Trong đó, vấn đề đang được nhiều người quan tâm là đề xuất thay đổi độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ ở độ tuổi nào là hợp lý.
2 phương án tuổi nghỉ hưu mới
Trình bày dự thảo đề án này tại phiên họp của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội trước khi trình Hội nghị Trung ương 7, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, liên quan đến đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu, hiện nay có 2 phương án. Phương án một là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án hai là nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60, còn nam là 65, lộ trình mỗi năm chỉ điều chỉnh nâng thêm 4 tháng. Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH, 2 phương án này được khảo sát, nghiên cứu từ thực tế và có tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu nhằm không gây sốc đối với người lao động.
Còn theo ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTB-XH), hiện Bộ LĐTB-XH cũng đang xây dựng dự thảo và lấy ý kiến đóng góp cho lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động 2012 sắp tới, trong đó có những bổ sung, thay đổi về quy định tuổi nghỉ hưu theo phương án tăng tuổi nghỉ hưu và giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như hiện nay. Khi Trung ương xem xét tăng tuổi nghỉ hưu, vấn đề này tiếp tục được đưa vào Bộ luật Lao động để Quốc hội thông qua. Thời điểm này vẫn có nhiều phương án về tuổi nghỉ hưu. Có điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hay không sẽ do Trung ương xem xét quyết định và Quốc hội có ý kiến chính thức.
Hiện dư luận xã hội đang có những cách nhìn khác nhau về quy định độ tuổi nghỉ hưu. Trong đó có ý kiến cho rằng nên tăng tuổi nghỉ hưu và cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên như hiện nay, hoặc tăng nhưng tăng có lộ trình và quy định độ tuổi thích hợp.
Liên quan đến 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu mà Bộ LĐTB-XH đề xuất, ông Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, ILO ủng hộ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu một cách từ từ, mỗi năm tăng 3 tháng và bắt đầu tăng từ năm 2020. Nghĩa là đến năm 2024 mới có lớp phụ nữ đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 56 và đến năm 2028 mới có phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 57. “Việc tăng tuổi nghỉ hưu từ từ như vậy cho phép người dân và nền kinh tế điều chỉnh theo” - ông Nuno Cunha nói.
Theo đại diện ILO, tuổi thọ trung bình ở Việt Nam đang tăng và có xu hướng già hóa dân số. Ngày nay một phụ nữ Việt Nam khi đạt đến tuổi 60 thì có tuổi thọ trung bình 81,6 tuổi. Nếu nghỉ hưu ở tuổi 55 thì phụ nữ Việt Nam sẽ nhận lương hưu trong khoảng thời gian hơn 26 năm. Trong trường hợp người này bắt đầu tham gia lao động từ 25 tuổi, tối đa có thể đóng được 30 năm thì việc đóng bảo hiểm 30 năm mà hưởng lương hưu 26 năm là điều không thể.
Còn theo dự thảo báo cáo đánh giá tác động giới của các chính sách trong đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi, Bộ LĐTB-XH cho biết, mặc dù tuổi nghỉ hưu quy định với nữ là 55 tuổi và nam là 60 tuổi nhưng trên thực tế tuổi nghỉ hưu trung bình của nam là 55,6 tuổi còn nữ là 52,6 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động vẫn tham gia làm việc sau khi nghỉ hưu có tỷ lệ cao, theo báo cáo là có 60% người cao tuổi trong độ tuổi 60-69 đang tiếp tục làm việc xuất phát từ nhu cầu tăng thêm thu nhập, tiếp tục đóng góp kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình làm việc tích lũy được.
Nên linh hoạt
Trưởng nhóm đánh giá tác động giới của Bộ luật Lao động, bà Dương Thị Thanh Mai cho biết, mong muốn tăng hoặc giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là khác nhau ở các nhóm lao động khác nhau. Trong khi các nhóm lao động thuộc khối hành chính, cơ quan nhà nước, người có trình độ cao… ủng hộ việc nâng tuổi nghỉ hưu (thậm chí đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng của nam để đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới), thì qua khảo sát mới đây, những người lao động trực tiếp như công nhân, kỹ thuật, lao động nặng nhọc, lao động ngành dệt may… đều không đồng tình với đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu. Bà Dương Thị Thanh Mai dẫn ví dụ có những người 16 tuổi đã đi làm công nhân với một công việc là xâu kim chỉ, đến 35 tuổi thì không thể làm được nữa.
Theo nhiều chuyên gia, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cũng đang diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh khi các nhà máy, xưởng sản xuất dần sử dụng máy móc, robot thay thế chân tay, giảm bớt lao động. Đặc biệt là ở nhiều nơi đang có tình trạng doanh nghiệp sa thải lao động có tuổi (từ 35 tuổi trở lên), chỉ tuyển dụng lao động trẻ. Theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH, nếu như doanh nghiệp làm ăn khó khăn thì thực tế con số không hẳn là 35 mà còn có thể trẻ hơn nữa. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Huân cũng cho rằng đứng ở góc độ kinh tế thì đây cũng là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường vì để đảm bảo năng suất lao động, các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn lao động. Việc sa thải lao động quá tuổi sẽ tác động không nhỏ đến xã hội, khi phần lớn họ đều là những lao động phổ thông, không qua đào tạo, nên sẽ rất khó tìm những công việc khác sau khi chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp.
Trước thực tế nhiều người lao động có nguyện vọng không muốn kéo dài tuổi lao động, bà Dương Thị Thanh Mai cho rằng việc quy định độ tuổi nghỉ hưu cần phải linh hoạt, không thể áp đặt một mức cho tất cả mọi người lao động. Theo đó, người muốn tiếp tục cống hiến thì để họ có quyền lựa chọn tuổi nghỉ hưu trong khung quy định phù hợp với điều kiện sức khỏe, kinh tế, hoàn cảnh gia đình hay nguyện vọng. Ngược lại, nếu một phụ nữ có sức khỏe không đảm bảo, họ có thể tự chọn tuổi nghỉ hưu từ 50 tuổi trở lên. Còn nếu họ muốn tiếp tục làm việc thì tạo điều kiện để họ cống hiến.
Kết luận cụ thể về tuổi nghỉ hưu sẽ được nêu ra bàn bạc và quyết định tại Hội nghị Trung ương 7 sẽ diễn ra trong tuần tới.
2 phương án tuổi nghỉ hưu mới
Trình bày dự thảo đề án này tại phiên họp của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội trước khi trình Hội nghị Trung ương 7, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, liên quan đến đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu, hiện nay có 2 phương án. Phương án một là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án hai là nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60, còn nam là 65, lộ trình mỗi năm chỉ điều chỉnh nâng thêm 4 tháng. Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH, 2 phương án này được khảo sát, nghiên cứu từ thực tế và có tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu nhằm không gây sốc đối với người lao động.
Còn theo ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTB-XH), hiện Bộ LĐTB-XH cũng đang xây dựng dự thảo và lấy ý kiến đóng góp cho lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động 2012 sắp tới, trong đó có những bổ sung, thay đổi về quy định tuổi nghỉ hưu theo phương án tăng tuổi nghỉ hưu và giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như hiện nay. Khi Trung ương xem xét tăng tuổi nghỉ hưu, vấn đề này tiếp tục được đưa vào Bộ luật Lao động để Quốc hội thông qua. Thời điểm này vẫn có nhiều phương án về tuổi nghỉ hưu. Có điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hay không sẽ do Trung ương xem xét quyết định và Quốc hội có ý kiến chính thức.
Hiện dư luận xã hội đang có những cách nhìn khác nhau về quy định độ tuổi nghỉ hưu. Trong đó có ý kiến cho rằng nên tăng tuổi nghỉ hưu và cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên như hiện nay, hoặc tăng nhưng tăng có lộ trình và quy định độ tuổi thích hợp.
Liên quan đến 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu mà Bộ LĐTB-XH đề xuất, ông Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, ILO ủng hộ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu một cách từ từ, mỗi năm tăng 3 tháng và bắt đầu tăng từ năm 2020. Nghĩa là đến năm 2024 mới có lớp phụ nữ đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 56 và đến năm 2028 mới có phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 57. “Việc tăng tuổi nghỉ hưu từ từ như vậy cho phép người dân và nền kinh tế điều chỉnh theo” - ông Nuno Cunha nói.
Theo đại diện ILO, tuổi thọ trung bình ở Việt Nam đang tăng và có xu hướng già hóa dân số. Ngày nay một phụ nữ Việt Nam khi đạt đến tuổi 60 thì có tuổi thọ trung bình 81,6 tuổi. Nếu nghỉ hưu ở tuổi 55 thì phụ nữ Việt Nam sẽ nhận lương hưu trong khoảng thời gian hơn 26 năm. Trong trường hợp người này bắt đầu tham gia lao động từ 25 tuổi, tối đa có thể đóng được 30 năm thì việc đóng bảo hiểm 30 năm mà hưởng lương hưu 26 năm là điều không thể.
