Những người lao động ở độ tuổi đã cao khó đáp ứng những công việc đòi hỏi áp lực lớn, năng suất lao động của họ cũng dần giảm đi, nên bị đưa vào diện lao động thải loại.
Dù biết rằng, sự lớn mạnh của doanh nghiệp có sự đóng góp không nhỏ của những lao động này, nhưng có những người sử dụng lao động không muốn thuê lao động trên 40 tuổi, vì phải trả lương cao (do thâm niên), phải đóng bảo hiểm xã hội các khoản phụ cấp khác.
Cách thải người lao động trên 40 tuổi ẩn dưới nhiều hình thức như: chuyển công tác, gây áp lực trong công việc, chỉ ký hợp đồng có thời hạn… khiến họ chán nản phải bỏ việc. Do vậy, không ít lao động trung niên ở các khu công nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM… cảm thấy đuối và muốn nghỉ sớm, muốn lãnh lương hưu một lần để về quê kiếm nghề khác sinh nhai.
Thực tế này dẫn đến tình trạng đe dọa quỹ bảo hiểm xã hội, để lại một gánh nặng lâu dài cho gia đình và xã hội khi những lao động về già, bệnh tật, không có nguồn lương hưu, cuộc sống bấp bênh. Đây là vấn đề mà ngành chức năng liên quan và những nhà làm luật cần để mắt, nghiên cứu và có những chính sách bảo vệ người lao động.
Câu chuyện tại Mỹ mà tôi có dịp mắt thấy, tai nghe là điều nên tham khảo. Cô Cúc là một người Mỹ gốc Việt đã sống hơn 20 năm tại thành phố Boston, năm nay đã 65 tuổi. Cô cho biết: “Đến tuổi nghỉ hưu, nhưng tôi vẫn đi làm, vì đi làm vui hơn. Tôi làm cho một nhà máy sản xuất bo mạch điện tử, làm khỏe lắm, máy lập trình hết rồi, cứ bấm thôi, như chơi trò chơi điện tử vậy, làm khi nào mệt thì nghỉ”.
Câu chuyện tại Mỹ mà tôi có dịp mắt thấy, tai nghe là điều nên tham khảo. Cô Cúc là một người Mỹ gốc Việt đã sống hơn 20 năm tại thành phố Boston, năm nay đã 65 tuổi. Cô cho biết: “Đến tuổi nghỉ hưu, nhưng tôi vẫn đi làm, vì đi làm vui hơn. Tôi làm cho một nhà máy sản xuất bo mạch điện tử, làm khỏe lắm, máy lập trình hết rồi, cứ bấm thôi, như chơi trò chơi điện tử vậy, làm khi nào mệt thì nghỉ”.
Tương tự, chú Thành, một người Việt sang định cư tại đây từ năm 1980, nay đã gần 70 tuổi nhưng vẫn tự lái xe đi làm. Chú cho biết: “Quy định 65 tuổi nghỉ hưu, nhưng tôi xin làm tiếp, làm nhẹ thôi cho vui”. Con số mới nhất cho thấy, gần 20% người lao động cao tuổi ở Mỹ vẫn đi làm và dự báo con số này đến năm 2020 sẽ ngót ngét 30% lao động ở Mỹ.
Vì sao người lao động lớn tuổi ở Mỹ không muốn nghỉ hưu? Không phải vì nghỉ ở nhà sẽ buồn, mà vì nghỉ sớm thì lương hưu thấp, không đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Mặt khác, các doanh nghiệp quan tâm bố trí người lao động lớn tuổi vào những công việc phù hợp, không áp lực, tận dụng được những kinh nghiệm của những lao động thâm niên trong nghề.
Tại nước ta, Bộ luật Lao động dường như chưa tính toán đến điều này. Doanh nghiệp vi phạm trong việc cho người lao động trung niên nghỉ trước tuổi lao động đang đẩy gánh nặng cho xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội vốn mong manh lại càng dễ vỡ. Tình trạng lao động bị thải loại đã đẩy số lao động thất nghiệp càng tăng vọt.
Tại nước ta, Bộ luật Lao động dường như chưa tính toán đến điều này. Doanh nghiệp vi phạm trong việc cho người lao động trung niên nghỉ trước tuổi lao động đang đẩy gánh nặng cho xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội vốn mong manh lại càng dễ vỡ. Tình trạng lao động bị thải loại đã đẩy số lao động thất nghiệp càng tăng vọt.
Nói về tình trạng này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường đã kêu gọi các doanh nghiệp không nên “vắt chanh bỏ vỏ”. Hơn thế nữa, người lao động cần được bảo vệ bằng các chính sách, pháp luật phù hợp với thực tế hiện nay.