Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 (sửa đổi) đã bổ sung thêm nhiều nội dung mới mẻ và được nhiều người hy vọng là “liều thuốc mạnh” để kết thúc tình trạng doanh nghiệp nợ tiền BHXH. Thế nhưng, sau hơn 1 năm luật có hiệu lực (kể từ ngày 1-1-2016), tình trạng nợ tiền BHXH lại gia tăng nhức nhối nhiều hơn trước. Theo số liệu vừa được BHXH Việt Nam công bố, tính đến hết quý 1-2017, tổng số tiền nợ BHXH trên cả nước đã lên tới 14.019 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong số đó, có tới 1.400 tỷ đồng là nợ từ các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn. Đây là dạng nợ đưa vào diện “treo”, xác định không thể thu hồi và hậu quả là đang hoặc sẽ ảnh hưởng rất xấu tới quyền lợi của người lao động khi nghỉ hưu, thai sản, ốm đau bệnh tật… Cơ quan bảo hiểm cũng dẫn bằng chứng cho biết, có ít nhất hơn 193.000 người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi bởi số nợ 1.400 tỷ đồng tiền này.
Trước đây, chúng ta vẫn viện lý do không quản được nợ BHXH vì thiếu chế tài xử lý, nhưng rõ ràng luật đã bổ sung, sửa đổi mà cơ quan chức năng có trách nhiệm với quyền lợi của người lao động vẫn đang bó tay. Trong đó điểm nổi bật của Luật BHXH là quy định cho BHXH Việt Nam có quyền thanh tra các doanh nghiệp nợ BHXH có dấu hiệu vi phạm, tìm nguyên nhân chây ì, nợ đọng.
Còn tổ chức công đoàn có trách nhiệm khởi kiện các doanh nghiệp ra tòa án. Có thể không nhắc đến số doanh nghiệp nằm trong món nợ 1.400 tỷ đồng đang treo, nhưng còn hàng ngàn doanh nghiệp vẫn đang hoạt động nhưng cố tình găm tiền nợ của người lao động thì các cơ quan có trách nhiệm như công đoàn và bảo hiểm phải thể hiện rõ hành động của mình, không thể tiếp tục “giãi bày” các lý do như hiện nay. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thừa nhận sau hơn 1 năm luật có hiệu lực, vẫn chưa kiện được doanh nghiệp nào. Còn BHXH Việt Nam cho biết: cả nước có gần 500.000 doanh nghiệp đang nộp thuế nhưng chỉ có khoảng 235.000 doanh nghiệp đóng BHXH, chiếm 47%. Như vậy có tới 53% doanh nghiệp chỉ nộp thuế mà không nộp BHXH, nhưng tại sao cơ quan bảo hiểm không tổ chức thanh tra, xử phạt?
Trở lại chuyện vì sao có luật mà vi phạm về BHXH vẫn cứ gia tăng, thậm chí đã có quy định doanh nghiệp chây ỳ, chậm nộp tiền đóng BHXH thì sẽ phải chịu mức lãi suất bằng 2 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng nhưng doanh nghiệp vẫn không sợ. Trước đây, lý do chính mà các cơ quan quản lý nêu ra là do doanh nghiệp cố tình nợ đọng để chiếm dụng làm vốn thay vì đi vay ngân hàng. Tuy nhiên gần đây, tại các hội thảo bàn về giải pháp xử lý doanh nghiệp vi phạm, nhiều chuyên gia cho rằng, có một nguyên nhân không nên tránh, đó là tình trạng doanh nghiệp đang phải cõng gánh quá nhiều khoản thuế, phí và đóng góp. Chỉ riêng về tiền BHXH thì hiện doanh nghiệp đang phải đóng không phải là mức 26% (BHXH bắt buộc). Trên thực tế, con số này có thể lên tới 32,5% vì còn gộp thêm cả bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (trong đó chủ sở dụng lao động đóng 22% còn người lao động đóng 10,5% nhưng tất cả vẫn là khoản tiền doanh nghiệp bỏ ra). Đó là chưa kể 3% phí công đoàn. Và theo quy định của luật thì bắt đầu từ năm 2018, mức đóng BHXH sẽ được tính lại dựa theo các khoản thu nhập bao gồm cả tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Có nghĩa là mức đóng của doanh nghiệp sẽ tăng lên, áp lực sản xuất kinh doanh, hạch toán thu chi cũng gia tăng theo. Vì thế, các chuyên gia đề nghị Chính phủ có chính sách “khoan sức” cho doanh nghiệp. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đề nghị giãn lộ trình thực hiện quy định trên, vì mức đóng mà các doanh nghiệp đang cõng là cao nhất khu vực ASEAN. Mức đóng hợp lý chỉ nên dừng ở 20%. Tuy nhiên đứng về quyền lợi của người lao động mà nói thì khi tỷ lệ đóng, mức thu nhập căn cứ đóng BHXH tăng hơn đồng nghĩa với mức lương khi về hưu cũng cao hơn. Nhưng các doanh nghiệp không ủng hộ chủ trương này vì cho rằng nếu tăng mức đóng BHXH, thu nhập thực tế của người lao động sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ “cấn” từ chỗ này sang chỗ kia.
