Nhậu, nhậu… và nhậu
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, anh bạn bảo rằng sau tết vô làm, nhậu hết nhà sếp đến nhà lính, rồi chưa kể các tiệc gặp gỡ bạn bè, tiệc sinh nhật, thôi nôi, đám giỗ, cho nên giờ ngồi nghĩ lại cảm thấy vợ hỏi như vậy cũng phải. “Nói đâu cho xa, mới bữa tối hôm trước họp mặt bạn bè, nhậu bí tỉ, sáng ra đi làm tự hứa với lòng là chiều sẽ không nhậu, nhưng rồi sau giờ làm, sếp kêu đi làm vài ve rồi về, không thể từ chối, nên cũng cố gắng đi…”, anh bạn thật thà nói. Anh bạn còn kể nhậu nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, bị bệnh viêm họng, ho, quyết không nhậu, nhưng sau giờ làm bạn bè cứ rủ: “Ra ngồi nói chuyện chơi, ăn bồi bổ sức khỏe thôi, không nhậu cũng được…” nên thôi kệ “đi cho bạn bè vui, ngồi chơi chút về”. Khi tới quán nhậu, lúc đầu bạn bè cho dưỡng sức uống nước ngọt, nhưng sau lại “làm một lon bia đi”, thế là “ok”. Mà khổ nỗi, sau lon thứ nhất, là đến lon thứ hai, thứ ba… cứ thế tăng dần.
Khi nhắc đến chuyện nhậu, anh Đức Minh, nhà ở quận 6, kể: “Đúng là không biết nhậu thì thôi, chứ đàn ông con trai mà biết nhậu rồi cũng khổ. Mấy hôm rồi nhậu với bạn bè, đồng nghiệp, mình định nghỉ một vài hôm không nhậu, nhưng rồi chiều đi làm về, ông anh hàng xóm làm mồi, sang nhà kéo qua nhậu, mình không thể từ chối, nên cũng làm hết vài lon bia mới xin phép về nghỉ được”. Thậm chí, có những trường hợp trốn ở quán nhậu, cuối cùng lại nhậu… tại nhà của mình. “Tôi từ chối nhậu với bạn bè, đồng nghiệp và kể cả sếp, nhưng rồi trên đường đi làm về, em vợ điện thoại rằng đã mua bia và mồi đến nhà nhậu với anh vài lon, đang đứng trước nhà. Vậy là lại nhậu nữa, chứ sao từ chối được…”, anh Trí Toàn (nhà ở quận Tân Bình, TPHCM), chia sẻ.
Đâu là ưu tiên số 1?
Trong xã hội, có không ít trường hợp vị nể, không thể nói không với bạn bè mà dễ nhậu thường xuyên, lơ là việc chăm lo gia đình, con cái, nên dẫn đến những hệ quả khôn lường. Thậm chí có những trường hợp, chồng nhậu, vợ buông xuôi, con hư hỏng, gia đình tan vỡ. Cho nên, nói theo chị Thu Hằng, nhà ở quận Bình Thạnh, TPHCM, thì “không ai cấm đàn ông nhậu, nhưng nhậu cũng phải có chừng mực, biết giữ sức khỏe và cùng vợ lo cho con cái, chứ không phải bỏ mặc vợ con làm gì thì làm, rồi cứ đi nhậu miết được”. Nhưng rồi cũng có người bảo rằng, nhậu thế nào là chừng mực? Có thể, mỗi người chồng, người cha sẽ tự có câu trả lời cho mình, nhưng dù thế nào, trước hết phải biết điểm dừng đúng lúc. Nói như một ông anh của người viết bài này thì theo “kinh nghiệm” của anh, dù bạn bè có rủ rê nhậu thế nào, nhưng anh luôn phải đảm bảo công việc và đưa đón con học hành. Theo anh, đó là 2 điều tiên quyết mà anh luôn tự đặt ra cho chính mình và thường xuyên chia sẻ với bạn bè về điều này. Tại sao vậy? “Nếu không đảm bảo hoàn thành công việc, tiền đâu để lo cho cuộc sống gia đình, con cái học hành và kể cả… tiền nhậu? Kế đến, nếu không phụ vợ đưa đón con, sau giờ làm, cứ mải đi nhậu, bỏ mặc vợ lo, chắc chắn gia đình sẽ dễ xảy ra chuyện cãi nhau…”, ông anh bạn thẳng thắn.
