Trong các video clip của mình, cô nói với 400.000 người theo dõi về sự khác biệt giữa ngôn ngữ của cô - Ngôn ngữ ký hiệu của người Mỹ da màu (BASL) và Ngôn ngữ ký hiệu tiêu chuẩn của Mỹ (ASL).
Ví dụ, để ký giấy tờ trong ASL sẽ dùng động tác miêu tả tờ giấy bằng cách chạm tay phải vào tay trái, rồi di chuyển tờ giấy vô hình ra ngoài, còn trong BASL, người đó vẫy cả hai ngón tay cái ra phía ngoài ngang vai.
Trong các video clip, N.Smith ra dấu bằng hai tay thay vì một tay (ảnh), sử dụng nhiều không gian hơn và các biểu cảm trên khuôn mặt: “Tôi học cách sử dụng ký hiệu từ người lớn tuổi trong gia đình. Sau đó, khi tôi đi học, bạn bè không hiểu các ký hiệu tôi sử dụng là gì. Tôi nhận ra rằng, BASL chưa phổ biến và muốn giới thiệu nó với mọi người”.
Những khác biệt giữa 2 hệ thống ngôn ngữ ký hiệu này cũng đã được ghi nhận từ nhiều thập kỷ trước bởi Carolyn McCaskill, giáo sư tại Đại học Gallaudet ở Washington, một trong những học viện lớn nhất dành cho người khiếm thính bản địa và người khiếm thính trên thế giới.
Khi còn nhỏ ở Alabama, lần đầu tiên Carolyn McCaskill học ngôn ngữ ký hiệu tại một trường học dành cho trẻ em da màu khiếm thính, trước khi đến học tại một trường dành cho trẻ em da trắng. Bà nói: “Những ký hiệu mà họ sử dụng rất khác nhau, mặc dù các trường chỉ cách nhau 10 phút”.
Các trường học dành cho người khiếm thính sớm nhất ở Mỹ xuất hiện từ đầu những năm 1800, nhưng ở 17 tiểu bang miền Nam và Washington, các trường riêng biệt dành cho học sinh da màu mới được thành lập đầu những năm 1900. Trong 18 cơ sở này, một phương tiện giao tiếp BASL xuất hiện thông qua các dấu hiệu đã phát triển từ ASL. Các trường học này tồn tại khoảng 70 năm mới chấp nhận một phương ngữ với những đặc điểm riêng tồn tại song song.
Trong cuốn The Hidden Treasure of Black ASL, C. McCaskill đã phỏng vấn hàng chục người Mỹ gốc Phi bị điếc liệt kê các chi tiết cụ thể của phương ngữ. Do sự xa cách về địa lý của các cộng đồng, BASL của người Mỹ khá đa dạng và xuất hiện một số ký hiệu khác giữa các vùng của Nam Mỹ.
Những người được phỏng vấn cho biết trường học của họ thiếu nguồn lực nghiêm trọng, các giáo viên chưa qua đào tạo đã không dạy họ toàn bộ ngôn ngữ ký hiệu tiêu chuẩn của Mỹ. Sự thiếu hụt nguồn lực đó giải thích tính không chính thức của một phương ngữ dựa vào một loạt yếu tố giao tiếp thay vì chỉ sử dụng các dấu hiệu được thiết lập trước.
“Người da màu ra dấu có nhịp điệu, phong cách hơn, sử dụng những dấu hiệu bộc lộ cảm xúc một cách phóng khoáng hơn”, một cựu sinh viên khiếm thính da màu đến từ Texas cho biết trong cuộc trò chuyện được C. McCaskill đăng trực tuyến như một phần trong nghiên cứu của cô.
Hiện, BASL tồn tại chủ yếu bằng cách được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, như trường hợp của N.Smith, người đã học nó từ ông nội của mình. C. McCaskill nói rằng, điều này khiến chúng ta gần như không thể ước tính có bao nhiêu người thực sự dùng nó.
C. McCaskill đã thành lập trung tâm nghiên cứu về người khiếm thính da màu đầu tiên trên toàn quốc năm 2020 cùng với các đồng nghiệp tại Gallaudet, nơi cung cấp một phần nhỏ về lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Phi khiếm thính.
Bà hy vọng trung tâm của mình sẽ là cơ sở để bảo tồn phương ngữ, nhưng cũng nhận ra tầm quan trọng của các nhân vật như Nakia Smith và sự nổi tiếng của cô trên mạng xã hội: “Các video của cô ấy đã lan truyền và tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau của cộng đồng, điều này thật tuyệt vời”.