chạy ngon lành tự nhiên dừng lại, dòm vẫn đang đèn xanh, còn tuốt trên kia nhưng người ta cứ dừng lại vì ngay đây có cái tán cây. Mà chưa hết, cái bóng râm có bao nhiêu, xe nào cũng chen nhau đậu ké chỗ mát để chờ đèn đỏ, dòm tưởng đâu bị kẹt xe cục bộ. Tui bị hoài luôn, xe đang chạy trước mặt bon bon vậy đó, dừng bất tử, xe sau không thắng kịp là đụng liền, hú hồn thiệt chứ”. Ngã tư Trần Huy Liệu - Nguyễn Văn Trỗi dù chỉ có duy nhất bóng cây nho nhỏ, giờ nắng cao điểm, các xe chen nhau núp lùm.

Khắp từ nội ô đến ngoại thành, chuyện vượt đèn đỏ, lấn làn đường, leo lề... diễn ra “tự nhiên” như nó phải thế. Dải phân cách trên đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp) dành cho xe máy lưu thông hướng ra vòng xoay Phạm Văn Đồng cũng trở nên vô nghĩa khi người lưu thông về hướng Phạm Ngũ Lão hoàn toàn áp đảo. Cầu số 3, 4, 5 trên kênh Nhiêu Lộc (quận Tân Bình) có lắp các thanh chắn ngăn rẽ ngược chiều cũng không có tác dụng, vì thói quen tiện là rẽ, thay vì phải đi thêm một đoạn chỉ chừng 100-200m.Thậm chí nhiều tuyến đường nội đô phải lắp các barie chắn xe máy không cho leo lề như đường Lý Tự Trọng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), nhưng một thời gian, cũng méo xẹo.

Tham gia giao thông, ai cũng biết câu “nhanh một phút, chậm cả đời”. Giao thông theo kiểu cảm tính và tranh nhau cái lợi chỉ tính bằng giây khiến nhiều người quên mất mình còn cả một cuộc đời đằng sau tay lái. Cái lợi trước mắt luôn đi kèm cái giá quá đắt.

Vẫn là đường Nguyễn Văn Linh, nhưng tôi đi theo hướng về phía cầu Ông Lớn, dừng lại mua ly nước cam ngay ngã tư đường Nguyễn Văn Linh - đường Phạm Hùng, vợ chồng chú Nhã (50 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) nhanh lẹ: “Sát vào đây con, để kẹt xe qua lại”.

Đưa ly nước cam cho tôi, chưa kịp thối tiền, chú Nhã vội quát lớn: “Dừng xe theo vạch kẻ đường kìa mấy cha nội, cột đèn giao thông ngay đây, chạy tuốt trên đó sao dòm đèn hả trời”.

Đèn đỏ ngay khu vực này hơn 100 giây, không ít xe tranh thủ vượt luôn đèn đỏ, có xe thì dừng rất xa vạch kẻ gần sát phía bên kia đường.

“Tao không biết là nhanh hơn được nhiêu luôn á, chừng một phút là cùng, vậy mà cũng ráng vượt đèn đỏ. Ngồi ở đây một ngày đếm không xuể người vượt, rồi đậu xe mà đậu kiểu vậy đó, sát qua bên kia đường luôn rồi, nhiều bữa xe đông va quẹt hay kẹt xe hà rầm cũng là vậy”, chú Nhã bực bội nói.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Pwn2Own là một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn và uy tín nhất thế giới, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Pwn2Own diễn ra ở Ireland, và đội ngũ kỹ sư Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã giành ngôi vô địch.