Theo anh Duy Phương, nhà ở quận 11, trong mối quan hệ bạn bè, có nhiều hôm vì con cái mà anh cũng phải chấp nhận “hy sinh” độ nhậu của mình, mặc cho bạn bè nói sao cũng được. Anh Phương chia sẻ: “Tôi luôn ưu tiên chuyện con cái xin đưa đi nhà sách mua sách, bởi tôi muốn khuyến khích con được đọc sách nhiều hơn để thêm hiểu biết và tránh các trò chơi điện tử trên điện thoại, máy vi tính. Cho nên, huấn luyện viên của con (vợ tôi), hôm nào muốn chồng về sớm ăn cơm với gia đình hay chỉ đạo con kêu ba đưa đi nhà sách để ba không nhậu. Có lần, tôi cũng bực lắm, nhưng rồi nghĩ lại vợ con còn thương mình mới làm vậy, nên cũng nhanh chóng hết bực ngay”. Còn với anh Công Hậu, nhà ở quận Bình Tân, anh chia những ngày trong tuần ra làm 3 phần. Trong đó, phần đầu tuần, anh tập trung cho công việc được trôi chảy; phần giữa tuần sẽ sắp xếp nhậu với bạn bè, đồng nghiệp và cuối tuần sẽ dành cho gia đình. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào tình hình thực tế mà anh có những thay đổi linh hoạt, nhưng luôn ưu tiên cho công việc, gia đình, con cái rồi mới tính đến chuyện nhậu.
Rõ ràng, trong cuộc sống hiện nay, với bao mối quan hệ ngoài xã hội, việc nhậu nhẹt là khó tránh khỏi, không nhiều thì ít, nên điều quan trọng nhất là mỗi người chúng ta phải biết “tự lượng sức mình”, thu xếp sao cho không ảnh hưởng đến công việc, gia đình, con cái và nhất là sức khỏe. Chứ nếu không, chuyện nhậu cũng rất dễ ảnh hưởng xấu đến “chất lượng sống” của mỗi người!
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, anh bạn bảo rằng sau tết vô làm, nhậu hết nhà sếp đến nhà lính, rồi chưa kể các tiệc gặp gỡ bạn bè, tiệc sinh nhật, thôi nôi, đám giỗ, cho nên giờ ngồi nghĩ lại cảm thấy vợ hỏi như vậy cũng phải. “Nói đâu cho xa, mới bữa tối hôm trước họp mặt bạn bè, nhậu bí tỉ, sáng ra đi làm tự hứa với lòng là chiều sẽ không nhậu, nhưng rồi sau giờ làm, sếp kêu đi làm vài ve rồi về, không thể từ chối, nên cũng cố gắng đi…”, anh bạn thật thà nói. Anh bạn còn kể nhậu nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, bị bệnh viêm họng, ho, quyết không nhậu, nhưng sau giờ làm bạn bè cứ rủ: “Ra ngồi nói chuyện chơi, ăn bồi bổ sức khỏe thôi, không nhậu cũng được…” nên thôi kệ “đi cho bạn bè vui, ngồi chơi chút về”. Khi tới quán nhậu, lúc đầu bạn bè cho dưỡng sức uống nước ngọt, nhưng sau lại “làm một lon bia đi”, thế là “ok”. Mà khổ nỗi, sau lon thứ nhất, là đến lon thứ hai, thứ ba… cứ thế tăng dần.
Khi nhắc đến chuyện nhậu, anh Đức Minh, nhà ở quận 6, kể: “Đúng là không biết nhậu thì thôi, chứ đàn ông con trai mà biết nhậu rồi cũng khổ. Mấy hôm rồi nhậu với bạn bè, đồng nghiệp, mình định nghỉ một vài hôm không nhậu, nhưng rồi chiều đi làm về, ông anh hàng xóm làm mồi, sang nhà kéo qua nhậu, mình không thể từ chối, nên cũng làm hết vài lon bia mới xin phép về nghỉ được”. Thậm chí, có những trường hợp trốn ở quán nhậu, cuối cùng lại nhậu… tại nhà của mình. “Tôi từ chối nhậu với bạn bè, đồng nghiệp và kể cả sếp, nhưng rồi trên đường đi làm về, em vợ điện thoại rằng đã mua bia và mồi đến nhà nhậu với anh vài lon, đang đứng trước nhà. Vậy là lại nhậu nữa, chứ sao từ chối được…”, anh Trí Toàn (nhà ở quận Tân Bình, TPHCM), chia sẻ.
