Luật Trẻ em xây dựng hành lang pháp lý cho việc phát triển toàn diện của trẻ em, chống xâm hại trẻ em, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em... Luật quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm: tước đoạt quyền sống của trẻ em; cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; không thực hiện trách nhiệm hỗ trợ trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm…
Quan điểm và những quy định tiến bộ của Luật Trẻ em rất rõ. Thế nhưng, qua 1 năm thực thi, dù có nhiều sự quan tâm, nỗ lực của các ngành và cơ quan chức năng liên quan, vẫn chưa thấy xã hội nước ta có những chuyển biến rõ trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Xã hội còn phải chứng kiến nhiều trường hợp thiếu trách nhiệm với trẻ em, xâm phạm quyền trẻ em. Đã xảy ra rất nhiều vụ bạo hành, xúc phạm nhân phẩm, xâm hại tình dục, giết hại trẻ em. Có những vụ bảo mẫu hay chính phụ huynh bạo hành trẻ em đến mức phi nhân tính và không ý thức rằng đó là hành vi phạm pháp. Hổ dữ cũng không ăn thịt con, vậy mà có khá nhiều vụ những người cha, người mẹ đã vì hận vợ, oán chồng mà nhẫn tâm tước đoạt quyền sống của các con mình.
Thật đáng lo ngại khi có rất nhiều kẻ biến thái không ngại ngần thực hiện hành vi xâm hại tình dục các em bé là người thân, láng giềng, thậm chí là học trò của mình. Nhiều phụ huynh chưa cảnh giác bảo vệ con nhỏ trước những nguy cơ, hiểm họa luôn rình rập như đuối nước, tai nạn giao thông, xâm hại tình dục và những cám dỗ có hại trên mạng hay trong đời thực. Tình trạng trẻ thất học, thiếu niên phạm pháp gia tăng cũng cho thấy việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em còn nhiều khiếm khuyết.
Một trong những quyền được quy định trong Luật Trẻ em là quyền bí mật đời sống riêng tư. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư (quy định cụ thể trong Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em). Đó là nét rất mới trong quy định pháp luật nước ta về quyền trẻ em, nhưng việc phổ biến, tuyên truyền, thực thi chế tài còn rất hạn chế, nên chưa đi vào cuộc sống. Trên mạng xã hội vẫn thấy nhiều phụ huynh vô tư đưa lên trang mạng cá nhân hình ảnh con mình bị mình phạt quỳ hay đứng khoanh tay úp mặt vào tường vì quậy phá hay vì cuối năm bị xếp hạng thấp. Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh cuối năm, thay vì chỉ nói riêng với từng phụ huynh, vẫn có thầy cô công khai nhắc đến những chuyện rất tế nhị về sai phạm của trò này, trò khác, có thể gây ảnh hưởng uy tín của trẻ, dẫn đến những hậu quả xấu.
Luật Trẻ em quy định bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu quan điểm về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. Đó là quan điểm rất dân chủ, mới mẻ và táo bạo. Tiếc rằng qua một năm thực thi Luật Trẻ em, vẫn chưa có những mô hình thực hiện trong trường học, trong khu dân cư, và đưa vào diễn đàn của các cơ quan dân cử tiếng nói của trẻ em về mọi vấn đề tác động đến trẻ em. Từng gia đình cũng chưa nhận thức và chưa tìm tòi cách thức để thể hiện tinh thần tôn trọng quan điểm của trẻ em. Các cơ quan chuyên trách chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em chưa có nhiều công trình nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện tinh thần coi trọng những quan điểm của trẻ em.
Trẻ em rất mong manh nhưng chưa được gia đình và xã hội chăm chút, bảo vệ thật chu đáo và hiệu quả. Đó là một thực trạng cần cảnh báo. Trong thời đại Internet và bối cảnh xã hội có nhiều cám dỗ, rất cần nhà trường và từng gia đình có giải pháp phù hợp là trang bị cho trẻ em ý thức và khả năng miễn nhiễm với cái xấu, cái ác và hiểu biết pháp luật để không hành xử theo bản năng. Đó chính là giáo dục cho trẻ có nhân cách, có kỹ năng sống - kỹ năng phòng vệ. Rất cần sự quan tâm thật đầy đủ của từng người cha, người mẹ, từng trường học, từng địa phương và toàn xã hội, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, để trẻ em được bảo vệ an toàn hơn. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm giúp nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật về quyền trẻ em. Ngoài ra, cần đưa Luật Trẻ em vào chương trình học tại nhà trường, để trẻ em biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi tham gia các quan hệ pháp luật.
