Các địa phương cũng báo cáo có 62 người bị thương (Quảng Trị 13, Thừa Thiên - Huế 8, Quảng Nam 41).
So với báo cáo tối qua (28-9) thì báo cáo cập nhật vào chiều nay (29-9) có nhiều số liệu đã thay đổi lớn. Cụ thể, ngoài 160 ngôi nhà sập, có 3.364 nhà bị hư hại, tốc mái và 7.346 nhà bị ngập (riêng tại Nghệ An 7.306 nhà).
Về nông nghiệp: 874ha lúa, 4.455ha hoa màu, 3.040ha thủy sản bị ngập; 5.372 cây xanh gãy đổ. Sạt mái hạ lưu đập Hóc Cối (Nghệ An), 500m kênh tại Hà Tĩnh, 1.000m đê, kè biển bị hư hỏng sạt lở (Hà Tĩnh: 500m, Quảng Trị: 500m) và 12 đập, hồ chứa bị xói lở kênh (Kon Tum).
Theo kiểm tra, có 2.660m bờ biển và 1.040m bờ sông tại Thừa Thiên - Huế và Hà Tĩnh bị sạt. Bão và sau đó là mưa lũ đã làm 1.724 gia súc, 20.292 gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Trong tổng số 10.510 trạm biến áp mất điện tạm thời, đến chiều 29-9, các địa phương đã khắc phục xong. Hiện còn 1 đường dây 110kV (thuộc lưới điện 110kV) tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục khắc phục các sự cố mất điện tại 147 xã.
Do hoàn lưu bão số 4 đang gây mưa lũ lụt tại Bắc Trung bộ, cùng ngày 29-9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã ra công điện số 30 gửi 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, đề nghị triển khai chống lũ lụt.
Theo quan trắc, các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đã có mưa lớn từ 150-300mm, gây lũ, ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại Nghệ An đã có 3 người chết, mất tích do đi qua ngầm tràn và đánh bắt cá ở khu vực nước ngập sâu.
Dự báo, trong ngày 29 đến 30-9, tiếp tục có mưa lớn, lũ thượng lưu sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố lên mức trên báo động 3. Do đó, các địa phương ở khu vực Bắc Trung bộ phải tổ chức sơ tán người dân khỏi vùng nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất...