Bàn giải pháp để ngành lúa gạo tham gia thị trường carbon hiệu quả

Ngày 24-8, tại TP Cần Thơ, Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo "Đối thoại đa bên về thị trường carbon ngành nông nghiệp".
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia địa phương và quốc tế tập trung thảo luận các vấn đề: Chiến lược và lộ trình phát triển thị trường carbon; chia sẻ kinh nghiệm về tham gia, tiếp cận các chương trình tín chỉ carbon và các phương thức hoạt động của thị trường carbon; thảo luận các thách thức, cơ hội và hướng đi cho thị trường carbon trong ngành nông nghiệp.

ĐBSCL đang nỗ lực giúp nông dân sử dụng nguồn rơm hiệu quả hơn để giảm phát thải

ĐBSCL đang nỗ lực giúp nông dân sử dụng nguồn rơm hiệu quả hơn để giảm phát thải

Tiến sĩ Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN-NT), chia sẻ: "Gần đây, tín chỉ carbon là chủ đề thu hút sự quan tâm rất lớn của các bên. Cả thị trường carbon tự nguyện và các chương trình giao dịch carbon nội bộ đều cần có khung pháp lý và quy trình vận hành cần được chuẩn hóa".

Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các bên liên quan trao đổi kiến thức, thông tin và kinh nghiệm, góp phần giúp ngành lúa gạo chuẩn bị tốt hơn cho việc tham gia vào thị trường carbon trong nước và quốc tế”. Còn theo Tiến sĩ Katherine Nelson, nhà khoa học về biến đổi khí hậu và chuyên gia về thị trường carbon thuộc IRRI Việt Nam, chủ đề hội thảo rất phù hợp với các cam kết gần đây của Việt Nam về giảm lượng phát thải khí nhà kính từ tất cả các lĩnh vực.

Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết Giảm phát thải khí metan toàn cầu, đặt mục tiêu giảm 30% tổng lượng phát thải khí metan vào năm 2030, trong đó một phần lớn khí metan phát thải từ nông nghiệp, cụ thể là từ sản xuất lúa gạo. Hơn thế nữa, diễn đàn này cũng đóng góp cho đề án của Chính phủ về “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Tiến sĩ Nelson cho biết thêm: "IRRI đã và đang phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN-NT, Cục Trồng trọt và các cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, cũng như xác định các phương thức giúp người nông dân được hưởng lợi từ thị trường carbon trong lĩnh vực lúa gạo".

Hội thảo là cơ hội thúc đẩy thảo luận giữa đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, khu vực tư nhân và các đơn vị liên quan về các cơ hội và thách thức trong tiếp cận thị trường carbon; cũng như các quy trình đăng ký và phê duyệt dự án tín chỉ carbon trong ngành nông nghiệp.

Tin cùng chuyên mục