Quan điểm và những quy định tiến bộ của Luật Trẻ em rất rõ. Thế nhưng, qua 1 năm thực thi, dù có nhiều sự quan tâm, nỗ lực của các ngành và cơ quan chức năng liên quan, vẫn chưa thấy xã hội nước ta có những chuyển biến rõ trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Xã hội còn phải chứng kiến nhiều trường hợp thiếu trách nhiệm với trẻ em, xâm phạm quyền trẻ em. Đã xảy ra rất nhiều vụ bạo hành, xúc phạm nhân phẩm, xâm hại tình dục, giết hại trẻ em. Có những vụ bảo mẫu hay chính phụ huynh bạo hành trẻ em đến mức phi nhân tính và không ý thức rằng đó là hành vi phạm pháp. Hổ dữ cũng không ăn thịt con, vậy mà có khá nhiều vụ những người cha, người mẹ đã vì hận vợ, oán chồng mà nhẫn tâm tước đoạt quyền sống của các con mình.
Thật đáng lo ngại khi có rất nhiều kẻ biến thái không ngại ngần thực hiện hành vi xâm hại tình dục các em bé là người thân, láng giềng, thậm chí là học trò của mình. Nhiều phụ huynh chưa cảnh giác bảo vệ con nhỏ trước những nguy cơ, hiểm họa luôn rình rập như đuối nước, tai nạn giao thông, xâm hại tình dục và những cám dỗ có hại trên mạng hay trong đời thực. Tình trạng trẻ thất học, thiếu niên phạm pháp gia tăng cũng cho thấy việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em còn nhiều khiếm khuyết.
Một trong những quyền được quy định trong Luật Trẻ em là quyền bí mật đời sống riêng tư. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư (quy định cụ thể trong Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em). Đó là nét rất mới trong quy định pháp luật nước ta về quyền trẻ em, nhưng việc phổ biến, tuyên truyền, thực thi chế tài còn rất hạn chế, nên chưa đi vào cuộc sống. Trên mạng xã hội vẫn thấy nhiều phụ huynh vô tư đưa lên trang mạng cá nhân hình ảnh con mình bị mình phạt quỳ hay đứng khoanh tay úp mặt vào tường vì quậy phá hay vì cuối năm bị xếp hạng thấp. Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh cuối năm, thay vì chỉ nói riêng với từng phụ huynh, vẫn có thầy cô công khai nhắc đến những chuyện rất tế nhị về sai phạm của trò này, trò khác, có thể gây ảnh hưởng uy tín của trẻ, dẫn đến những hậu quả xấu.
Luật Trẻ em quy định bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu quan điểm về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. Đó là quan điểm rất dân chủ, mới mẻ và táo bạo. Tiếc rằng qua một năm thực thi Luật Trẻ em, vẫn chưa có những mô hình thực hiện trong trường học, trong khu dân cư, và đưa vào diễn đàn của các cơ quan dân cử tiếng nói của trẻ em về mọi vấn đề tác động đến trẻ em. Từng gia đình cũng chưa nhận thức và chưa tìm tòi cách thức để thể hiện tinh thần tôn trọng quan điểm của trẻ em. Các cơ quan chuyên trách chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em chưa có nhiều công trình nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện tinh thần coi trọng những quan điểm của trẻ em.
Trẻ em rất mong manh nhưng chưa được gia đình và xã hội chăm chút, bảo vệ thật chu đáo và hiệu quả. Đó là một thực trạng cần cảnh báo. Trong thời đại Internet và bối cảnh xã hội có nhiều cám dỗ, rất cần nhà trường và từng gia đình có giải pháp phù hợp là trang bị cho trẻ em ý thức và khả năng miễn nhiễm với cái xấu, cái ác và hiểu biết pháp luật để không hành xử theo bản năng. Đó chính là giáo dục cho trẻ có nhân cách, có kỹ năng sống - kỹ năng phòng vệ. Rất cần sự quan tâm thật đầy đủ của từng người cha, người mẹ, từng trường học, từng địa phương và toàn xã hội, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, để trẻ em được bảo vệ an toàn hơn. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm giúp nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật về quyền trẻ em. Ngoài ra, cần đưa Luật Trẻ em vào chương trình học tại nhà trường, để trẻ em biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi tham gia các quan hệ pháp luật.