Vậy làm cách nào để cân bằng được quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động? Xem ra, mối quan hệ giữa tiền lương và lao động luôn phức tạp, và chỉ có một giải pháp mang tính lâu dài, chiến lược đó là thực hiện chính sách tổng thể nâng cao năng suất lao động để nâng thu nhập, triệt để cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế… Thu nhập có cao thì lương hưu mới đủ sống. Đồng thời, giải pháp trước mắt là tính toán lại mức đóng BHXH, giảm các khoản đóng góp cho doanh nghiệp, xử phạt mạnh tay các doanh nghiệp cố tình nợ đọng, thậm chí đề nghị cơ quan điều tra khởi tố các trường hợp làm sai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều người lao động.
Hiện nay, Bộ LĐTB-XH cũng đã lắng nghe tâm tư của các doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung vừa đưa ra đề xuất giảm các khoản đóng vào hai quỹ gồm bảo hiểm thất nghiệp và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tương ứng với khoảng 5.400 tỷ đồng. Qua đó có thể giảm áp lực cho doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia và đại diện các cơ quan giám sát cũng cho rằng việc giảm tỷ lệ đóng sẽ có lợi cho doanh nghiệp được “hồi sức” nhưng cũng không gây ảnh hưởng tới người lao động. Bởi vì người lao động chỉ mất quyền lợi nếu khi nghỉ hưu, các chính sách và chất lượng cuộc sống không được tốt. Và giảm cũng chỉ có tính tình thế, khi nào cần cân đối quỹ lại tăng lên sau. Cái lợi là bằng việc giảm, sẽ giúp doanh nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, thu hút được doanh nghiệp đóng BHXH đầy đủ.
Trước đây, chúng ta vẫn viện lý do không quản được nợ BHXH vì thiếu chế tài xử lý, nhưng rõ ràng luật đã bổ sung, sửa đổi mà cơ quan chức năng có trách nhiệm với quyền lợi của người lao động vẫn đang bó tay. Trong đó điểm nổi bật của Luật BHXH là quy định cho BHXH Việt Nam có quyền thanh tra các doanh nghiệp nợ BHXH có dấu hiệu vi phạm, tìm nguyên nhân chây ì, nợ đọng.
Còn tổ chức công đoàn có trách nhiệm khởi kiện các doanh nghiệp ra tòa án. Có thể không nhắc đến số doanh nghiệp nằm trong món nợ 1.400 tỷ đồng đang treo, nhưng còn hàng ngàn doanh nghiệp vẫn đang hoạt động nhưng cố tình găm tiền nợ của người lao động thì các cơ quan có trách nhiệm như công đoàn và bảo hiểm phải thể hiện rõ hành động của mình, không thể tiếp tục “giãi bày” các lý do như hiện nay. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thừa nhận sau hơn 1 năm luật có hiệu lực, vẫn chưa kiện được doanh nghiệp nào. Còn BHXH Việt Nam cho biết: cả nước có gần 500.000 doanh nghiệp đang nộp thuế nhưng chỉ có khoảng 235.000 doanh nghiệp đóng BHXH, chiếm 47%. Như vậy có tới 53% doanh nghiệp chỉ nộp thuế mà không nộp BHXH, nhưng tại sao cơ quan bảo hiểm không tổ chức thanh tra, xử phạt?
