Nhìn vào hàng loạt vụ việc tiêu cực trong ngành giáo dục vừa qua, thật sự rất đau xót nhưng vẫn phải thẳng thắn thừa nhận. Dù gốc rễ không hẳn và không phải tất cả do lỗi của giáo dục, nhưng có một phần trách nhiệm lớn từ phía giáo dục con người.
Những khiếm khuyết và hạn chế
Thật ra, sự “xuống cấp về văn hóa”, “suy thoái về đạo đức” đã được đề cập đến từ vài thập niên trở lại đây, chứ không phải là một vấn đề mới mẻ của xã hội đương đại. Thời điểm trước đây, những rối loạn và lệch chuẩn ấy của đạo đức chưa có điều kiện để bùng phát một cách mãnh liệt, nhưng rõ ràng nó đã có thời kỳ “ủ bệnh” khá lâu, chờ dịp chín muồi sẽ vỡ.
Ngạn ngữ Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”. Vậy sự băng hoại, suy đồi đạo đức, lối sống phải chăng do ngành giáo dục đã lơ là trong việc bồi đắp tâm hồn cho người học mà chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức? Đánh giá công bằng thì khi hàng loạt sự cố xảy ra trong xã hội, chúng ta không nên đổ lỗi hoàn toàn cho giáo dục, cho hệ thống đào tạo sư phạm vì nguyên nhân có từ nhiều phía. Nhưng giáo dục suy cho cùng là con đường, là “công cụ” quan trọng nhất để nuôi dưỡng và bồi đắp văn hóa cho con người. Vậy mà hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay đã phơi bày quá nhiều những khiếm khuyết và hạn chế.
Trong suốt một thời gian dài, giáo dục đã không hoàn thành sứ mạng của nó là phát triển nhân cách, đạo đức cho con người vì bận tuyên truyền, cổ vũ cho những vấn đề cao siêu. Sự áp đặt một chiều này cũng giống như người ta dùng cái bơm hơi để thổi không khí vào cái bóng bay một cách nhiệt tình và thái quá, vì muốn nhanh chóng làm cho cái bóng bay kia căng tròn theo ý của riêng họ. Hậu quả là “bùm”, bong bóng vỡ ra, mọi thứ trở nên lộn xộn và bát nháo.
Sự xuống cấp đạo đức rõ ràng đã được cảnh báo từ trước, khi nền tảng căn bản tạo nên hệ thống giáo dục hiện nay chú trọng quá nhiều vào đào tạo kiến thức. Nhồi nhét cho học trò những kiến thức thi cử hàn lâm, những bài học làm giàu, mà quên đi cốt lõi tạo nên các hạt nhân, tạo thành xã hội chính là triết lý về con người, về cách đối nhân xử thế, cách ứng xử, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô. Học sinh ít được học về luân lý, ít được giáo dục về nhân cách và giá trị lớn lao của lối sống hướng thiện mà bị quay cuồng với những bài kiểm tra đánh giá năng lực, bài thi cử với kiến thức tổng quát về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mặc dù trường học nào cũng treo khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng rõ ràng khẩu hiệu đó chỉ mang tính hô hào.
Giáo dục “tính thiện”
Khi môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống văn hóa phong phú thì con người ít có nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội hay tha hóa, xuống cấp về đạo đức, lối sống. Nhưng ngay cả môi trường giáo dục được coi là trong sạch và an toàn mà vẫn đang đục lên từng ngày thì việc xã hội mất niềm tin vào giáo dục cũng là điều khó trách. Bởi vậy, mỗi người thầy phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho học sinh noi theo. Tiếc thay, đâu đó người ta vẫn thấy những cách cư xử, hành động chưa đẹp của người thầy.
