Báo cáo đã đánh giá ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất; phân tích những vấn đề môi trường đô thị nổi cộm, đồng thời điểm lại khá rành rọt những sự cố môi trường nổi cộm trong năm 2016.
Điển hình như sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do nước thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh, đã gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường. Đến nay, sau 1 năm kể từ khi xảy ra sự cố, Chính phủ và các địa phương vẫn đang tiếp tục thực hiện giám sát chất lượng môi trường biển, hoạt động xả thải và việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của Công ty Formosa.
Ở quy mô nhỏ hơn, nhưng cận kề khu dân cư và cũng dễ nhìn thấy hơn, là vụ ô nhiễm nước sông Bưởi (Thanh Hóa) do nước thải sản xuất chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường; ô nhiễm nước sông Cẩm Đàn do khai thác khoáng sản chưa qua xử lý mà xả thẳng vào sông. Rồi cá chết diện rộng tại nhiều hồ ở thủ đô Hà Nội, đỉnh điểm là Hồ Tây; ô nhiễm môi trường do vỡ bể chứa bùn thải chì tại thị trấn Pác Miều (Cao Bằng); ô nhiễm môi trường KCN Tằng Loỏng (Lào Cai); ô nhiễm do vỡ hồ chứa nước và bùn thải trong hoạt động khai thác Titan tại Bình Thuận…
Có thể coi những sự cố môi trường này là những bài học đắt giá về kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm ngay từ đầu nguồn, cho thấy đòi hỏi bức thiết về tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố môi trường. Muốn vậy, cần có sự đánh giá thực chất và toàn diện tác động tới môi trường của các dự án ngay từ khi xây dựng, phê duyệt đầu tư, đặc biệt là các dự án có nguy cơ tác động xấu tới môi trường.
Nhìn lại dự án “nhận chìm” hàng triệu mét khối bùn thải tại khu vực biển Bình Thuận, công luận phải đặt câu hỏi: không rõ việc đánh giá tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện tại khu vực này đã được thực hiện thế nào? Tại sao một số nhà khoa học hàng đầu có tên trong danh sách nghiên cứu, khảo sát môi trường của dự án lại phản ứng gay gắt đến vậy vì bị mượn danh? Vụ việc một vị giám đốc trung tâm có liên quan bị kỷ luật mới đây chưa phải là câu trả lời thỏa đáng, vì lý do khiến ông này bị kỷ luật là vi phạm quy định về những điều cán bộ viên chức không được làm, chứ chưa phải là vì đã có kết luận về sự tắc trách hay khuất tất trong công việc mà đơn vị dưới quyền ông thực hiện. Bản đánh giá tác động môi trường của dự án “nhận chìm” bùn thải chính xác và trung thực đến đâu vẫn là một câu hỏi.
Sẽ không thừa khi lật giở lại những bài học cũ, đặc biệt là bài học ứng xử với biển cả, để thật sự thấm thía và điều chỉnh phù hợp
Điển hình như sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do nước thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh, đã gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường. Đến nay, sau 1 năm kể từ khi xảy ra sự cố, Chính phủ và các địa phương vẫn đang tiếp tục thực hiện giám sát chất lượng môi trường biển, hoạt động xả thải và việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của Công ty Formosa.
Ở quy mô nhỏ hơn, nhưng cận kề khu dân cư và cũng dễ nhìn thấy hơn, là vụ ô nhiễm nước sông Bưởi (Thanh Hóa) do nước thải sản xuất chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường; ô nhiễm nước sông Cẩm Đàn do khai thác khoáng sản chưa qua xử lý mà xả thẳng vào sông. Rồi cá chết diện rộng tại nhiều hồ ở thủ đô Hà Nội, đỉnh điểm là Hồ Tây; ô nhiễm môi trường do vỡ bể chứa bùn thải chì tại thị trấn Pác Miều (Cao Bằng); ô nhiễm môi trường KCN Tằng Loỏng (Lào Cai); ô nhiễm do vỡ hồ chứa nước và bùn thải trong hoạt động khai thác Titan tại Bình Thuận…
Có thể coi những sự cố môi trường này là những bài học đắt giá về kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm ngay từ đầu nguồn, cho thấy đòi hỏi bức thiết về tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố môi trường. Muốn vậy, cần có sự đánh giá thực chất và toàn diện tác động tới môi trường của các dự án ngay từ khi xây dựng, phê duyệt đầu tư, đặc biệt là các dự án có nguy cơ tác động xấu tới môi trường.
Nhìn lại dự án “nhận chìm” hàng triệu mét khối bùn thải tại khu vực biển Bình Thuận, công luận phải đặt câu hỏi: không rõ việc đánh giá tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện tại khu vực này đã được thực hiện thế nào? Tại sao một số nhà khoa học hàng đầu có tên trong danh sách nghiên cứu, khảo sát môi trường của dự án lại phản ứng gay gắt đến vậy vì bị mượn danh? Vụ việc một vị giám đốc trung tâm có liên quan bị kỷ luật mới đây chưa phải là câu trả lời thỏa đáng, vì lý do khiến ông này bị kỷ luật là vi phạm quy định về những điều cán bộ viên chức không được làm, chứ chưa phải là vì đã có kết luận về sự tắc trách hay khuất tất trong công việc mà đơn vị dưới quyền ông thực hiện. Bản đánh giá tác động môi trường của dự án “nhận chìm” bùn thải chính xác và trung thực đến đâu vẫn là một câu hỏi.
Sẽ không thừa khi lật giở lại những bài học cũ, đặc biệt là bài học ứng xử với biển cả, để thật sự thấm thía và điều chỉnh phù hợp