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Là một giáo viên dạy nhạc, song nhận thấy thế mạnh của làng nghề thủ công dệt cói Kim Sơn, chị Trần Thùy Nhi đã thành lập Công ty TNHH Vina Handicrafts để đưa các sản phẩm từ cói có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Lã Minh Trường (thứ ba từ trái, hàng sau cùng) trong chương trình Gắn kết yêu thương tại Bệnh viện E Ảnh: NVCC

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Chàng trai trẻ với dự án “Cho em”

Chàng trai trẻ với dự án “Cho em”

Lớn lên trong tình thương của bà nội, thấu hiểu nỗi cơ cực, vất vả của tuổi thơ, Thạch Ngọc Hải đã sáng lập dự án “Cho em” với mong muốn hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường, đặc biệt là trẻ em ở vùng biên giới Tây Nam. Thạch Ngọc Hải là chàng trai trẻ nhất vừa vinh dự được nhận giải thưởng Tình nguyện quốc gia 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.

Rẽ sóng, đạp gió mang xuân đến nhà giàn DK1

Rẽ sóng, đạp gió mang xuân đến nhà giàn DK1

Vượt sóng gió trùng khơi, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân mang theo mùa xuân ấm áp đến với các nhà giàn ngay trước thềm năm mới Ất Tỵ. Mỗi phần quà, mỗi lời hỏi thăm đều là sợi dây kết nối yêu thương, gửi gắm tình cảm sâu sắc của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc. Cuộc hạnh ngộ dẫu ngắn ngủi nhưng niềm vui như vỡ òa, góp phần tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Vẻ đẹp “căn tính Việt”

Vẻ đẹp “căn tính Việt”

Giữa những đồng nghiệp tất bật chuẩn bị cho lô hàng xuất khẩu, ông Cường chậm rãi nhặt từng gói cà phê bỏ vào hộp. Ở Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn Cầu (Hóc Môn, TPHCM), công việc của ông Cường được xem như một “cơ chế đặc thù” trong chính sách đãi ngộ. Ít ai biết, người công nhân đặc biệt này vốn là người chịu ơn của giám đốc công ty.

Xuân về trên nhà giàn DK1

Xuân về trên nhà giàn DK1

Ở một số nhà giàn, vì điều kiện thời tiết không thuận lợi, đoàn chỉ có thể chúc tết các cán bộ, chiến sĩ từ xa qua bộ đàm.

Kết nối quá khứ và hiện tại bằng ảnh

Kết nối quá khứ và hiện tại bằng ảnh

Trong số 10 gương mặt vừa được tặng giải thưởng Tình nguyện quốc gia 2024 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có một gương mặt rất đặc biệt, đó là Phùng Quang Trung - một thợ phục chế ảnh. Hơn 3 năm qua, Phùng Quang Trung, Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline, đã phục chế hàng ngàn bức ảnh liệt sĩ và trao tặng lại gia đình thân nhân như một món kỷ vật vô giá.

Nàng “ốc tiêu” rạng danh võ thuật Việt Nam

Nàng “ốc tiêu” rạng danh võ thuật Việt Nam

Hành trình hơn 10 năm khổ luyện với Muay Thái của nàng “ốc tiêu” Huỳnh Hà Hữu Hiếu thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu để mang về vinh quang cho thể thao TPHCM cũng như thể thao Việt Nam. Với nghị lực vượt khó và sự cống hiến không ngừng, vào ngày 1-1 vừa qua, Huỳnh Hà Hữu Hiếu là một trong 14 gương “Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2024” được Thành đoàn TPHCM vinh danh khen thưởng.

Người lính của những mảnh đời bất hạnh

Người lính của những mảnh đời bất hạnh

Trong hơn 10 năm qua, Thiếu tá Nguyễn Trung Hải (Ban Chỉ huy quân sự huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk)) không chỉ là người lính gương mẫu trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà còn là cầu nối giữa những nhà hảo tâm và các mảnh đời bất hạnh. Với tấm lòng nhân ái, tinh thần nhiệt huyết, anh đã hỗ trợ hàng trăm hoàn cảnh, cứu giúp nhiều người trước cơn ngặt nghèo.