Trở lại chuyện vì sao có luật mà vi phạm về BHXH vẫn cứ gia tăng, thậm chí đã có quy định doanh nghiệp chây ỳ, chậm nộp tiền đóng BHXH thì sẽ phải chịu mức lãi suất bằng 2 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng nhưng doanh nghiệp vẫn không sợ. Trước đây, lý do chính mà các cơ quan quản lý nêu ra là do doanh nghiệp cố tình nợ đọng để chiếm dụng làm vốn thay vì đi vay ngân hàng. Tuy nhiên gần đây, tại các hội thảo bàn về giải pháp xử lý doanh nghiệp vi phạm, nhiều chuyên gia cho rằng, có một nguyên nhân không nên tránh, đó là tình trạng doanh nghiệp đang phải cõng gánh quá nhiều khoản thuế, phí và đóng góp. Chỉ riêng về tiền BHXH thì hiện doanh nghiệp đang phải đóng không phải là mức 26% (BHXH bắt buộc). Trên thực tế, con số này có thể lên tới 32,5% vì còn gộp thêm cả bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (trong đó chủ sở dụng lao động đóng 22% còn người lao động đóng 10,5% nhưng tất cả vẫn là khoản tiền doanh nghiệp bỏ ra). Đó là chưa kể 3% phí công đoàn. Và theo quy định của luật thì bắt đầu từ năm 2018, mức đóng BHXH sẽ được tính lại dựa theo các khoản thu nhập bao gồm cả tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Có nghĩa là mức đóng của doanh nghiệp sẽ tăng lên, áp lực sản xuất kinh doanh, hạch toán thu chi cũng gia tăng theo. Vì thế, các chuyên gia đề nghị Chính phủ có chính sách “khoan sức” cho doanh nghiệp. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đề nghị giãn lộ trình thực hiện quy định trên, vì mức đóng mà các doanh nghiệp đang cõng là cao nhất khu vực ASEAN. Mức đóng hợp lý chỉ nên dừng ở 20%. Tuy nhiên đứng về quyền lợi của người lao động mà nói thì khi tỷ lệ đóng, mức thu nhập căn cứ đóng BHXH tăng hơn đồng nghĩa với mức lương khi về hưu cũng cao hơn. Nhưng các doanh nghiệp không ủng hộ chủ trương này vì cho rằng nếu tăng mức đóng BHXH, thu nhập thực tế của người lao động sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ “cấn” từ chỗ này sang chỗ kia.
Vậy làm cách nào để cân bằng được quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động? Xem ra, mối quan hệ giữa tiền lương và lao động luôn phức tạp, và chỉ có một giải pháp mang tính lâu dài, chiến lược đó là thực hiện chính sách tổng thể nâng cao năng suất lao động để nâng thu nhập, triệt để cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế… Thu nhập có cao thì lương hưu mới đủ sống. Đồng thời, giải pháp trước mắt là tính toán lại mức đóng BHXH, giảm các khoản đóng góp cho doanh nghiệp, xử phạt mạnh tay các doanh nghiệp cố tình nợ đọng, thậm chí đề nghị cơ quan điều tra khởi tố các trường hợp làm sai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều người lao động.
Hiện nay, Bộ LĐTB-XH cũng đã lắng nghe tâm tư của các doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung vừa đưa ra đề xuất giảm các khoản đóng vào hai quỹ gồm bảo hiểm thất nghiệp và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tương ứng với khoảng 5.400 tỷ đồng. Qua đó có thể giảm áp lực cho doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia và đại diện các cơ quan giám sát cũng cho rằng việc giảm tỷ lệ đóng sẽ có lợi cho doanh nghiệp được “hồi sức” nhưng cũng không gây ảnh hưởng tới người lao động. Bởi vì người lao động chỉ mất quyền lợi nếu khi nghỉ hưu, các chính sách và chất lượng cuộc sống không được tốt. Và giảm cũng chỉ có tính tình thế, khi nào cần cân đối quỹ lại tăng lên sau. Cái lợi là bằng việc giảm, sẽ giúp doanh nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, thu hút được doanh nghiệp đóng BHXH đầy đủ.