Đội đội tuần tra liên ngành đi làm nhiệm vụ vào một ngày có sương mù giữa tháng 4-2023 của TP Đà Nẵng. Ảnh: XUÂN QUỲNH |
Sau đoạn leo núi khá dốc ban đầu, 5 người trong đội tuần tra liên ngành tiến sâu vào rừng Sơn Trà từ phía Tây bán đảo. Ảnh: XUÂN QUỲNH |
Những tảng đá to phủ kín một góc rừng Sơn Trà. Ảnh: XUÂN QUỲNH |
Dừng lại để định vị con đường tuần tra. Ảnh: XUÂN QUỲNH |
Ông Nguyễn Tường Luân, thành viên Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn cho biết, dấu hiệu nhận biết vị trí các đối tượng đặt bẫy sẽ có nhành cây chắn 2 bên chừa lại lối đi nhỏ để "ép" thú rừng phải đi vào lối đi này và sập bẫy. Khi phát hiện bẫy gài hay bẫy rút, lực lượng tuần tra sẽ tháo đòn bẫy sau đó chặt cành cây đó đi. Đối với những bẫy nguy hiểm như bẫy kẹp, họ cẩn thận tháo gỡ vì loại này được “ngụy trang” bằng lá cây khô phủ lên, thường đặt dưới mặt đất.
“Loại bẫy kẹp này rộng khoảng 10cm, có hình răng cưa. Nhiều người ví von là "hàm của quỷ". Một khi dính bẫy, con mồi rất khó “trở mình”, nếu thoát ra cũng bị thương tật”, ông Luân nói.
Đội tuần tra chỉ mang những dụng cụ gọn nhẹ gồm bản đồ, máy định vị, dao quắm, nước uống... tiến vào rừng Sơn Trà. Ảnh: XUÂN QUỲNH |
Từ đầu năm 2023, Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) phát hiện hơn 459 bẫy thú các loại.
Theo ông Ngô Trường Chinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, số lượng bẫy tăng vọt cho thấy vấn nạn đặt bẫy đáng báo động. Mặc dù Sơn Trà là rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên nhưng người dân, du khách lại ra vào tự do. Ngày cao điểm, khu vực có hơn 1.000 khách tham quan. Địa bàn rừng Sơn Trà rộng lớn, các đối tượng xấu dễ trà trộn từ nhiều tuyến đường kể cả các tuyến không chính thống. Trong khi Hạt kiểm lâm chỉ có 8 nhân sự, quản lý diện tích 3.791ha đất rừng nên công tác kiểm soát rất khó.