Đâu là ưu tiên số 1?
Trong xã hội, có không ít trường hợp vị nể, không thể nói không với bạn bè mà dễ nhậu thường xuyên, lơ là việc chăm lo gia đình, con cái, nên dẫn đến những hệ quả khôn lường. Thậm chí có những trường hợp, chồng nhậu, vợ buông xuôi, con hư hỏng, gia đình tan vỡ. Cho nên, nói theo chị Thu Hằng, nhà ở quận Bình Thạnh, TPHCM, thì “không ai cấm đàn ông nhậu, nhưng nhậu cũng phải có chừng mực, biết giữ sức khỏe và cùng vợ lo cho con cái, chứ không phải bỏ mặc vợ con làm gì thì làm, rồi cứ đi nhậu miết được”. Nhưng rồi cũng có người bảo rằng, nhậu thế nào là chừng mực? Có thể, mỗi người chồng, người cha sẽ tự có câu trả lời cho mình, nhưng dù thế nào, trước hết phải biết điểm dừng đúng lúc. Nói như một ông anh của người viết bài này thì theo “kinh nghiệm” của anh, dù bạn bè có rủ rê nhậu thế nào, nhưng anh luôn phải đảm bảo công việc và đưa đón con học hành. Theo anh, đó là 2 điều tiên quyết mà anh luôn tự đặt ra cho chính mình và thường xuyên chia sẻ với bạn bè về điều này. Tại sao vậy? “Nếu không đảm bảo hoàn thành công việc, tiền đâu để lo cho cuộc sống gia đình, con cái học hành và kể cả… tiền nhậu? Kế đến, nếu không phụ vợ đưa đón con, sau giờ làm, cứ mải đi nhậu, bỏ mặc vợ lo, chắc chắn gia đình sẽ dễ xảy ra chuyện cãi nhau…”, ông anh bạn thẳng thắn.
Theo anh Duy Phương, nhà ở quận 11, trong mối quan hệ bạn bè, có nhiều hôm vì con cái mà anh cũng phải chấp nhận “hy sinh” độ nhậu của mình, mặc cho bạn bè nói sao cũng được. Anh Phương chia sẻ: “Tôi luôn ưu tiên chuyện con cái xin đưa đi nhà sách mua sách, bởi tôi muốn khuyến khích con được đọc sách nhiều hơn để thêm hiểu biết và tránh các trò chơi điện tử trên điện thoại, máy vi tính. Cho nên, huấn luyện viên của con (vợ tôi), hôm nào muốn chồng về sớm ăn cơm với gia đình hay chỉ đạo con kêu ba đưa đi nhà sách để ba không nhậu. Có lần, tôi cũng bực lắm, nhưng rồi nghĩ lại vợ con còn thương mình mới làm vậy, nên cũng nhanh chóng hết bực ngay”. Còn với anh Công Hậu, nhà ở quận Bình Tân, anh chia những ngày trong tuần ra làm 3 phần. Trong đó, phần đầu tuần, anh tập trung cho công việc được trôi chảy; phần giữa tuần sẽ sắp xếp nhậu với bạn bè, đồng nghiệp và cuối tuần sẽ dành cho gia đình. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào tình hình thực tế mà anh có những thay đổi linh hoạt, nhưng luôn ưu tiên cho công việc, gia đình, con cái rồi mới tính đến chuyện nhậu.
Rõ ràng, trong cuộc sống hiện nay, với bao mối quan hệ ngoài xã hội, việc nhậu nhẹt là khó tránh khỏi, không nhiều thì ít, nên điều quan trọng nhất là mỗi người chúng ta phải biết “tự lượng sức mình”, thu xếp sao cho không ảnh hưởng đến công việc, gia đình, con cái và nhất là sức khỏe. Chứ nếu không, chuyện nhậu cũng rất dễ ảnh hưởng xấu đến “chất lượng sống” của mỗi người!