Tâm điểm kết nối
Thuộc khu vực được ưu tiên đầu tư, Hải Giang – Quy Nhơn thừa hưởng trọn vẹn ưu thế hạ tầng trong tiềm năng kết nối quốc tế của tỉnh Bình Định, bao gồm đường biển, đường bộ và đường hàng không.
Về đường biển, Bình Định được coi là “cánh cửa biển” cho cả khu vực với chiều dài bờ biển 134 km gồm nhiều đảo, vũng, vịnh và các cửa biển lớn. Kinh tế biển vì thế được chọn là mũi nhọn của tỉnh, nổi bật với du lịch biển và logistic gồm hệ thống các cảng nước sâu.
Trong đó bán đảo Hải Giang gần kề cảng quốc tế Quy Nhơn. Đây là cảng biển thuộc Top 4 cảng lớn nhất Việt Nam và giữ vị trí cửa ngõ ra biển Đông của khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
Các tuyến đường bộ huyết mạch đã và đang được đầu tư, nâng cấp như trục Kinh tế Nhơn Hội nối dài đến Cảng hàng không Phù Cát, Cầu Thị Nại 2 và Thị Nại 3 kết nối Nhơn Hội với các tuyến trọng điểm, quốc lộ 1A, 120 km cung đường ven biển mức đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng…
Đặc biệt, tỉnh Bình Định đề xuất sớm đầu tư xây dựng dự án tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, tuyến cao tốc có ý nghĩa tạo bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng để thúc đẩy phát triển KT-XH vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Cùng quốc lộ 19 dài hơn 240 km đã hiện hữu và đang được đầu tư nâng cấp, các tuyến đường bộ khi hoàn hiện sẽ “mở toang” cánh cửa liên kết các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, các nước láng giềng với Bình Định, kéo theo sự phát triển của hàng loạt dự án du lịch, bất động sản, khu đô thị và công nghiệp.
Về đường hàng không, sân bay Phù Cát đang nhận được nhiều quan tâm từ các cấp lãnh đạo trong việc nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế với quy mô tăng gấp 3 lần, công suất dự kiến 4 triệu hành khách và 50.000 tấn hàng hóa/năm sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh thương mại - du lịch cho thành phố biển.
Trước đó, vào tháng 1-2020, sân bay Phù Cát đón chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên, sau khi nhà ga T2 hiện có diện tích gần 3.000 m2, nằm cách nhà ga T1 hơn 20 m về phía Nam đi vào khai thác. Trong kế hoạch nâng cấp và mở rộng, sân bay Phù Cát sẽ mở thêm đường bay thẳng đến các quốc gia tiềm năng. Du khách Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… có thể tới sân bay Phù Cát chỉ bằng một chuyến bay thẳng trong tương lai gần.
Điểm đến quốc tế hội tụ du khách toàn cầu
Khi nhắc về Quy Nhơn, PGS.TS. Trần Đình Thiên từng nhiều lần nhấn mạnh rằng, thành phố biển của vùng đất Bình Định có lợi thế lớn về tài nguyên, con người, bản sắc văn hóa để phát triển du lịch hiện đại, trở thành điểm đến có sức cạnh tranh toàn cầu.
Theo ông Trần Đình Thiên, đặt trong bối cảnh quốc tế hiện nay, du lịch Quy Nhơn đang có nhiều động lực và cơ hội vươn lên, trở thành một điểm đến mang tầm quốc tế. Đáng chú ý là TP Quy Nhơn có sự thay đổi nhanh theo hướng phát triển ngành du lịch đẳng cấp, khác biệt.
Một điểm sáng trong bức tranh phát triển du lịch cao cấp của Quy Nhơn, tận dụng ưu thế kết nối quốc tế đa dạng của thành phố biển là bán đảo Hải Giang với quần thể nghỉ dưỡng – vui chơi – giải trí MerryLand Quy Nhơn có tổng vốn đầu tư giai đoạn I lên tới 47.000 tỷ đồng.
MerryLand Quy Nhơn được Tập đoàn Hưng Thịnh quy hoạch phát triển là “Thành phố bán đảo du lịch thương mại đẳng cấp quốc tế”, với 15 phân khu đẳng cấp với đa dạng sản phẩm lưu trú sẵn sàng đón dòng khách lớn.
Đáng chú ý, để đảm bảo khả năng khai thác vận hành đúng chuẩn quốc tế, chủ đầu tư đã hợp tác gần 20 thương hiệu và tên tuổi nổi tiếng toàn cầu như: Steelman Partnes, Marriott, Laservision... Tại bán đảo Hải Giang cũng có bến du thuyền sang trọng. Đây sẽ là nơi đón các đoàn khách lữ hành cao cấp từ siêu du thuyền lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời là điểm đến hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.