Nhà báo Đinh Phong
Nhà báo Đinh Phong nói: Mặc dù bây giờ người dân xem thông tin trên mạng xã hội nhiều, nhưng báo chí của chúng ta vẫn có tác dụng rất lớn trong xã hội, người dân vẫn đề cao vai trò của báo chí, coi báo chí là kênh thông tin định hướng, chỗ dựa, đồng hành với dân trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong việc phát hiện, tôn vinh cái tốt, cái mới, chống tiêu cực, chống cái xấu trong xã hội, người dân dựa vào báo chí là chính. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, báo chí luôn là công cụ của Đảng về tuyên truyền, định hướng, giáo dục nhưng đồng thời là chỗ dựa của nhân dân, là nơi để nhân dân bày tỏ quan điểm, tình cảm, kiến nghị của mình đối với công việc chung của đất nước. Đánh giá của Đảng và nhân dân cũng thế và đang rất kỳ vọng báo chí phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình, làm tốt nữa nhiệm vụ nặng nề và vinh quang này. - PHÓNG VIÊN: Thực tế, trong nhiều vấn đề nóng của đất nước, kể cả những bức xúc của nhân dân, báo chí có phần chưa kịp thời, nhanh nhạy, đáp ứng với yêu cầu thông tin, để cho mạng truyền thông xã hội lấn lướt?
>> Nhà báo ĐINH PHONG: Thực tế này là đúng, mà thấy rõ nhất là sự vào cuộc của báo chí vừa qua khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng. Hệ thống báo chí tuyên truyền của chúng ta chưa thông tin kịp thời nội dung của dự luật khi đang còn thảo luận, cho ý kiến ở Quốc hội. Đợi đến khi Quốc hội bấm nút thông qua thì trên mạng truyền thông xã hội có nhiều ý kiến với những luận điệu không tốt, gây hoang mang trong nhân dân và làm ảnh hưởng đến xã hội. Hay vụ việc ở Thủ Thiêm, người dân bức xúc, kiến nghị nhiều năm nay rồi nhưng báo chí hầu như đứng ngoài, đợi đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc mới lên tiếng. - Đó có phải là khiếm khuyết, chậm bước của báo chí chúng ta trước sự phát triển của truyền thông mạng xã hội, thưa ông?
Truyền thông mạng xã hội nếu chúng ta quản lý không tốt sẽ trở thành những tờ báo mạng tư nhân và họ muốn nói gì họ nói có lợi cho họ. Điều đó rất nguy hại, nó làm mất tác dụng của báo chí chính thống và làm cho người dân thiếu định hướng, hiểu sai lệch trong nhiều vấn đề lớn của đất nước. Tới đây, khi Luật An ninh mạng đi vào đời sống sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng này. Hiện nay truyền thông mạng xã hội đang ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, trong khi báo chí chúng ta, nhất là báo giấy bị sụt giảm số lượng phát hành, nhiều tờ báo không đến được bạn đọc. Phải làm sao báo chí phát hành đến dân càng nhiều càng tốt, trở thành một kênh thông tin chính thống, tin cậy của nhân dân. Báo chí phải tăng cường các trang mục diễn đàn, đối thoại với người dân về những vấn đề mà người dân đang quan tâm, qua đó mở rộng quyền dân chủ công khai báo chí của người dân. Người dân cần được bày tỏ chính kiến của mình nhiều hơn nữa thông qua báo chí. - Để báo chí đến được với dân và người dân tin vào báo chí trong xu thế hiện nay, theo ông báo chí cần làm gì?
