Bão Kompasu gần Biển Đông

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông và mạnh thêm.
Đường đi của bão Kompasu trên Biển Đông. Ảnh: TTDBKTTVQG
Đường đi của bão Kompasu trên Biển Đông. Ảnh: TTDBKTTVQG

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, vào lúc 07 giờ ngày 11-10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 124,1 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) 250km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông và mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 12-10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 700km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào Biển Đông và tiếp tục mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 13-10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-120km/giờ), giật cấp 13.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 07 giờ ngày 14-10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng nay (11-10), ở khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, đêm tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4,0-6,0m; biển động rất mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển khu vực Bắc Biển Đông: cấp 3.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km, cường độ bão có xu hướng giảm.

Mưa lớn ở Bắc bộ và từ Thanh Hoá đến Quảng Bình
Đêm qua (10-10), ở Bắc bộ có mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 10-10 đến 07 giờ ngày 11-10) như: Đông Anh (Hà Nội) 93.0mm, Mỹ Lộc (Thái Bình) 66.4mm, Si Láng (Yên Bái) 195.0mm, Sa Pa (Lào Cai) 124.0mm, Tân Minh (Phú Thọ) 119.2mm, Liên Bảo (Vĩnh Phúc) 99.4mm, Lao Chải (Hà Giang) 91.0mm, Thiện Kế (Tuyên Quang) 81.6mm,... Ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to như: Thiết Ống (Thanh Hóa) 47.0mm, Đồng Mỹ (Quảng Bình) 65.8mm.
Dự báo: Do ảnh hưởng kết hợp của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới với không khí lạnh tăng cường nên ngày hôm nay (11-10), ở Bắc bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 40-80mm, riêng Nam đồng bằng, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai và Thanh Hóa có nơi trên 100mm; ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi trên 80mm. Ngày mai (12-10) mưa lớn giảm nhanh ở những khu vực trên.
Khu vực Hà Nội: Ngày hôm nay (11-10), có mưa to, có nơi mưa rất to.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam bộ
Đêm qua (10-10), ở khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 10-10 đến 07 giờ ngày 11-10) như: Đại Lào (Lâm Đồng) 108.4mm, Hưng Bình (Đắk Nông) 60.4mm, Cống Cả (Kiên Giang) 40.8mm, Vĩnh An (An Giang) 34.0mm,...
Dự báo: Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh dần nên từ nay (11-10) đến ngày 13-10, ở khu vực Tây Nguyên và Nam bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt (thời gian mưa lớn tập trung vào chiều và tối).
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Xuyên đêm triển khai trận địa pháo lễ

Xuyên đêm triển khai trận địa pháo lễ

Khuya 6-4, Lữ đoàn 96 (Binh chủng Pháo binh) đã đưa 15 khẩu pháo đến Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) để triển khai trận địa pháo lễ, phục vụ cho Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).

Buồn vui metro... cuối tuần

Buồn vui metro... cuối tuần

Cùng một quãng đường khởi hành từ nhà ga Bến Thành (quận 1) đến Ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức), nếu di chuyển bằng xe bus hoặc xe máy chỉ mất khoảng 30 phút, trong khi metro lại lấy mất của tôi đến 2 giờ đồng hồ.

Thành phố rạng rỡ tên Người

Thành phố rạng rỡ tên Người

Những ngày này của 50 năm trước, các cánh quân giải phóng thần tốc tiến về Sài Gòn cùng hợp lực với các mũi tiến công và lực lượng nổi dậy tại chỗ làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm, đất nước thống nhất, thành phố nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước, có vinh dự lớn được mang tên Người.

Phương tiện chen chúc "bò" qua cầu Rạch Miễu

Phương tiện chen chúc "bò" qua cầu Rạch Miễu

Trong 2 ngày 5 và 6-4, lượng phương tiện di chuyển theo hướng TPHCM đi các tỉnh miền Tây nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tăng đột biến khiến tuyến Quốc lộ 60 qua Tiền Giang và Bến Tre ùn ứ giao thông, nghiêm trọng nhất là cầu Rạch Miễu.

Người dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành như thế nào?

Người dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành như thế nào?

Lễ diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước dự kiến diễn ra từ 6 giờ 30 ngày 30-4. Báo SGGP chia sẻ một số cẩm nang để người dân thuận tiện theo dõi buổi lễ đặc biệt này.

Các đồng chí Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Phạm Duy Trang, Nguyễn Mạnh Cường biểu dương các gương Cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG

TPHCM tuyên dương 500 gương cháu ngoan Bác Hồ

Sáng 6-4, tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11, TPHCM), Đại hội cháu ngoan Bác Hồ TPHCM lần thứ 18, năm 2025 đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động vui tươi, ý nghĩa. Với chủ đề “50 năm - Hoa xuân đất nước, Đội ta tiếp bước”, đại hội có sự tham gia của hơn 10.000 đội viên, phụ trách đội trên địa bàn TPHCM.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: VIẾT CHUNG

9 tháng cuối năm cần tăng trưởng khoảng 8,3%

Trên cơ sở kết quả quý 1, dự báo cả năm, theo Bộ Tài chính, để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng trưởng khoảng 8,3%. Trong đó, tăng trưởng quý 2 là 8,2%, quý 3 và quý 4 lần lượt là 8,3% và 8,4%, cao hơn khoảng 0,2% so với kịch bản đề ra.

Đợt triều cường đầu tháng 4-2025, nước tràn bờ Hồ Búng Xáng (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) làm ngập nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới việc đi lại và sinh hoạt của người dân

Giữa mùa khô, triều cường vẫn dâng cao, gây thiệt hại nặng ở miền Tây, vì sao?

Liên tiếp những ngày đầu tháng 4-2025, nhiều tỉnh ven biển miền Tây bị triều cường hoành hành nghiêm trọng. Triều cường làm vỡ hàng loạt tuyến đê ở Trà Vinh, Bến Tre. Tại TP Cần Thơ, nước dâng cao tràn ngập nhiều tuyến đường ở quận trung tâm Ninh Kiều. Điều đáng lo là ngay trong mùa khô, nước kiệt nhưng các tỉnh miền Tây lại chịu tác động rất lớn từ các đợt triều cường.