Còn theo dự thảo báo cáo đánh giá tác động giới của các chính sách trong đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi, Bộ LĐTB-XH cho biết, mặc dù tuổi nghỉ hưu quy định với nữ là 55 tuổi và nam là 60 tuổi nhưng trên thực tế tuổi nghỉ hưu trung bình của nam là 55,6 tuổi còn nữ là 52,6 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động vẫn tham gia làm việc sau khi nghỉ hưu có tỷ lệ cao, theo báo cáo là có 60% người cao tuổi trong độ tuổi 60-69 đang tiếp tục làm việc xuất phát từ nhu cầu tăng thêm thu nhập, tiếp tục đóng góp kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình làm việc tích lũy được.
Nên linh hoạt
Trưởng nhóm đánh giá tác động giới của Bộ luật Lao động, bà Dương Thị Thanh Mai cho biết, mong muốn tăng hoặc giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là khác nhau ở các nhóm lao động khác nhau. Trong khi các nhóm lao động thuộc khối hành chính, cơ quan nhà nước, người có trình độ cao… ủng hộ việc nâng tuổi nghỉ hưu (thậm chí đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng của nam để đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới), thì qua khảo sát mới đây, những người lao động trực tiếp như công nhân, kỹ thuật, lao động nặng nhọc, lao động ngành dệt may… đều không đồng tình với đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu. Bà Dương Thị Thanh Mai dẫn ví dụ có những người 16 tuổi đã đi làm công nhân với một công việc là xâu kim chỉ, đến 35 tuổi thì không thể làm được nữa.
Theo nhiều chuyên gia, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cũng đang diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh khi các nhà máy, xưởng sản xuất dần sử dụng máy móc, robot thay thế chân tay, giảm bớt lao động. Đặc biệt là ở nhiều nơi đang có tình trạng doanh nghiệp sa thải lao động có tuổi (từ 35 tuổi trở lên), chỉ tuyển dụng lao động trẻ. Theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH, nếu như doanh nghiệp làm ăn khó khăn thì thực tế con số không hẳn là 35 mà còn có thể trẻ hơn nữa. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Huân cũng cho rằng đứng ở góc độ kinh tế thì đây cũng là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường vì để đảm bảo năng suất lao động, các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn lao động. Việc sa thải lao động quá tuổi sẽ tác động không nhỏ đến xã hội, khi phần lớn họ đều là những lao động phổ thông, không qua đào tạo, nên sẽ rất khó tìm những công việc khác sau khi chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp.
Trước thực tế nhiều người lao động có nguyện vọng không muốn kéo dài tuổi lao động, bà Dương Thị Thanh Mai cho rằng việc quy định độ tuổi nghỉ hưu cần phải linh hoạt, không thể áp đặt một mức cho tất cả mọi người lao động. Theo đó, người muốn tiếp tục cống hiến thì để họ có quyền lựa chọn tuổi nghỉ hưu trong khung quy định phù hợp với điều kiện sức khỏe, kinh tế, hoàn cảnh gia đình hay nguyện vọng. Ngược lại, nếu một phụ nữ có sức khỏe không đảm bảo, họ có thể tự chọn tuổi nghỉ hưu từ 50 tuổi trở lên. Còn nếu họ muốn tiếp tục làm việc thì tạo điều kiện để họ cống hiến.
Kết luận cụ thể về tuổi nghỉ hưu sẽ được nêu ra bàn bạc và quyết định tại Hội nghị Trung ương 7 sẽ diễn ra trong tuần tới.
Ở các quốc gia có điều kiện tương tự Việt Nam, tuổi nghỉ hưu thường là 60 (giống như với nam giới ở Việt Nam). Nhưng xu hướng tuổi nghỉ hưu đang tăng, vì tuổi thọ được nâng lên và sức khỏe của mọi người ngày càng tốt hơn. Thực tế này không chỉ diễn ra ở các nước giàu có như Nhật Bản hay các nước châu Âu mà còn ở các quốc gia xung quanh Việt Nam. Nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang tranh luận về vấn đề này và nếu tuổi nghỉ hưu chưa tăng thì cũng sẽ sớm được tăng.