Báo chí luôn phải bám sát vào sự đúng đắn. Báo chí nói đúng, nói trúng thì dân tin. Đảng cũng nên dựa vào báo chí để kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội để thông tin, định hướng đến người dân và xã hội một cách nhanh nhất. Điều này đặt ra cho đạo đức người làm báo phải được đề cao. Đạo đức báo chí là đạo đức của người cách mạng làm báo, đã là nhà báo thì phải là người cách mạng. Bên cạnh đó, tôi mong muốn làm sao khuyến khích, cổ động, cổ vũ mạnh mẽ những người làm báo tôn vinh, giới thiệu những điều tốt đẹp trong cuộc sống và tích cực tham gia đấu tranh, phát hiện những tiêu cực trong xã hội. - Hiện nay, một số cơ quan báo chí chạy theo lợi ích làm mất đi mục đích, tôn chỉ của tờ báo, không ít nhà báo lợi dụng nghề báo để làm giàu... Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Bên cạnh những tích cực, cũng có nhiều tiêu cực của nó, nhất là do mặt trái của kinh tế thị trường, nó làm vặn ngòi bút của người làm báo. Theo tôi, Nhà nước phải tôn vinh những nhà báo chân chính, kịp thời khen thưởng những bài báo phát hiện được vấn đề, góp tiếng nói được với Đảng và Nhà nước trong đấu tranh chống những biểu hiện sai trái trong xã hội.- Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ông có điều gì nhắn nhủ đến đội ngũ những người làm báo hiện nay?
Như tôi đã nói, báo chí ngày nay vẫn còn tác dụng lớn trong nhân dân, nhân dân đặt niềm tin vào báo chí. Đảng và Nhà nước luôn đặt vị trí và vai trò của báo chí đối với sự phát triển của đất nước, coi báo chí là vũ khí sắc bén trong công tác tuyên truyền, định hướng xã hội. Do vậy, đội ngũ những người làm báo phải giữ lấy điều này, trân quý những giá trị mà các thế hệ báo chí cách mạng đã tạo dựng nên.- Xin cám ơn ông
>> Nhà báo ĐINH PHONG: Thực tế này là đúng, mà thấy rõ nhất là sự vào cuộc của báo chí vừa qua khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng. Hệ thống báo chí tuyên truyền của chúng ta chưa thông tin kịp thời nội dung của dự luật khi đang còn thảo luận, cho ý kiến ở Quốc hội. Đợi đến khi Quốc hội bấm nút thông qua thì trên mạng truyền thông xã hội có nhiều ý kiến với những luận điệu không tốt, gây hoang mang trong nhân dân và làm ảnh hưởng đến xã hội. Hay vụ việc ở Thủ Thiêm, người dân bức xúc, kiến nghị nhiều năm nay rồi nhưng báo chí hầu như đứng ngoài, đợi đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc mới lên tiếng. - Đó có phải là khiếm khuyết, chậm bước của báo chí chúng ta trước sự phát triển của truyền thông mạng xã hội, thưa ông?
Truyền thông mạng xã hội nếu chúng ta quản lý không tốt sẽ trở thành những tờ báo mạng tư nhân và họ muốn nói gì họ nói có lợi cho họ. Điều đó rất nguy hại, nó làm mất tác dụng của báo chí chính thống và làm cho người dân thiếu định hướng, hiểu sai lệch trong nhiều vấn đề lớn của đất nước. Tới đây, khi Luật An ninh mạng đi vào đời sống sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng này. Hiện nay truyền thông mạng xã hội đang ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, trong khi báo chí chúng ta, nhất là báo giấy bị sụt giảm số lượng phát hành, nhiều tờ báo không đến được bạn đọc. Phải làm sao báo chí phát hành đến dân càng nhiều càng tốt, trở thành một kênh thông tin chính thống, tin cậy của nhân dân. Báo chí phải tăng cường các trang mục diễn đàn, đối thoại với người dân về những vấn đề mà người dân đang quan tâm, qua đó mở rộng quyền dân chủ công khai báo chí của người dân. Người dân cần được bày tỏ chính kiến của mình nhiều hơn nữa thông qua báo chí. - Để báo chí đến được với dân và người dân tin vào báo chí trong xu thế hiện nay, theo ông báo chí cần làm gì?