Người ta bây giờ thấy ngày càng nhiều tội phạm, đáng nói hơn là những tội phạm giết người khi vừa rời ghế nhà trường, thậm chí là vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Lúc đó, người ta tự hỏi, sao không có nhà giáo nào lên tiếng, không có nhà trường nào nhận trách nhiệm về “sản phẩm lỗi” của mình? Môn đạo đức trong nhà trường bị coi nhẹ. Môn giáo dục công dân thì khá khô khan, công thức và x ơ cứng mà người lớn có khi còn không hiểu nổi, thì làm sao học sinh hiểu được? Bao nhiêu bằng chứng sờ sờ ra đấy về việc giáo dục chú trọng đến việc luyện tài mà chưa chú trọng việc rèn đức. Ông bác sĩ vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng có bằng thạc sĩ; kẻ phân xác người yêu ra thành nhiều mảnh phi tang là sinh viên của một trường đại học… Chúng ta phải tin rằng, sự tử tế có cả ở những người ít chữ, có cả ở những người chữ nhiều. Và lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để chen vào. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta chưa dạy họ làm người…
Ngành giáo dục nên có một triết lý giáo dục cho riêng mình. Cần đưa việc giáo dục tính thiện của con người để hình thành nhân cách trong những bài giảng. Chú trọng dạy học trò cách chào hỏi, kính trên nhường dưới ngay từ nhỏ, thay vì nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức vĩ mô.
Mong rằng, xã hội đừng dồn hết mọi trách nhiệm lên đôi vai của ngành giáo dục, mà mỗi gia đình phải thật sự là “pháo đài” phòng chống các loại tệ nạn xã hội, là tổ ấm tình thương, là chiếc nôi giáo dục con em mình trở thành những người con hiền thảo, những công dân có ích cho xã hội.
Và mong rằng, bài học làm người tử tế sẽ được chú trọng nhiều hơn trong giáo dục để tâm hồn người học không bị bỏ đói quá lâu.
Những khiếm khuyết và hạn chế
Thật ra, sự “xuống cấp về văn hóa”, “suy thoái về đạo đức” đã được đề cập đến từ vài thập niên trở lại đây, chứ không phải là một vấn đề mới mẻ của xã hội đương đại. Thời điểm trước đây, những rối loạn và lệch chuẩn ấy của đạo đức chưa có điều kiện để bùng phát một cách mãnh liệt, nhưng rõ ràng nó đã có thời kỳ “ủ bệnh” khá lâu, chờ dịp chín muồi sẽ vỡ.
Ngạn ngữ Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”. Vậy sự băng hoại, suy đồi đạo đức, lối sống phải chăng do ngành giáo dục đã lơ là trong việc bồi đắp tâm hồn cho người học mà chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức? Đánh giá công bằng thì khi hàng loạt sự cố xảy ra trong xã hội, chúng ta không nên đổ lỗi hoàn toàn cho giáo dục, cho hệ thống đào tạo sư phạm vì nguyên nhân có từ nhiều phía. Nhưng giáo dục suy cho cùng là con đường, là “công cụ” quan trọng nhất để nuôi dưỡng và bồi đắp văn hóa cho con người. Vậy mà hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay đã phơi bày quá nhiều những khiếm khuyết và hạn chế.
Trong suốt một thời gian dài, giáo dục đã không hoàn thành sứ mạng của nó là phát triển nhân cách, đạo đức cho con người vì bận tuyên truyền, cổ vũ cho những vấn đề cao siêu. Sự áp đặt một chiều này cũng giống như người ta dùng cái bơm hơi để thổi không khí vào cái bóng bay một cách nhiệt tình và thái quá, vì muốn nhanh chóng làm cho cái bóng bay kia căng tròn theo ý của riêng họ. Hậu quả là “bùm”, bong bóng vỡ ra, mọi thứ trở nên lộn xộn và bát nháo.
