Bảo đảm tính đặc thù nhưng không phá vỡ tính thống nhất

So với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, dự luật hiện đã bổ sung 15 điều và bỏ 2 điều, bổ sung mục 7 vào Chương II về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng; bổ sung một số nội dung về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng, chế độ chính sách về khoa học công nghệ…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
hue-21-1467-4280.jpeg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp. Ảnh: VIẾT CHUNG

Sáng 21-2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp nhằm cho ý kiến về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, ở kỳ họp thứ 6, dự luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, đã nhận được 102 lượt ý kiến góp ý.

Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan khẩn trương tập trung nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc làm việc, tiến hành 3 cuộc khảo sát, 3 cuộc tọa đàm chuyên sâu nhằm tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật.

Đến nay, dự thảo mới nhất gồm 7 chương, 86 điều. So với dự luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, dự luật hiện đã bổ sung 15 điều và bỏ 2 điều, bổ sung mục 7 vào Chương II về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng; bổ sung một số nội dung về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng, chế độ chính sách về khoa học công nghệ…

quang-canh-20-7844.jpeg
Quang cảnh phiên họp

Các ý kiến tại cuộc họp đều nhất trí phải có các chính sách đặc thù, đột phá, song cũng đề nghị tiếp tục rà soát, chọn lọc để vừa bảo đảm tính đặc thù vừa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định, đây là dự luật khó, bởi luật “gốc” về công nghiệp quốc gia hiện chưa có; 2 pháp lệnh về công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp đã được ban hành từ khá lâu, nhiều quy định không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như các quan điểm, chủ trương mới của Đảng.

db-du-hop-21-2497.jpeg
Đại biểu dự họp

“Dự luật này khó có thể quy định chi tiết, cụ thể tất cả các nội dung mà có thể cần chấp nhận việc sẽ có những quy định mang tính chất nguyên tắc, khung để làm cơ sở cho việc quy định cụ thể hơn trong các luật liên quan hoặc hướng dẫn chi tiết tại các văn bản dưới luật”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật này tại phiên họp thứ 30 tới đây và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5 tới).

Tin cùng chuyên mục