Báo chí luôn phải bám sát vào sự đúng đắn. Báo chí nói đúng, nói trúng thì dân tin. Đảng cũng nên dựa vào báo chí để kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội để thông tin, định hướng đến người dân và xã hội một cách nhanh nhất. Điều này đặt ra cho đạo đức người làm báo phải được đề cao. Đạo đức báo chí là đạo đức của người cách mạng làm báo, đã là nhà báo thì phải là người cách mạng. Bên cạnh đó, tôi mong muốn làm sao khuyến khích, cổ động, cổ vũ mạnh mẽ những người làm báo tôn vinh, giới thiệu những điều tốt đẹp trong cuộc sống và tích cực tham gia đấu tranh, phát hiện những tiêu cực trong xã hội. - Hiện nay, một số cơ quan báo chí chạy theo lợi ích làm mất đi mục đích, tôn chỉ của tờ báo, không ít nhà báo lợi dụng nghề báo để làm giàu... Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Bên cạnh những tích cực, cũng có nhiều tiêu cực của nó, nhất là do mặt trái của kinh tế thị trường, nó làm vặn ngòi bút của người làm báo. Theo tôi, Nhà nước phải tôn vinh những nhà báo chân chính, kịp thời khen thưởng những bài báo phát hiện được vấn đề, góp tiếng nói được với Đảng và Nhà nước trong đấu tranh chống những biểu hiện sai trái trong xã hội.- Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ông có điều gì nhắn nhủ đến đội ngũ những người làm báo hiện nay?
Như tôi đã nói, báo chí ngày nay vẫn còn tác dụng lớn trong nhân dân, nhân dân đặt niềm tin vào báo chí. Đảng và Nhà nước luôn đặt vị trí và vai trò của báo chí đối với sự phát triển của đất nước, coi báo chí là vũ khí sắc bén trong công tác tuyên truyền, định hướng xã hội. Do vậy, đội ngũ những người làm báo phải giữ lấy điều này, trân quý những giá trị mà các thế hệ báo chí cách mạng đã tạo dựng nên.- Xin cám ơn ông
HOÀI NAM (thực hiện)
----------------------------------------------
Mong báo SGGP “trẻ” hơn, mạnh mẽ hơn* TRẦN ĐÌNH DŨNG (208 Điện Biên Phủ, quận 3, TPHCM): Nhà báo phải đi đến tận cùng sự việc
Là bạn đọc lâu năm của Báo SGGP, tôi nhận thấy Báo SGGP có nhiều chuyên mục phản ánh những vấn đề dân sinh và nói lên tâm tư, ý nguyện của người dân. Nhiều việc người dân bức xúc, khiếu nại đã được phóng viên điều tra, làm rõ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân. Để có những bài viết hay, có tác động lớn đối với xã hội, làm lay động lòng người, không chỉ có sự nỗ lực của nhà báo, mà còn có sự cộng lực của người dân. Có một thực tế rất đáng buồn, không phải cán bộ nào cũng dũng cảm nhận trách nhiệm khi báo chí phát hiện sai phạm của họ. Không ít trường hợp cán bộ cố tình bao biện, bao che cho nhau và làm khó người dân vì đã cung cấp thông tin, cộng tác với báo chí. Những cách làm khó người dân rất tinh vi, khó phát hiện, như kéo dài thời gian xử lý vụ việc, đùn đẩy trách nhiệm. Nhiều khi qua báo cáo, qua văn bản phản hồi, tưởng như vụ việc đã được tiếp thu giải quyết rốt ráo, có trách nhiệm, nhưng thực ra chỉ là cách nói cho qua chuyện, để rồi sau đó dần “chìm xuồng”. Để báo chí phát huy sức mạnh, bảo vệ lẽ phải, đòi hỏi nhà báo phải đeo bám đến cùng sự việc, không nên đánh trống bỏ dùi. Sự đeo bám của báo chí không những đưa đến sự thật, công bằng thực sự cho người khiếu nại, tố cáo, mà còn là thực hiện trách nhiệm bảo vệ người cung cấp nguồn tin của báo. * XUÂN DỊU (chung cư Nam Khánh, quận 8, TPHCM): Lắng nghe góp ý của bạn đọc để cải tiến tờ báo
Mô tả ảnh