Một lòng đàn tính, hát then

Một lòng đàn tính, hát then

Ở tuổi 79, nghệ nhân Nguyễn Thị Bích Liên vẫn đều đặn chạy xe từ nhà riêng (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM) đến Trung tâm Văn hóa thể thao quận Tân Bình mỗi sáng thứ hai đầu tuần để hướng dẫn các hội viên học đàn tính, hát then. Với vốn liếng gần 20 năm học được, bà dạy miễn phí cho mọi người.

Đội “Hai Lúa” xây nhà 0 đồng

Đội “Hai Lúa” xây nhà 0 đồng

Từ căn nhà đầu tiên được xây dựng năm 2016, đến nay đã có hơn 1.000 mái ấm được Đội cất nhà tình thương số 2 xã Định Yên, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) trao tặng đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các địa phương lân cận.

Lan tỏa niềm đam mê võ thuật

Lan tỏa niềm đam mê võ thuật

Huỳnh Hà Hữu Hiếu (ảnh) là một trong 15 “Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2024” sẽ được Thành đoàn TPHCM vinh danh vào ngày 1-1-2025. Ở tuổi 25, Hữu Hiếu đã có hơn 10 năm khổ luyện bộ môn “khó nhằn” là Muay Thái, mang về cho thể thao TPHCM và Việt Nam những tấm huy chương danh giá.

Cô giáo trẻ chạy bộ 1.700 cây số tiếp sức "những trái tim yếu ớt"

Cô giáo trẻ chạy bộ 1.700 cây số tiếp sức "những trái tim yếu ớt"

Ngoài việc dạy học ở trường, cô giáo Lê Thị Thùy Vân (Trường TH-THCS-THPT Tre Việt, huyện Hóc Môn, TPHCM) dành phần lớn thời gian của mình để giúp đỡ cho trẻ em nghèo và cộng đồng khó khăn. Tháng 6 vừa qua, Thùy Vân đã thực hiện một điều không tưởng, đó là chạy bộ xuyên Việt trong vòng 39 ngày để kêu gọi cộng đồng hỗ trợ, tiếp sức cho "những trái tim yếu ớt" của các bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Chúng tôi không phải anh hùng!

Chúng tôi không phải anh hùng!

Cuối năm 1968, chuẩn bị cho Hội nghị Paris về Việt Nam, Hoa Kỳ chấp nhận hội nghị 4 bên, trong đó một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Để tăng sức ép trên bàn đàm phán ngoại giao, lúc này rất cần nêu cao vị thế của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Bất ngờ ngày 19-1-1969, cả Paris xôn xao vì trên đỉnh một chóp tháp nhà thờ Đức Bà có lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tung bay. Nhưng người cắm cờ đã rời đi trong thầm lặng...

Cô giáo Lầu Y Pay, một trong 3 nữ giáo viên cắm bản ở điểm trường Huồi Mới - Trường Mầm non Huồi Mới

Gieo chữ trên đỉnh Pha Cà Tún

Họ là những nhà giáo có thâm niên hàng chục năm trèo đèo, lội suối lên với Huồi Mới - bản vùng cao khó khăn bậc nhất của xã biên giới Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) để dạy học. Niềm vui của những giáo viên cắm bản người Mông là khi học trò đến lớp đủ đầy…

Cộng đồng 5k TPHCM: Gieo hạt kết nối, lan tỏa yêu thương

Cộng đồng 5k TPHCM: Gieo hạt kết nối, lan tỏa yêu thương

Được biết đến rộng rãi thông qua những chương trình như trao tặng sách, bếp ăn 0 đồng, chăm em, phóng sinh và xây nhà mơ ước..., Cộng đồng 5k TPHCM đã và đang góp phần chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.

Bẫy muỗi “từ trứng nước” của nhà sáng chế U60

Bẫy muỗi “từ trứng nước” của nhà sáng chế U60

Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Cũng vì ám ảnh bởi dịch sốt xuất huyết hoành hành trên khắp cả nước, năm 2016, ông Nguyễn Văn Khỏe, 59 tuổi, đã nhen nhóm ý định nghiên cứu làm bẫy muỗi từ câu nói “không có lăng quăng, không có dịch sốt xuất huyết”.