Tại TPHCM, hàng ngàn tòa nhà, chung cư cao tầng mọc lên và tòa nhà cao nhất đã lên tới 81 tầng, trong khi lực lượng PCCC chỉ được trang bị xe thang có chiều cao đến 20 tầng. Trên thực tế, nhiều nhà cao tầng còn thiếu sót về an toàn PCCC.
Xem nhẹ PCCC
Bất an về công tác PCCC là cảm giác của cư dân ở nhiều chung cư trên địa bàn TPHCM sau vụ cháy chung cư Carina Plaza vừa qua. Chung cư Rubyland (quận Tân Phú) được xếp vào hàng căn hộ cao cấp trên thị trường bất động sản, được quảng cáo có hệ thống PCCC an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, sau vụ cháy làm 13 người chết tại chung cư Carina, nhiều cư dân tại chung cư này mới giật mình cho biết họ cảm thấy không an tâm về công tác PCCC. Anh C. (ngụ Block A) nói: “Tôi đọc báo thấy nguyên nhân khiến vụ cháy tại chung cư Carina có hậu quả lớn là hệ thống cửa ngăn cháy bị kê lại, không đóng cầu thang bộ - cũng là lối thoát hiểm - nên hơi nóng và khí độc từ tầng hầm bốc lên. Chung cư chúng tôi ở có những lúc hệ thống cửa ngăn cháy cũng bị kê y như vậy. Giữa tháng 1-2018, kho chứa dụng cụ thể dục thể thao ở tầng 1 chung cư đã bị cháy vào lúc rạng sáng, khói cũng len qua những khe hở của cửa ngăn cháy lên các tầng trên, may mà không có ai bị chết vì ngạt khói. Lúc đó hệ thống báo cháy không hoạt động, tôi không hay biết gì”. Chị T. (ngụ Block B) cho biết thêm, thỉnh thoảng có thấy tập huấn PCCC cho lực lượng bảo vệ, chứ cư dân chung cư lâu nay chưa được tập huấn PCCC lần nào. “Mỗi tầng chung cư đều có tủ PCCC, nhưng nói thiệt là nếu có xảy ra cháy thì chắc... thua. Tại chúng tôi có biết cách sử dụng bình chữa cháy như thế nào đâu”, chị T. lo lắng nói.
Bên cạnh việc công tác PCCC tại các chung cư cao tầng bị xem nhẹ, một điều đáng quan tâm là nhiều cư dân cũng chưa có ý thức với các biện pháp, kỹ năng PCCC để có thể tự cứu bản thân khi đối mặt “bà hỏa”. Dù biết trang bị bình chữa cháy mini trong nhà là quan trọng, nhưng những cư dân sống tại chung cư Rubyland, chung cư Phú Thạnh (phường Phú Thạnh, quận Tân Phú), chung cư Krista (quận 2) mà chúng tôi trò chuyện đều cho biết chưa mua thiết bị này. Nghe hỏi: “Mới xảy ra vụ cháy ở chung cư Carina, anh (chị) không sợ à?”, có người ậm ừ, có người trả lời: “Biết sao bây giờ, trời kêu ai nấy dạ”(?!). Thậm chí như chị N. (ngụ chung cư Phú Thạnh) chưa từng dự các cuộc hội nghị nhân dân của chung cư nên không biết có thông báo về việc cư dân tham gia tập huấn PCCC hay không. Tại chung cư Gia Phú (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân), một số hộ dân trong chung cư đun nấu không đảm bảo an toàn PCCC, sử dụng các bình gas mini nạp sạc lại nhiều lần không đảm bảo an toàn.
Nhùng nhằng giữa nhà đầu tư - ban quản trị
Điều khiến nhiều cư dân sống tại chung cư Rubyland cảm thấy bức xúc là tòa nhà có hai ban quản lý: ban quản lý do chủ đầu tư lập ra “nắm” tầng 1 và tầng 2 (tầng thương mại), ban quản lý do ban quản trị của chung cư thuê chịu trách nhiệm từ tầng 3 trở lên (tầng căn hộ). Do vậy, khi có sự cố xảy ra (chẳng hạn như vụ cháy kho), 2 ban quản lý đổ trách nhiệm cho nhau. Một cư dân than: “Tôi không cần biết giữa các bên có tranh chấp gì mà có đến 2 ban quản lý, nhưng phải đảm bảo sự an toàn cho những người ở đây chứ”.