Báo SGGP là tờ báo thân thiết của gia đình tôi. Trước đây tôi cũng từng là phóng viên, vì vậy sau khi chuyển sang làm ở lĩnh vực khác, tôi vẫn giữ thói quen đọc báo rất kỹ. Với kinh nghiệm từng cầm bút, tôi nhận thấy báo SGGP cung cấp cho độc giả nguồn tin chính thống, tin cậy. Suốt một chặng đường dài làm bạn đọc của báo SGGP, tôi được chứng kiến sự chuyển mình, cải tiến tích cực của báo. Có nhiều bài viết, chuyên mục gần gũi hơn với người dân, bám sát nhịp đập của cuộc sống, có quan tâm các lĩnh vực đời sống văn hóa - xã hội của cả giới trẻ, tăng tính tương tác với người đọc. Tuy vậy, tôi nghĩ rằng báo SGGP vẫn cần phải cải tiến hơn nữa để đáp ứng tốt yêu cầu của người đọc: thông tin nhanh hơn, có nhiều phóng sự điều tra đấu tranh mạnh mẽ với những tiêu cực xã hội, bảo vệ sự công bằng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của dân, bám sát cuộc sống và ý nguyện của người dân, không chỉ cung cấp tin tức mà còn kịp thời phản ánh những vấn đề bức xúc của dân. Điều cần làm là lắng nghe góp ý của bạn đọc để cải tiến tờ báo.* NGUYỄN THỊ ÁI MỸ (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM): Thông tin nhanh, chính xác những điều bạn đọc cần biết
Lâu nay, báo SGGP vẫn được xem là nguồn thông tin đáng tin cậy. Khi dư luận đồn đãi, bình luận đa chiều về những đổi mới chủ trương, chính sách, hoạt động đối ngoại, tổ chức và nhân sự, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng..., mọi người xem thông tin của báo SGGP là thông tin chính thức. Tuy nhiên, rất tiếc là có không ít sự việc dư luận bàn tán xôn xao, đặt ra nhiều giả thiết, nghi vấn, thậm chí kẻ xấu thêu dệt, xuyên tạc, rất cần có thông tin chính thức để giải tỏa thắc mắc và bình ổn xã hội, nhưng thấy Báo SGGP chưa kịp thời có thông tin để trấn an và định hướng dư luận. Cụ thể như cách đây không lâu, dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm đến sức khỏe của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, các thế lực thù địch, bất đồng chính kiến đã thông tin rồi bình luận liên tục, chúng tôi cũng khá hoang mang. Lẽ ra lúc bấy giờ báo SGGP nên tìm hiểu, đưa thông tin chính thức về tình hình sức khỏe của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, vì đây cũng là thông tin mà người dân với niềm yêu kính nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải rất muốn biết. Một yêu cầu quan trọng đối với một tờ báo là thông tin nhanh, chính xác những điều bạn đọc cần biết. Thời gian gần đây, tại TPHCM và một số địa phương đã xảy ra việc tụ tập đông người, gây rối phản đối việc xem xét luật về đặc khu. Báo SGGP đã có ngay các thông tin về diễn biến tình hình và liên tục có nhiều tin, bài, ý kiến, bình luận thực sự là thông tin chính thống, định hướng dư luận, chứ không chần chừ đứng ngoài cuộc. Đó là sự chuyển biến rất đáng ghi nhận. * TRẦN VĂN LÊ HÀ (cán bộ hưu trí phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM): Cải tiến để tờ báo “trẻ” hơn
Gần đây, báo đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực trong việc đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đặc biệt đối với các vụ việc nhạy cảm, phức tạp, báo đã kịp thời cung cấp thông tin phản hồi của các cơ quan chức năng mang tính định hướng, góp phần ổn định dư luận xã hội. Phóng viên của báo đã xông xáo phát hiện, đấu tranh kiên quyết với nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực nhũng nhiễu, với những loạt bài ấn tượng, hấp dẫn. Hiện nay, nhiều trang mạng, báo điện tử chạy theo thị hiếu, xem nhẹ chức năng định hướng, chuyên khai thác các chuyện tình-tiền-tù-tội và những chuyện nhảm nhí với mức độ dày đặc, miêu tả quá chi tiết các hành vi tội ác và giật gân để câu view. Trong thực trạng bát nháo đó, có thể ghi nhận những nội dung như vậy không hề xuất hiện trên báo SGGP. Song, để tờ báo của Đảng bộ TPHCM không còn là “tờ báo chỉ dành cho người già, giới hưu trí” như cách nói đùa của nhiều người, những người làm báo SGGP cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để tờ báo ngày càng “trẻ hơn”.