Sự xuống cấp đạo đức rõ ràng đã được cảnh báo từ trước, khi nền tảng căn bản tạo nên hệ thống giáo dục hiện nay chú trọng quá nhiều vào đào tạo kiến thức. Nhồi nhét cho học trò những kiến thức thi cử hàn lâm, những bài học làm giàu, mà quên đi cốt lõi tạo nên các hạt nhân, tạo thành xã hội chính là triết lý về con người, về cách đối nhân xử thế, cách ứng xử, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô. Học sinh ít được học về luân lý, ít được giáo dục về nhân cách và giá trị lớn lao của lối sống hướng thiện mà bị quay cuồng với những bài kiểm tra đánh giá năng lực, bài thi cử với kiến thức tổng quát về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mặc dù trường học nào cũng treo khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng rõ ràng khẩu hiệu đó chỉ mang tính hô hào.
Giáo dục “tính thiện”
Khi môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống văn hóa phong phú thì con người ít có nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội hay tha hóa, xuống cấp về đạo đức, lối sống. Nhưng ngay cả môi trường giáo dục được coi là trong sạch và an toàn mà vẫn đang đục lên từng ngày thì việc xã hội mất niềm tin vào giáo dục cũng là điều khó trách. Bởi vậy, mỗi người thầy phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho học sinh noi theo. Tiếc thay, đâu đó người ta vẫn thấy những cách cư xử, hành động chưa đẹp của người thầy.
Người ta bây giờ thấy ngày càng nhiều tội phạm, đáng nói hơn là những tội phạm giết người khi vừa rời ghế nhà trường, thậm chí là vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Lúc đó, người ta tự hỏi, sao không có nhà giáo nào lên tiếng, không có nhà trường nào nhận trách nhiệm về “sản phẩm lỗi” của mình? Môn đạo đức trong nhà trường bị coi nhẹ. Môn giáo dục công dân thì khá khô khan, công thức và x ơ cứng mà người lớn có khi còn không hiểu nổi, thì làm sao học sinh hiểu được? Bao nhiêu bằng chứng sờ sờ ra đấy về việc giáo dục chú trọng đến việc luyện tài mà chưa chú trọng việc rèn đức. Ông bác sĩ vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng có bằng thạc sĩ; kẻ phân xác người yêu ra thành nhiều mảnh phi tang là sinh viên của một trường đại học… Chúng ta phải tin rằng, sự tử tế có cả ở những người ít chữ, có cả ở những người chữ nhiều. Và lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để chen vào. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta chưa dạy họ làm người…
Ngành giáo dục nên có một triết lý giáo dục cho riêng mình. Cần đưa việc giáo dục tính thiện của con người để hình thành nhân cách trong những bài giảng. Chú trọng dạy học trò cách chào hỏi, kính trên nhường dưới ngay từ nhỏ, thay vì nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức vĩ mô.
Mong rằng, xã hội đừng dồn hết mọi trách nhiệm lên đôi vai của ngành giáo dục, mà mỗi gia đình phải thật sự là “pháo đài” phòng chống các loại tệ nạn xã hội, là tổ ấm tình thương, là chiếc nôi giáo dục con em mình trở thành những người con hiền thảo, những công dân có ích cho xã hội.
Và mong rằng, bài học làm người tử tế sẽ được chú trọng nhiều hơn trong giáo dục để tâm hồn người học không bị bỏ đói quá lâu.
Giáo dục xem người học như những chú chim non nên đã nhốt nó vào một cái lồng kín và hàng ngày chăm bẵm chúng rất cẩn thận, cố dạy cho chúng biết bay mà không dạy chúng cách sống hòa bình tử tế với bao loài động vật khác. Một lần nọ, chú chim kia được sổ lồng tung cánh bay ra bên ngoài. Trước bầu trời xanh bao la, thoạt đầu chú chim có chút ngạc nhiên nhưng ngay sau đó chú cảm thấy đây mới thật sự là thế giới của mình. Nghĩ vậy, nên chú không bao giờ quay lại cái lồng kín dù rất đẹp nhưng quá tù túng và chật chội… Giáo dục đã không giúp chú chim ấy hiểu rằng, bầu trời rộng lớn ngoài kia có bao cạm bẫy, chỉ biết bay thôi là chưa đủ.