Lộn xộn, phức tạp
“Dạo này an ninh ở đây ổn không cô?”. “Ổn gì mà ổn, hở ra là mất trộm. Đó, mới tuần trước chứ đâu, ban ngày ban mặt mà trộm nó vào cắt xích lấy xe ở tiệm net kia kìa. Cái chổi mà không cất kỹ có khi cũng mất”, cô H., một người dân ở ấp Tân Lập (tỉnh Bình Dương), phàn nàn.
Thấy chúng tôi rảo qua rảo lại nhiều vòng ở tuyến đường trước cổng ĐH KHTN, nhiều người tò mò ra phía trước nhà để quan sát với ánh mắt nghi ngờ. “Tụi bây lượn nhiều quá nên người ta nghi ngờ đó, mất trộm riết nên dân ở đây đề phòng lắm, thấy người có biểu hiện lạ là người ta ra canh chừng”, cô H. cho biết.
“Dạo này an ninh ở đây ổn không cô?”. “Ổn gì mà ổn, hở ra là mất trộm. Đó, mới tuần trước chứ đâu, ban ngày ban mặt mà trộm nó vào cắt xích lấy xe ở tiệm net kia kìa. Cái chổi mà không cất kỹ có khi cũng mất”, cô H., một người dân ở ấp Tân Lập (tỉnh Bình Dương), phàn nàn.
Thấy chúng tôi rảo qua rảo lại nhiều vòng ở tuyến đường trước cổng ĐH KHTN, nhiều người tò mò ra phía trước nhà để quan sát với ánh mắt nghi ngờ. “Tụi bây lượn nhiều quá nên người ta nghi ngờ đó, mất trộm riết nên dân ở đây đề phòng lắm, thấy người có biểu hiện lạ là người ta ra canh chừng”, cô H. cho biết.
Nghe nói đến chuyện mất trộm, chị T. ngụ tại tổ 6, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, nói với sang: “Bữa hổm đang lúi húi lau cái tủ đồ mà nó (kẻ gian) vào lấy cái iPad trong chớp mắt hà”.
Đối với những xóm trọ SV, cửa nẻo có cũng như không nên dù đi học hoặc có việc đi đâu cả phòng, SV buộc phải mang những món đồ có giá trị theo người.
“Chả khác nào chuyển nhà. Lúc đầu thấy oải lắm nhưng sau nhiều bài học mất đồ, đến cả quần áo, giày dép còn bị rút mất nên tự động viên mình, thôi ráng mang theo tuy cực nhưng còn đồ xài”, Dương Minh Nga (SV ĐH KHXH-NV), cho biết.
Ở làng đại học tập trung nhiều SV và người lao động, vì vậy an ninh, giao thông đều rất phức tạp. Văn hóa “tiện, ẩu” biến nơi đây thành điểm nóng về an toàn giao thông. Chỉ về giao lộ đường Trục chính 1 và đường Trục chính trung tâm, chị Phạm Thị Út Hoa, bán đồ ăn vặt tại vòng xoay quốc tế, kể: “Mấy tụi nhỏ ở đây đi xe như trong phim, đường sá nhỏ xíu, người đi ngược, đi xuôi chả ra làm sao, mà phóng vèo vèo, vừa chạy xe vừa ghẹo nhau nên tông nhau như cơm bữa. Nhất là cái giao lộ đó, ngày nào chả va quẹt xe”.
Quan sát tại các tuyến đường ở làng đại học, vào tầm chiều muộn, người đội nón chạy xe đếm trên đầu ngón tay. Hỏi lý do đem theo nón treo xe nhưng không đội, Thành (SV ĐH Công nghệ thông tin) bảo: “Đi có chút xíu vài trăm mét mua ổ bánh mì mà đội nón chi cho nặng. Đây là khu làng đại học chứ có phải đường thành phố, quốc lộ gì đâu mà lo cảnh sát giao thông”.
