Nhiều công trình quan trọng thay đổi bộ mặt cảnh quan, ghi dấu ấn về sự phát triển kinh tế tại TPHCM có sự đóng góp của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình |
Luật Đấu thầu 2023 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời tạo dựng nền tảng pháp lý mới, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất nhằm xây dựng môi trường đấu thầu cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, hiệu quả cho cả cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. Luật Đấu thầu 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2024.
Đồng thời, cũng trong ngày đầu tháng 11, Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM đã tổ chức buổi hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, hỗ trợ trao đổi tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn với sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp tại TPHCM.
Đội ngũ kỹ sư, CB-CNV Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình |
Tại hội nghị này, ông Lê Văn Nam, Tổng Giám đốc Hòa Bình đã kiến nghị và góp ý với lãnh đạo thành phố 3 vấn đề. Cụ thể:
1. Trong giai đoạn khó khăn Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giảm thuế/bảo hiểm, giãn thuế/bảo hiểm… để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, sớm khôi phục và bình ổn hoạt động kinh doanh, hay nói cách khác phải có chính sách “nuôi dưỡng nguồn thu” để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng.
2. Góp ý vào việc sửa đổi 3 bộ luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, nên đồng bộ 3 bộ luật này để tránh chồng chéo gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
3. Góp ý về điều chỉnh Luật Đấu thầu đối với các dự án vốn ngân sách và khuyến khích thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vốn một cách hiệu quả.