Câu trả lời rõ ràng
Bài báo nêu rõ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gắn lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân tộc Việt Nam chủ yếu với hoạt động của Hồ Chí Minh, người từ những năm 1920 đã đi đến kết luận chỉ có chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc, đem lại cho mọi người, mọi dân tộc một cuộc sống tự do, được tôn trọng và hạnh phúc.
Đối với quan niệm về xã hội Việt Nam XHCN, được thể hiện là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, có nền văn hóa phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là xã hội mà mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được tạo điều kiện để phát triển toàn diện.
Sự phát triển của Việt Nam hiện nay là thực hiện đường lối đổi mới theo hướng thị trường, mở cửa quan hệ quốc tế và ngoại giao đa phương. Nhiều người đặt câu hỏi: Liệu điều này có dẫn đến một số hình thức tư sản hóa đất nước? Và vấn đề này đã có câu trả lời rõ ràng. Việt Nam có nền kinh tế thị trường vận hành theo các quy luật của thị trường nhưng dưới sự lãnh đạo của Nhà nước pháp quyền XHCN. Do Việt Nam đang trải qua thời kỳ quá độ nên nền kinh tế Việt Nam “không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và chưa phải là kinh tế thị trường XHCN hoàn chỉnh”.
Tóm lại, có thể lưu ý rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất phê phán “sự quyến rũ của chủ nghĩa tư bản”. Với niềm tin sâu sắc rằng chủ nghĩa tư bản thị trường tự do không thể giải quyết các vấn đề và trong nhiều trường hợp gây tác hại nghiêm trọng cho các nước nghèo, nó càng đào sâu thêm mâu thuẫn giữa công nhân và giai cấp tư sản trên toàn thế giới. Dân chủ tự do có được chưa thể bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và hành động vì lợi ích của nhân dân. “Khẩu hiệu khét tiếng về bình đẳng các quyền, nhưng không đi kèm bình đẳng về điều kiện thực hiện các quyền này, dẫn đến một nền dân chủ như vậy, vẫn chỉ là hình thức trống rỗng”, tác giả bài viết bày tỏ.
Minh chứng sống động
Theo bài viết, những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng CNXH là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; hình thành nền văn hóa tiên tiến kết hợp với phát triển con người; nâng cao đời sống nhân dân; đi theo con đường tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh. Về mặt thực tiễn, nhiệm vụ được đặt ra là phải đưa Việt Nam vào hàng các nước phát triển, có mức thu nhập cao vào giữa thế kỷ 21.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không giấu giếm những vấn đề hiện đang cản trở việc thực hiện các kế hoạch của Đảng. Đó là những bất cập trong công tác quản lý thị trường, phân hóa giàu nghèo; chưa loại trừ được các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, lãng phí trong cán bộ đảng viên, công chức; các thế lực nào đó bên ngoài đang ra sức thực hiện mục tiêu “diễn biến hòa bình” chống XHCN.
Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề lý luận đường lối của mình. Đóng góp đặc biệt vào việc hình thành cơ sở tư tưởng của Đảng là đồng chí Nguyễn Phú Trọng, người giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 2011, và trước đó, đầu những năm 2000, đồng chí đứng đầu Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo TTXVN, bài báo kết luận, cuốn sách mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là minh chứng sống động cho công việc nghiêm túc mà các nhà lãnh đạo của Đảng đang không ngừng thực hiện nhằm xác định mục tiêu và nhiệm vụ của những người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam trên con đường đi lên CNXH, xây dựng cơ sở tư tưởng, tính tới những thay đổi của tình hình quốc tế và đặc điểm dân tộc Việt Nam. Đây là xã hội mà mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được tạo điều kiện để phát triển toàn diện”, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Chúng ta cần một xã hội phát triển vì con người, không bóc lột con người, không xâm phạm nhân phẩm vì lợi nhuận”.