---------------------------------------------
Chiến sĩ trên mặt trận ấy!
Cách đây 93 năm, khi cho ra đời bản in đầu tiên Báo Thanh niên - tiếng nói của tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, Bác Hồ đã nói rõ tôn chỉ, mục đích và trách nhiệm của người viết báo. Xác định báo chí là vũ khí sắc bén của công tác tư tưởng, vận động quần chúng, xây dựng thực lực cách mạng, Bác chỉ rõ, người viết báo cách mạng phải trả lời được 3 câu hỏi: “Viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào?”.
93 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Báo Thanh niên (21-6-1925), báo chí cách mạng nước ta đã không ngừng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng; không chỉ là công cụ tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng mà còn là kênh thông tin thiết yếu của đời sống xã hội, tiếng nói của các tổ chức Đảng, đoàn thể, xã hội và đặc biệt là diễn đàn của nhân dân.
Cách đây 93 năm, khi cho ra đời bản in đầu tiên Báo Thanh niên - tiếng nói của tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, Bác Hồ đã nói rõ tôn chỉ, mục đích và trách nhiệm của người viết báo. Xác định báo chí là vũ khí sắc bén của công tác tư tưởng, vận động quần chúng, xây dựng thực lực cách mạng, Bác chỉ rõ, người viết báo cách mạng phải trả lời được 3 câu hỏi: “Viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào?”.
93 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Báo Thanh niên (21-6-1925), báo chí cách mạng nước ta đã không ngừng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng; không chỉ là công cụ tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng mà còn là kênh thông tin thiết yếu của đời sống xã hội, tiếng nói của các tổ chức Đảng, đoàn thể, xã hội và đặc biệt là diễn đàn của nhân dân.
Các phóng viên báo, đài tác nghiệp tại một sự kiện. Ảnh: VIỆT DŨNG
Để làm tròn sứ mệnh nặng nề và vinh quang đó, cần có một đội ngũ những người làm báo “có tâm, có tầm”, không chỉ trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhân dân mà còn phải tinh thông nghề nghiệp, đủ trình độ hội nhập với trào lưu báo chí hiện đại của thế giới và đặc biệt phải “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”. Thực tế minh chứng, về cơ bản, đội ngũ những người làm báo ở nước ta đã vượt lên chính mình, từng bước đáp ứng tiêu chí ấy; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn không ít các cơ quan báo chí và nhà báo xa rời tôn chỉ mục đích, có nơi, có lúc giảm sút trách nhiệm chính trị, tha hóa về đạo đức, lối sống, bẻ cong ngòi bút, phương hại đến thanh danh của những người làm báo cách mạng Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, từ trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo, quản lý, cơ quan chủ quản đến cơ quan báo chí, người làm báo, nhưng theo chúng tôi việc đào tạo bồi dưỡng sử dụng người làm báo đang là một trong những vấn đề bất cập hiện nay. Trước hết, động cơ nghề nghiệp của một bộ phận người làm báo, học nghề làm báo chưa đúng đắn. Chúng tôi vừa tiến hành khảo sát về động cơ, mục đích chọn nghề làm báo của sinh viên một trường đại học. Kết quả cho thấy, trên 60% sinh viên cho rằng, chọn nghề làm báo vì nghề này đang “hot, thời thượng”, quyền lực mềm, dễ nổi tiếng, nhiều cơ hội giao du và đặc biệt dễ kiếm tiền...(!?) Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí chưa ngang tầm nhiệm vụ. Điều rõ nhất là sự nhạy bén, kịp thời trong chỉ đạo nội dung và đường lối, kế hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng những người làm báo chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thứ ba, hành lang pháp lý đối với nghề báo và người làm báo, tuy đã có nhiều cố gắng (sau gần 25 năm đã cho ra đời Luật Báo chí mới - 2016); nhưng cuộc sống phát triển không ngừng, nhất là những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, trong nước tác động đến tư tưởng, tình cảm người làm báo và người đọc báo, hệ thống văn bản pháp luật chưa cập nhật để điều chỉnh hành vi của tổ chức và cá nhân; tạo điều kiện cho báo chí phát triển một cách toàn diện. Dưới góc độ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực làm báo, chúng tôi kiến nghị: Thứ nhất, cần có chiến lược, lộ trình đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng người làm báo. Làm báo là một nghề - nghề đặc thù (và nguy hiểm) liên quan đến công tác tư tưởng, tình cảm của cộng đồng xã hội, nên cần có sự định hướng của Đảng và Nhà nước một cách toàn diện, xuyên suốt; không để phát triển một cách tự nhiên theo cơ chế thị trường. Thứ hai, cần đổi mới và thống nhất cơ cấu nội dung, giáo trình đào tạo nghề báo, theo hướng: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Rà soát và quy hoạch lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghề báo cũng như đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học về nghề làm báo theo hướng chú trọng thực tiễn, nâng cao lý luận. Thứ ba, cần có lộ trình đào tạo và đào tạo lại người làm báo, theo hướng không chỉ nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp mà còn đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ thuật hội nhập quốc tế. Đồng thời có cơ chế, chính sách tạo việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp đại học báo chí và đảm bảo đời sống của họ. Cuối cùng, đến lượt người làm báo, cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm chính trị và xã hội của nghề báo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Báo chí là một mặt trận; người làm báo là chiến sĩ trên mặt trận ấy!
TRẦN THẾ TUYỂN
Sự khiêm tốn
Ngồi bàn bên này của quán cà phê, tôi nghe tiếng cô gái bàn bên cạnh cao giọng nói chuyện điện thoại: “Làm gì mà khó khăn thế. Lãnh đạo thành phố tôi chỉ cần một cuộc điện thoại là đã có thể hẹn gặp. Chị nói lại với lãnh đạo của chị như thế nhé”. Tiếng cô gái trẻ đang “giáo huấn” ai đó qua điện thoại khiến tôi chú ý. Sau cuộc gọi, quay sang người bên cạnh, cô trề môi: “Mày xem, mình lấy ý kiến viết bài nói tốt về họ, sẵn tiện quảng bá cho mà bày đặt từ chối. Xin lỗi, nhiều đơn vị xếp hàng chờ được viết bài giới thiệu cho vài dòng còn không được, chỗ này bày đặt làm cao”. Cuộc nói chuyện của hai cô gái trẻ cho tôi biết họ đang là phóng viên của một tờ báo mạng.
Chợt nhớ đến một lần đi họp, thấy cô phóng viên có gương mặt xinh xắn đang cười cười, nói nói khi cuộc họp đã bắt đầu. Giờ giải lao, tôi hỏi chuyện, cô nói mình là phóng viên tờ báo A. Tôi hỏi thế chị H. phụ trách lĩnh vực này nghỉ rồi hay sao, cô gái nói mình là phóng viên mới được giao thay chị H. vì chị H. đã sang lĩnh vực khác do không đáp ứng được công việc. Hơn tuần sau, có dịp gặp chị H., tôi hỏi chuyện mới biết cô gái ấy là cộng tác viên được chị hướng dẫn, nhưng đi đến đâu cũng bảo mình là người thay thế chị.
Ngày chập chững bước chân vào môi trường làm báo chuyên nghiệp, tôi may mắn được gặp anh - một nhà báo lão làng được nhiều đồng nghiệp nể trọng. Lần đầu tiên có dịp được ngồi cùng nhau để trao đổi về nghiệp vụ, chuyện anh nói về nghề đều là những vấn đề vô cùng thú vị, nhưng điều tôi nhớ nhất sau buổi ấy chính là lời khuyên của anh cho người làm báo: Khiêm tốn, khiêm tốn và khiêm tốn. Anh chia sẻ, sau nhiều năm làm nghề, điều rút ra được chính là cần có sự khiêm tốn. Và anh xem đây là đức tính quan trọng của một người làm báo. Nhiều lần sau đó, hầu như trong những buổi anh em gặp mặt, anh đều nhắc lại từ này.
Thực tế trong làng báo vẫn có một số người kiêu ngạo, ảo tưởng về bản thân, muốn gặp ai thì có thể gặp. Một số phóng viên trẻ cho rằng mình có quyền đi trễ về sớm và không biết bao lần tôi bắt gặp những nhà báo ngang nhiên đi tới, đi lui khi cuộc họp vẫn đang được diễn ra.
Khi bước chân vào nghề báo, tôi hiểu con đường phía trước còn rất dài và đầy khó khăn. Để có được sự thành công thì phải vượt qua nhiều thử thách và cần học tập, rèn luyện hàng ngày. Nếu không, khó mà đến đích. Trong những năm làm báo, tôi may mắn được gặp nhiều nhà báo có tên tuổi và thấy rằng càng có danh họ càng khiêm tốn. Từ đó tôi rút ra một bài học cho bản thân mình: Càng thành công càng phải khiêm tốn.
Ngồi bàn bên này của quán cà phê, tôi nghe tiếng cô gái bàn bên cạnh cao giọng nói chuyện điện thoại: “Làm gì mà khó khăn thế. Lãnh đạo thành phố tôi chỉ cần một cuộc điện thoại là đã có thể hẹn gặp. Chị nói lại với lãnh đạo của chị như thế nhé”. Tiếng cô gái trẻ đang “giáo huấn” ai đó qua điện thoại khiến tôi chú ý. Sau cuộc gọi, quay sang người bên cạnh, cô trề môi: “Mày xem, mình lấy ý kiến viết bài nói tốt về họ, sẵn tiện quảng bá cho mà bày đặt từ chối. Xin lỗi, nhiều đơn vị xếp hàng chờ được viết bài giới thiệu cho vài dòng còn không được, chỗ này bày đặt làm cao”. Cuộc nói chuyện của hai cô gái trẻ cho tôi biết họ đang là phóng viên của một tờ báo mạng.
Chợt nhớ đến một lần đi họp, thấy cô phóng viên có gương mặt xinh xắn đang cười cười, nói nói khi cuộc họp đã bắt đầu. Giờ giải lao, tôi hỏi chuyện, cô nói mình là phóng viên tờ báo A. Tôi hỏi thế chị H. phụ trách lĩnh vực này nghỉ rồi hay sao, cô gái nói mình là phóng viên mới được giao thay chị H. vì chị H. đã sang lĩnh vực khác do không đáp ứng được công việc. Hơn tuần sau, có dịp gặp chị H., tôi hỏi chuyện mới biết cô gái ấy là cộng tác viên được chị hướng dẫn, nhưng đi đến đâu cũng bảo mình là người thay thế chị.
Ngày chập chững bước chân vào môi trường làm báo chuyên nghiệp, tôi may mắn được gặp anh - một nhà báo lão làng được nhiều đồng nghiệp nể trọng. Lần đầu tiên có dịp được ngồi cùng nhau để trao đổi về nghiệp vụ, chuyện anh nói về nghề đều là những vấn đề vô cùng thú vị, nhưng điều tôi nhớ nhất sau buổi ấy chính là lời khuyên của anh cho người làm báo: Khiêm tốn, khiêm tốn và khiêm tốn. Anh chia sẻ, sau nhiều năm làm nghề, điều rút ra được chính là cần có sự khiêm tốn. Và anh xem đây là đức tính quan trọng của một người làm báo. Nhiều lần sau đó, hầu như trong những buổi anh em gặp mặt, anh đều nhắc lại từ này.
Thực tế trong làng báo vẫn có một số người kiêu ngạo, ảo tưởng về bản thân, muốn gặp ai thì có thể gặp. Một số phóng viên trẻ cho rằng mình có quyền đi trễ về sớm và không biết bao lần tôi bắt gặp những nhà báo ngang nhiên đi tới, đi lui khi cuộc họp vẫn đang được diễn ra.
Khi bước chân vào nghề báo, tôi hiểu con đường phía trước còn rất dài và đầy khó khăn. Để có được sự thành công thì phải vượt qua nhiều thử thách và cần học tập, rèn luyện hàng ngày. Nếu không, khó mà đến đích. Trong những năm làm báo, tôi may mắn được gặp nhiều nhà báo có tên tuổi và thấy rằng càng có danh họ càng khiêm tốn. Từ đó tôi rút ra một bài học cho bản thân mình: Càng thành công càng phải khiêm tốn.
THÁI PHƯƠNG