Ngày 10-3, Tập đoàn Lộc Trời tổ chức lễ ký kết bao tiêu 2 triệu tấn lúa cho 10 HTX nông nghiệp ở tỉnh An Giang; đồng thời trao tặng 123 máy nông nghiệp trị giá khoảng 100 tỷ đồng trên địa bàn huyện Thoại Sơn.
Ngày 10-3, Tập đoàn Lộc Trời tổ chức lễ ký kết bao tiêu 2 triệu tấn lúa cho 10 HTX nông nghiệp ở tỉnh An Giang; đồng thời trao tặng 123 máy nông nghiệp trị giá khoảng 100 tỷ đồng trên địa bàn huyện Thoại Sơn.
Đại diện các HTX nhận chìa khóa tượng trưng của máy nông nghiệp do Tập đoàn Lộc Trời trao tặng
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho hay, đợt này tập đoàn trao tặng 63 máy gặt đập liên hợp, 36 máy cày, 14 máy cộ lúa, 10 máy cuộn rơm cho Liên hiệp HTX huyện Thoại Sơn. Nguồn kinh phí trao tặng máy được tài trợ bởi các đối tác của Tập đoàn Lộc Trời với mục tiêu giúp nông dân cơ giới hóa đồng bộ, hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
“Tập đoàn Lộc Trời không ngừng nỗ lực liên kết với các hộ nông dân thông qua các HTX, nhằm nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất quy mô lớn để giảm chi phí, tăng chất lượng lúa gạo, từng bước khẳng định uy tín lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Thòn nói.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cảm ơn Tập đoàn Lộc Trời, đồng thời đánh giá cao việc doanh nghiệp này đã đầu tư xây dựng hệ sinh thái sản xuất lúa gạo bền vững, hiện đại, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp thuần túy sang làm kinh tế nông nghiệp, theo yêu cầu thị trường về nông sản xanh, sạch, sinh thái. Trong năm 2022, Tập đoàn Lộc Trời ký kết bao tiêu cho khoảng 105.000ha lúa của An Giang.
Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới mà doanh thu xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 4 tỷ USD - tăng cao nhất trong 34 năm qua.
Sáng 1-12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung và Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đã chủ trì buổi họp báo giới thiệu về Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.
Ngày 30-11, UBND xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cho biết, vùng gò đồi địa phương hiện cải tạo trồng cam quýt cho thu lãi gần 500 triệu mỗi năm.
Ngày 28-11, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản yêu cầu sở ban ngành và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi, nhất thời điểm giáp Tết.
Nhằm quản lý, kiểm soát số lượng tàu cá, gỡ thẻ vàng EC, Bộ NN-PTNT đề nghị tỉnh Quảng Ngãi rà soát, lập danh sách tàu cá chưa đăng kiểm, đăng ký và đề xuất giải pháp quản lý.
Kết quả thanh tra thực tế lần thứ 4 của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã ghi nhận một số chuyển biến tích cực của Việt Nam trong công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Chiều 26-11, Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 23 xã, thị trấn của 4 huyện Triệu Phong, Đakrông, huyện Hướng Hóa, Cam Lộ và thị xã Quảng Trị.
Ngày 25-11, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị “Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam” tại Khánh Hòa.
Chợ phiên nông sản trưng bày 70 kệ hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân ở TPHCM; thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua bán.
Theo Bộ NN-PTNT, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành dự thảo, đang trình Thủ tướng xem xét. Đại diện các địa phương cho biết, đang háo hức chờ tham gia đề án này.
Ngày 22-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu ký công văn yêu cầu nắm tình hình sử dụng môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh và sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh.
Sáng 23-11, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về Hồ tiêu và Cây gia vị năm 2023. Hội nghị nhằm đưa ra các sáng kiến phát triển toàn diện trong ngành hồ tiêu hướng tới đảm bảo sản xuất bền vững và cải thiện sinh kế cho nông dân sản xuất nhỏ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 của huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) xác định phát triển nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, nhất là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Những ngày qua, mực nước tại huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) bắt đầu rút dần, trung bình rút từ 1-2cm/ngày, nên bà con nông dân chủ động vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuống giống vụ lúa đông xuân 2023-2024.
Trồng keo thì hiệu quả kinh tế thấp, lại dễ ngã đổ vì mưa bão hằng năm. Lão nông 68 tuổi quyết định chọn cây quất vì chịu hạn, chịu nắng tốt, dễ kể cả trên đất gò đồi, ngoài ra, cây quất cũng thấp hơn, hạn chế được ngã đổ vì mưa bão.
Từ một loại cây mọc dại trong tự nhiên, một số người Cor miền núi huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) mang về nhà trồng, đến nay gừng gió đã trở thành đặc sản được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Ngày 21-11, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang) cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh Tiền Giang có 53 hộ chăn nuôi heo ở 12 xã của 8/11 huyện, thị và thành phố bị dịch tả heo châu Phi (DTHCP). Trong đó có 1.158 con heo bệnh phải tiêu hủy, chiếm tỷ lệ 54,4%.
Trong khuôn khổ Ngày hội Hội quán Đất Sen hồng, sáng 19-11, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi tọa đàm “Hội quán đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đồng Tháp”.
Chiều 18-11, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo “Phát huy giá trị cộng đồng của hội quán”, với sự tham dự của Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Quốc Phong, đại diện chủ nhiệm 145 hội quán trên địa bàn tỉnh, các tổ chức quốc tế và lãnh đạo các sở ngành trong tỉnh.
Mới đây, chủ đầu tư dự án khu đô thị An Huy có quy mô 120ha, tổng vốn đầu tư 3.800 tỷ đồng đã tiến hành khởi công triển khai giai đoạn 1 tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
VN-Index có phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử với mức 89 điểm, biên độ giảm tương đương giảm 6,68%. Đây là biên độ giảm gần kịch khung cho phép theo quy chế giao dịch của HOSE ở mức 7%.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu