Đặc biệt là trong quá trình vận dụng vào thực tế các chủ trương, chính sách của đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Kết quả là TPHCM hôm nay với diện mạo đô thị hiện đại, xứng tầm một trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao dịch quốc tế của nước ta.
3 lần Trung ương có nghị quyết về TPHCM
Do quá trình phát triển của lịch sử và do điều kiện tự nhiên Sài Gòn - Gia Định trước đây, TPHCM ngày nay đã là một trung tâm kinh tế, giao lưu quốc tế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Địa thế đó đã tạo nên lợi thế cho sự gắn kết phát triển về nhiều mặt của TPHCM với sự phát triển của các tỉnh thành phía Nam và cả nước. Chính vì vậy, từ năm 1981 đến nay, Bộ Chính trị đã 3 lần ban hành nghị quyết về TPHCM, bao gồm: Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 14-9-1982 (Nghị quyết 01), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18-11-2002 (Nghị quyết 20) và mới đây là Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10-8-2012 (Nghị quyết 16). Cả 3 nghị quyết quan trọng trên đều xác định TPHCM là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, thực tiễn và kết quả đạt được trong quá trình thực hiện 3 nghị quyết quan trọng trên cho thấy sự phát triển của TPHCM luôn gắn liền với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cả 4 lĩnh vực: Phân bố lực lượng sản xuất; kết cấu hạ tầng giao thông; đào tạo, chuyển dịch lao động và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đến Nghị quyết 16, dựa theo kết quả đạt được của 10 năm thực hiện Nghị quyết 20, trong định hướng nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh vai trò của TPHCM đối với khu vực: “Xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại, với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm kinh tế lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á”.
Gắn công nghiệp hóa với quản lý và phát triển đô thị
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ TPHCM luôn nhận thức rất rõ đặc điểm kinh tế của TP là nền kinh tế đô thị. Chính vì vậy, trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM luôn có sự lồng ghép giữa quy hoạch phát triển đô thị với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, qua đó gắn việc bố trí lực lượng sản xuất với cải thiện dân sinh và môi trường. Việc sử dụng quỹ đất đô thị như một nguồn lực phát triển quan trọng đã được TP vận dụng sáng tạo và có sự thay đổi để thích hợp với tình hình trong từng giai đoạn. Nếu như giai đoạn đầu thập niên 1990, TPHCM đã triển khai theo mô hình “đổi đất lấy hạ tầng”, liên doanh với nước ngoài để đầu tư khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, thì đến giai đoạn tiếp theo, phần lớn được chuyển sang mô hình giao đất, cho thuê đất để các nhà đầu tư trong nước tự xây dựng. Điển hình là một số dự án trong khu đô thị Nam Sài Gòn, dọc theo tuyến đường Nguyễn Văn Linh. Khi quy mô phát triển trên diện rộng hơn thì TP đã chuyển sang mô hình thành lập các ban quản lý khu đô thị mới để quản lý đầu tư các khu vực này…
Là đồng tác giả của nhiều đề án, chương trình đầu tư phát triển đô thị TPHCM hơn 20 năm qua, Tiến sĩ Trần Du Lịch, nguyên Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, đã có nhiều đóng góp từ lý luận đến thực tiễn mô hình đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị. Trong khi chưa có những quy định cụ thể mang tính pháp lý, TPHCM đã có những bước đi sáng tạo, tận dụng thời cơ mở cửa và hội nhập quốc tế để kêu gọi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức xã hội hóa và tận dụng kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài trong sử dụng nguồn lực cho phát triển trên các lĩnh vực của một đô thị hiện đại…
Từ thực tế và kinh nghiệm thực tiễn trên, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, đã mở ra phương thức mới trong quản lý đô thị ở TPHCM những năm qua, gắn đầu tư phát triển với trình độ quản lý phù hợp cơ chế thị trường, thay đổi từ cách thức xử lý cứng nhắc theo biện pháp hành chính qua biện pháp phù hợp với xu thế của một đô thị đang trên đà phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
3 lần Trung ương có nghị quyết về TPHCM
Do quá trình phát triển của lịch sử và do điều kiện tự nhiên Sài Gòn - Gia Định trước đây, TPHCM ngày nay đã là một trung tâm kinh tế, giao lưu quốc tế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Địa thế đó đã tạo nên lợi thế cho sự gắn kết phát triển về nhiều mặt của TPHCM với sự phát triển của các tỉnh thành phía Nam và cả nước. Chính vì vậy, từ năm 1981 đến nay, Bộ Chính trị đã 3 lần ban hành nghị quyết về TPHCM, bao gồm: Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 14-9-1982 (Nghị quyết 01), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18-11-2002 (Nghị quyết 20) và mới đây là Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10-8-2012 (Nghị quyết 16). Cả 3 nghị quyết quan trọng trên đều xác định TPHCM là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, thực tiễn và kết quả đạt được trong quá trình thực hiện 3 nghị quyết quan trọng trên cho thấy sự phát triển của TPHCM luôn gắn liền với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cả 4 lĩnh vực: Phân bố lực lượng sản xuất; kết cấu hạ tầng giao thông; đào tạo, chuyển dịch lao động và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đến Nghị quyết 16, dựa theo kết quả đạt được của 10 năm thực hiện Nghị quyết 20, trong định hướng nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh vai trò của TPHCM đối với khu vực: “Xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại, với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm kinh tế lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á”.