Trong khi, người dân phàn nàn làng đại học bất an từ an ninh trật tự đến an toàn giao thông thì nhiều tổ trưởng tổ dân phố vẫn khẳng định: An toàn. Ông Đông, tổ trưởng tổ 6, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, cho rằng: “So với năm trước, tình hình an ninh trật tự ở làng đại học đã được khắc phục nhiều, giảm đến 50%. Năm trước còn có vài ba vụ trộm xe nhưng năm nay rất hiếm. Đây là năm thứ 4 liên tiếp khu phố 6 đạt danh hiệu khu phố văn hóa”. Khi chúng tôi hỏi về những vụ mất cắp mà người dân than, rồi người dân thiếu ý thức khi tham gia giao thông, ông Đông cho rằng, đó là mấy vụ nhỏ, không tính.
Thiếu vắng sân chơi đúng nghĩa
Nằm trên địa bàn quận Thủ Đức (TPHCM) và huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương), làng Đại học Quốc gia TPHCM rộng khoảng 643,7ha, theo mô hình một đô thị hiện đại. Tuy diện tích rộng rãi nhưng nơi đây lại thiếu vắng những sân chơi đúng nghĩa. Thư viện trung tâm tuy rộng nhưng gần như không thu hút SV. Vào cuối tuần hay những giờ rảnh rỗi, SV chỉ đến khi thực sự cần tìm sách cho bài vở trên lớp. Với số lượng trên dưới 50.000 SV đang theo học tại đây, thì con số khoảng hơn 500 lượt SV đến thư viện vào ngày cuối tuần và 250 lượt SV vào ngày thường là quá ít.
Trong khi, người dân phàn nàn làng đại học bất an từ an ninh trật tự đến an toàn giao thông thì nhiều tổ trưởng tổ dân phố vẫn khẳng định: An toàn. Ông Đông, tổ trưởng tổ 6, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, cho rằng: “So với năm trước, tình hình an ninh trật tự ở làng đại học đã được khắc phục nhiều, giảm đến 50%. Năm trước còn có vài ba vụ trộm xe nhưng năm nay rất hiếm. Đây là năm thứ 4 liên tiếp khu phố 6 đạt danh hiệu khu phố văn hóa”. Khi chúng tôi hỏi về những vụ mất cắp mà người dân than, rồi người dân thiếu ý thức khi tham gia giao thông, ông Đông cho rằng, đó là mấy vụ nhỏ, không tính.
Thiếu vắng sân chơi đúng nghĩa
Nằm trên địa bàn quận Thủ Đức (TPHCM) và huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương), làng Đại học Quốc gia TPHCM rộng khoảng 643,7ha, theo mô hình một đô thị hiện đại. Tuy diện tích rộng rãi nhưng nơi đây lại thiếu vắng những sân chơi đúng nghĩa. Thư viện trung tâm tuy rộng nhưng gần như không thu hút SV. Vào cuối tuần hay những giờ rảnh rỗi, SV chỉ đến khi thực sự cần tìm sách cho bài vở trên lớp. Với số lượng trên dưới 50.000 SV đang theo học tại đây, thì con số khoảng hơn 500 lượt SV đến thư viện vào ngày cuối tuần và 250 lượt SV vào ngày thường là quá ít.
Đặt câu hỏi: “Chơi gì ở làng đại học?”, chúng tôi nhận được sự ngơ ngác của những SV đang trọ học tại đây. Dương Hải Trinh (SV ĐH Bách khoa) chỉ về phía chợ đêm cho biết: “Đám con gái thì ghé chợ đêm xem đồ, ăn vặt hoặc kéo nhau ra túm năm, tụm ba ở mấy vỉa hè tám chuyện. Bồ bịch thì chọn ghế đá tâm sự”. Trong khi đó, bến đáp của những nam sinh là tiệm game hoặc quán nhậu.
Đếm sơ sơ ở làng đại học, chúng tôi ghi nhận có khoảng trên 40 tiệm game, quy mô nhỏ thì vài chục máy, lớn thì hàng trăm máy. Tập trung đông nhất là đoạn đường trước cổng ĐH KHTN, dù chỉ dài chừng 300m nhưng có khoảng 10 tiệm game với quy mô hàng trăm máy hoạt động liên tục. Tương tự ở đường Liên khu 3 (bên hông KTX khu A) cũng có khoảng 8 tiệm như vậy. Bất kể giờ nào trong ngày, các tiệm game đều đông khách.