Đặc biệt, hàng loạt chung cư không đảm bảo an toàn PCCC do không có sự thống nhất giữa chủ đầu tư và ban quản lý chung cư. Mới đây, Cảnh sát PCCC quận Bình Tân kiểm tra chung cư Thiên An (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân), phát hiện các thiết bị, phương tiện PCCC không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Nguyên nhân là do chủ đầu tư chưa chuyển lại kinh phí cho ban quản trị nên không có kinh phí đầu tư duy trì hoạt động, hệ thống phương tiện PCCC. Tương tự, chung cư Nhất Lan (phường Tân Tạo, quận Bình Tân), chủ đầu tư đã sử dụng hết kinh phí, không có kinh phí bàn giao lại cho ban quản trị để bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện PCCC do đó phải vận động kinh phí người dân tại chung cư.
Tại chung cư Tân Tạo (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân), hiện tại hệ thống báo cháy, bơm chữa cháy, hệ thống tăng áp buồng thang hư hỏng… do chưa được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Tồn tại ở chung cư Tân Tạo là do chưa thành lập ban quản trị, chưa vận động và thống nhất với người dân về vấn đề kinh phí sửa chữa. Chung cư Lý Chiêu Hoàng, bình chữa cháy hết hạn sử dụng và chưa được nạp sạc lại, hệ thống PCCC chưa được thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ cũng do ban quản trị không có kinh phí hoạt động, không vận động được người dân đóng góp…
Còn tại chung cư Nguyễn Quyền (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) dù đang trong quá trình thi công, sửa chữa theo hướng dẫn của Cảnh sát PCCC TPHCM để tiến hành nghiệm thu lại theo quy định (trước đây đã tổ chức nghiệm thu nhưng chưa đạt) nhưng vẫn cho người dân vào sinh sống vi phạm quy định an toàn PCCC trong đầu tư xây dựng. Cơ quan chức năng đã kiểm tra và kiến nghị nhiều lần nhưng không có kết quả. Phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Tân đã gửi văn bản đến các cơ quan có liên quan, hiện nay trong quá trình theo dõi sát sao quá trình thực hiện các quy định an toàn PCCC của chung cư này.
Xem nhẹ PCCC
Bất an về công tác PCCC là cảm giác của cư dân ở nhiều chung cư trên địa bàn TPHCM sau vụ cháy chung cư Carina Plaza vừa qua. Chung cư Rubyland (quận Tân Phú) được xếp vào hàng căn hộ cao cấp trên thị trường bất động sản, được quảng cáo có hệ thống PCCC an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, sau vụ cháy làm 13 người chết tại chung cư Carina, nhiều cư dân tại chung cư này mới giật mình cho biết họ cảm thấy không an tâm về công tác PCCC. Anh C. (ngụ Block A) nói: “Tôi đọc báo thấy nguyên nhân khiến vụ cháy tại chung cư Carina có hậu quả lớn là hệ thống cửa ngăn cháy bị kê lại, không đóng cầu thang bộ - cũng là lối thoát hiểm - nên hơi nóng và khí độc từ tầng hầm bốc lên. Chung cư chúng tôi ở có những lúc hệ thống cửa ngăn cháy cũng bị kê y như vậy. Giữa tháng 1-2018, kho chứa dụng cụ thể dục thể thao ở tầng 1 chung cư đã bị cháy vào lúc rạng sáng, khói cũng len qua những khe hở của cửa ngăn cháy lên các tầng trên, may mà không có ai bị chết vì ngạt khói. Lúc đó hệ thống báo cháy không hoạt động, tôi không hay biết gì”. Chị T. (ngụ Block B) cho biết thêm, thỉnh thoảng có thấy tập huấn PCCC cho lực lượng bảo vệ, chứ cư dân chung cư lâu nay chưa được tập huấn PCCC lần nào. “Mỗi tầng chung cư đều có tủ PCCC, nhưng nói thiệt là nếu có xảy ra cháy thì chắc... thua. Tại chúng tôi có biết cách sử dụng bình chữa cháy như thế nào đâu”, chị T. lo lắng nói.