Gắn công nghiệp hóa với quản lý và phát triển đô thị
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ TPHCM luôn nhận thức rất rõ đặc điểm kinh tế của TP là nền kinh tế đô thị. Chính vì vậy, trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM luôn có sự lồng ghép giữa quy hoạch phát triển đô thị với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, qua đó gắn việc bố trí lực lượng sản xuất với cải thiện dân sinh và môi trường. Việc sử dụng quỹ đất đô thị như một nguồn lực phát triển quan trọng đã được TP vận dụng sáng tạo và có sự thay đổi để thích hợp với tình hình trong từng giai đoạn. Nếu như giai đoạn đầu thập niên 1990, TPHCM đã triển khai theo mô hình “đổi đất lấy hạ tầng”, liên doanh với nước ngoài để đầu tư khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, thì đến giai đoạn tiếp theo, phần lớn được chuyển sang mô hình giao đất, cho thuê đất để các nhà đầu tư trong nước tự xây dựng. Điển hình là một số dự án trong khu đô thị Nam Sài Gòn, dọc theo tuyến đường Nguyễn Văn Linh. Khi quy mô phát triển trên diện rộng hơn thì TP đã chuyển sang mô hình thành lập các ban quản lý khu đô thị mới để quản lý đầu tư các khu vực này…
Là đồng tác giả của nhiều đề án, chương trình đầu tư phát triển đô thị TPHCM hơn 20 năm qua, Tiến sĩ Trần Du Lịch, nguyên Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, đã có nhiều đóng góp từ lý luận đến thực tiễn mô hình đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị. Trong khi chưa có những quy định cụ thể mang tính pháp lý, TPHCM đã có những bước đi sáng tạo, tận dụng thời cơ mở cửa và hội nhập quốc tế để kêu gọi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức xã hội hóa và tận dụng kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài trong sử dụng nguồn lực cho phát triển trên các lĩnh vực của một đô thị hiện đại…
Từ thực tế và kinh nghiệm thực tiễn trên, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, đã mở ra phương thức mới trong quản lý đô thị ở TPHCM những năm qua, gắn đầu tư phát triển với trình độ quản lý phù hợp cơ chế thị trường, thay đổi từ cách thức xử lý cứng nhắc theo biện pháp hành chính qua biện pháp phù hợp với xu thế của một đô thị đang trên đà phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
Trong hơn 30 năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị, vị trí, vai trò của TPHCM ngày càng được khẳng định và nâng cao. Nếu năm 1991 TPHCM đóng góp 16,9% GDP cả nước, chiếm 6,3% dân số và 5,3% lao động, thì đến năm 2014 con số tương ứng là 21,6% GDP, 8,9% dân số và 7,8% lao động. So với năm 1991, quy mô dân số TP tăng gần 2 lần, nhưng nhờ sự tăng trưởng nhanh về kinh tế nên tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người đã tăng 8 lần. Nếu sự phát triển của Sài Gòn - Gia Định trong 300 năm diện tích đô thị chỉ đạt 150km2, thì trong hơn 30 năm qua, quy mô đô thị của TPHCM đã tăng lên 4 lần, với khoảng hơn 600km2 so với 2.095 km2 đất tự nhiên.