Một điểm mà đông SV thường lui tới để giải trí nhất chính là… quán nhậu. Cũng có lẽ vì thiếu điểm vui chơi nên nơi đây nhanh chóng hình thành phố nhậu. Cả khuôn viên làng đại học chỉ có vài con đường tập trung dân cư nhưng có cả trăm quán nhậu lớn nhỏ. 6 giờ tối, khi đèn đường vừa lên cũng là lúc thực khách SV rủ nhau vào quán. Có người từ phòng trọ đi ra, cũng có người từ trường ghé thẳng quán nhậu. Đông khách nhất khu làng đại học là quán Hải Long và Đồng Quê trên đường A1 hay quán lẩu cá 44 ở ngay cổng KTX khu A. Khách ngồi tràn từ trong quán ra vỉa hè. Gần 12 giờ khuya, những bàn nhậu vẫn duy trì. Tại quán nhậu Hải Long, sát bên bàn chúng tôi là bàn của nhóm SV ĐH Kinh tế - Luật. Thấy 2 cô bạn đòi về, mai còn đi học, cả nhóm liền cản lại: “Mai không học thì mốt học, lo gì”...
Ở làng ĐH có tới 7 trường ĐH lớn nhất TPHCM và 26 đơn vị trực thuộc. Mọi thứ ở đây đều nhiều, từ nhà trọ, quán ăn, cà phê, net đến quán nhậu, nhưng chỉ có duy nhất 1 nhà sách với quy mô trung bình và một thư viện trung tâm. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ tọa lạc giữa làng ĐH, gần khu vực chợ đêm cũ. Nếu phía ngoài nhộn nhịp bao nhiêu thì trong nhà sách đìu hiu, vắng vẻ bấy nhiêu.
Một điểm mà đông SV thường lui tới để giải trí nhất chính là… quán nhậu. Cũng có lẽ vì thiếu điểm vui chơi nên nơi đây nhanh chóng hình thành phố nhậu. Cả khuôn viên làng đại học chỉ có vài con đường tập trung dân cư nhưng có cả trăm quán nhậu lớn nhỏ. 6 giờ tối, khi đèn đường vừa lên cũng là lúc thực khách SV rủ nhau vào quán. Có người từ phòng trọ đi ra, cũng có người từ trường ghé thẳng quán nhậu. Đông khách nhất khu làng đại học là quán Hải Long và Đồng Quê trên đường A1 hay quán lẩu cá 44 ở ngay cổng KTX khu A. Khách ngồi tràn từ trong quán ra vỉa hè. Gần 12 giờ khuya, những bàn nhậu vẫn duy trì. Tại quán nhậu Hải Long, sát bên bàn chúng tôi là bàn của nhóm SV ĐH Kinh tế - Luật. Thấy 2 cô bạn đòi về, mai còn đi học, cả nhóm liền cản lại: “Mai không học thì mốt học, lo gì”...
Ở làng ĐH có tới 7 trường ĐH lớn nhất TPHCM và 26 đơn vị trực thuộc. Mọi thứ ở đây đều nhiều, từ nhà trọ, quán ăn, cà phê, net đến quán nhậu, nhưng chỉ có duy nhất 1 nhà sách với quy mô trung bình và một thư viện trung tâm. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ tọa lạc giữa làng ĐH, gần khu vực chợ đêm cũ. Nếu phía ngoài nhộn nhịp bao nhiêu thì trong nhà sách đìu hiu, vắng vẻ bấy nhiêu.
Nguyễn Mạnh Bảo (SV ĐH Công nghệ thông tin) cho biết: “Tôi chỉ vào nhà sách khi có nhu cầu mua bút, tập hoặc một số đồ dùng học tập, còn sách thì hầu hết mua ở ngoài hoặc đọc trên mạng. Giờ thời đại dùng sách điện tử, mấy ai vào nhà sách mua sách”. Quả thực, khi công nghệ phát triển thì nhà sách giữa làng ĐH cũng bị ghẻ lạnh đến đáng thương.