Bài học về sự hồi sinh của Làng Nủ truyền cảm hứng cho học sinh tại TPHCM

Sáng 3-3, tại buổi sinh hoạt dưới cờ, hơn 800 học sinh Trường THCS Trần Phú (quận 10) đã có những phút lắng lòng đầy xúc động khi được giao lưu, lắng nghe những chia sẻ của 6 người dân đến từ thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). 

Đây là lần đầu tiên học sinh tại TPHCM trực tiếp giao lưu, lắng nghe chia sẻ từ những nhân chứng còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng của cơn bão Yagi (xảy ra vào giữa tháng 9-2024) quét qua thôn Làng Nủ.

5935037b0027b179e836.jpg

Bước qua ký ức đau thương

Tại buổi giao lưu, Trưởng thôn Làng Nủ là ông Hoàng Văn Diệp cho biết còn nhớ như in những ký ức kinh hoàng của buổi sáng ngày xảy ra trận lũ quét.

"Chỉ trong tích tắc, tầng tầng lớp lớp bùn, đá đổ ập xuống Làng Nủ, xóa sổ gần 40 căn nhà, làm 67 người chết và mất tích cùng rất nhiều người bị thương. Ngôi làng vốn yên bình bỗng chốc tan tác, bốn bề đều là bùn đất, máu, nước mắt và sự mất mát không thể diễn tả thành lời", Trưởng thôn Làng Nủ nhớ lại.

a9c11b9718cba995f0da.jpg
Trưởng thôn Làng Nủ Hoàng Văn Diệp nhớ lại ký ức đau thương sau trận lũ quét kinh hoàng

Đến nay, công cuộc tìm kiếm người mất tích vẫn tiếp diễn nhưng không còn hy vọng vào phép màu. Cùng với đó, nhờ có sự quan tâm rất kịp thời của các cấp chính quyền, khu làng tái định cư với 40 căn nhà mới đã nhanh chóng được bàn giao, phần nào giúp bà con nguôi ngoai và hồi sinh sau trận lũ quét.

Đại diện Thôn Làng Nủ chia sẻ, trong khu tái định cư, trường mẫu giáo và tiểu học (lớp 1, 2) đã mọc lên để trẻ em không dang dở việc đến trường.

Chị Nguyễn Thị Kim, một trong 6 nhân chứng sống tham gia buổi giao lưu, cũng là người đã mất đi 14 người thân sau trận lũ quét, bày tỏ: "Chúng tôi kể lại những ký ức kinh hoàng không phải để mang đến không khí tang thương mà muốn cho học sinh và người dân TPHCM thấy ngôi làng đã và đang hồi sinh".

24fc808383df32816bce.jpg
Học sinh Trường THCS Trần Phú chăm chú theo dõi buổi giao lưu

Trước khi trận lũ quét qua, chị Nguyễn Thị Kim là một giáo viên dạy học tại Làng Nủ. Tuy hai mẹ con chị may mắn được cứu sống nhưng chị không thể tiếp tục dạy học do sức khỏe giảm sút sau trận lũ.

Thay vào đó, chị mong muốn truyền đến các bạn học sinh câu chuyện về sự vượt khó.

"Trẻ em Làng Nủ phải vượt quãng đường hơn 7km để đến trường. Trường học của các bạn là nhà tranh, vách nứa. Mùa mưa rất lạnh và mái nhà thường xuyên bị dột.

a76cf74af41645481c07.jpg
Ánh mắt của một học sinh khi nghe chuyện kể về những người không may bị chôn vùi sau trận lũ quét

Mỗi buổi sáng, các em mang theo cơm trắng ba mẹ chuẩn bị sẵn gói trong lá cây, đốt đuốc sưởi ấm đến trường. Vất vả là thế nhưng không em nào bỏ học với khát khao có con chữ để thay đổi cuộc sống", chị Nguyễn Thị Kim chia sẻ.

Truyền động lực vượt khó cho học sinh

Giây phút lắng đọng nhất của buổi giao lưu là khi bé Hoàng Ngọc Lan (6 tuổi) - cô bé mất cả bố lẫn mẹ sau trận lũ quét, hiện đang sống cùng bà ngoại, hồn nhiên chia sẻ về mơ ước trở thành cô giáo.

Bà Hoàng Thị Thanh, năm nay 53 tuổi, bà ngoại của Hoàng Ngọc Lan cho biết, thời gian đầu Ngọc Lan chưa quen với cuộc sống không có bố mẹ bên cạnh. Tuy nhiên, nhiều tháng qua đi, với sự đùm bọc, yêu thương của người dân trong làng cũng như giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước, cô bé đã trở lại trường học để thay các bạn nhỏ không may mắn nằm lại sau trận lũ quét viết tiếp giấc mơ còn dang dở.

ed504130426cf332aa7d.jpg
Hoàng Ngọc Lan (6 tuổi) - nhân chứng sống sau trận lũ quét kinh hoàng chia sẻ ước mơ trở thành cô giáo

Sau khi lắng nghe câu chuyện đầy xúc động của Ngọc Lan, Phạm Tú An, học sinh lớp 6/6, Trường THCS Trần Phú, rưng rưng hai hàng nước mắt. Tú An hứa sẽ nỗ lực nhiều hơn trong học tập, không cho phép mình lười biếng khi ngoài kia còn nhiều bạn cùng trang lứa khát khao đến trường mà không thể thực hiện.

Cô Nguyễn Phương Mỹ Hưng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú chia sẻ, sự hồi sinh của Làng Nủ nói chung, ý chí vươn lên của mỗi người dân nói riêng sẽ là bài học quý giá cho học sinh về sự không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, buổi giao lưu còn mang ý nghĩa giáo dục học sinh lòng nhân ái, tinh thần sẻ chia, truyền thêm cảm hứng cho học sinh và giáo viên toàn trường để nỗ lực nhiều hơn trong học tập và giảng dạy.

Dịp này, Trường THCS Trần Phú trao tặng 10 triệu đồng nhằm chung tay giúp người dân Làng Nủ trở lại cuộc sống bình thường sau trận lũ quét.

Cô Ngô Ngọc Uyên, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú trao tặng phần quà 10 triệu đồng cho Trưởng thôn Làng Nủ

Cô Ngô Ngọc Uyên, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú trao tặng phần quà 10 triệu đồng cho Trưởng thôn Làng Nủ

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi nội dung giao lưu cùng các khách mời. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chọn ngành đam mê, phù hợp sở trường

Từ nay đến ngày làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, học sinh (học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đã tốt nghiệp những năm trước) không nên quá lo lắng. Với đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh để hiểu rõ quy định xét tuyển của từng trường, từng ngành và quan trọng nhất vẫn là nên xác định ngành, nghề mình có đam mê và yêu thích...

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Để giúp thí sinh trên cả nước chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025” với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND Huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa ký văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên, sau bài Xót xa khu nội trú cho học sinh, giáo viên bỏ hoang, trở thành ruộng mía, phản ánh Khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công trong nhiều năm qua. UBND huyện Sông Hinh cũng ghi nhận và cảm ơn Báo SGGP đã phản ánh vụ việc.

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.