Bên cạnh việc công tác PCCC tại các chung cư cao tầng bị xem nhẹ, một điều đáng quan tâm là nhiều cư dân cũng chưa có ý thức với các biện pháp, kỹ năng PCCC để có thể tự cứu bản thân khi đối mặt “bà hỏa”. Dù biết trang bị bình chữa cháy mini trong nhà là quan trọng, nhưng những cư dân sống tại chung cư Rubyland, chung cư Phú Thạnh (phường Phú Thạnh, quận Tân Phú), chung cư Krista (quận 2) mà chúng tôi trò chuyện đều cho biết chưa mua thiết bị này. Nghe hỏi: “Mới xảy ra vụ cháy ở chung cư Carina, anh (chị) không sợ à?”, có người ậm ừ, có người trả lời: “Biết sao bây giờ, trời kêu ai nấy dạ”(?!). Thậm chí như chị N. (ngụ chung cư Phú Thạnh) chưa từng dự các cuộc hội nghị nhân dân của chung cư nên không biết có thông báo về việc cư dân tham gia tập huấn PCCC hay không. Tại chung cư Gia Phú (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân), một số hộ dân trong chung cư đun nấu không đảm bảo an toàn PCCC, sử dụng các bình gas mini nạp sạc lại nhiều lần không đảm bảo an toàn.
Nhùng nhằng giữa nhà đầu tư - ban quản trị
Điều khiến nhiều cư dân sống tại chung cư Rubyland cảm thấy bức xúc là tòa nhà có hai ban quản lý: ban quản lý do chủ đầu tư lập ra “nắm” tầng 1 và tầng 2 (tầng thương mại), ban quản lý do ban quản trị của chung cư thuê chịu trách nhiệm từ tầng 3 trở lên (tầng căn hộ). Do vậy, khi có sự cố xảy ra (chẳng hạn như vụ cháy kho), 2 ban quản lý đổ trách nhiệm cho nhau. Một cư dân than: “Tôi không cần biết giữa các bên có tranh chấp gì mà có đến 2 ban quản lý, nhưng phải đảm bảo sự an toàn cho những người ở đây chứ”.
Đặc biệt, hàng loạt chung cư không đảm bảo an toàn PCCC do không có sự thống nhất giữa chủ đầu tư và ban quản lý chung cư. Mới đây, Cảnh sát PCCC quận Bình Tân kiểm tra chung cư Thiên An (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân), phát hiện các thiết bị, phương tiện PCCC không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Nguyên nhân là do chủ đầu tư chưa chuyển lại kinh phí cho ban quản trị nên không có kinh phí đầu tư duy trì hoạt động, hệ thống phương tiện PCCC. Tương tự, chung cư Nhất Lan (phường Tân Tạo, quận Bình Tân), chủ đầu tư đã sử dụng hết kinh phí, không có kinh phí bàn giao lại cho ban quản trị để bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện PCCC do đó phải vận động kinh phí người dân tại chung cư.
Tại chung cư Tân Tạo (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân), hiện tại hệ thống báo cháy, bơm chữa cháy, hệ thống tăng áp buồng thang hư hỏng… do chưa được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Tồn tại ở chung cư Tân Tạo là do chưa thành lập ban quản trị, chưa vận động và thống nhất với người dân về vấn đề kinh phí sửa chữa. Chung cư Lý Chiêu Hoàng, bình chữa cháy hết hạn sử dụng và chưa được nạp sạc lại, hệ thống PCCC chưa được thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ cũng do ban quản trị không có kinh phí hoạt động, không vận động được người dân đóng góp…
Còn tại chung cư Nguyễn Quyền (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) dù đang trong quá trình thi công, sửa chữa theo hướng dẫn của Cảnh sát PCCC TPHCM để tiến hành nghiệm thu lại theo quy định (trước đây đã tổ chức nghiệm thu nhưng chưa đạt) nhưng vẫn cho người dân vào sinh sống vi phạm quy định an toàn PCCC trong đầu tư xây dựng. Cơ quan chức năng đã kiểm tra và kiến nghị nhiều lần nhưng không có kết quả. Phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Tân đã gửi văn bản đến các cơ quan có liên quan, hiện nay trong quá trình theo dõi sát sao quá trình thực hiện các quy định an toàn PCCC của chung cư này.
Tổng rà soát các chung cư, nhà cao tầng
Theo Phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Tân, để đảm bảo an toàn PCCC các chung cư, nhà cao tầng thì trên hành lang, lối đi, cầu thang, cửa thoát nạn không được bố trí, sắp xếp các vật tư, vật dụng, phương tiện để đảm bảo điều kiện thoát nạn khi có sự cố xảy ra. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện chữa cháy để đảm bảo hoạt động tốt và xử lý kịp thời, có hiệu quả sự cố khi mới phát sinh. Nghiêm cấm việc các hộ dân tự ý câu mắc thêm các thiết bị tiêu thụ điện dẫn đến quá tải, có thể chạm chập gây cháy.
TPHCM có trên 1.000 nhà từ 7 tầng trở lên. Các nhà cao tầng thường có số lượng người đông, công năng sử dụng phức tạp, tập trung khối lượng chất cháy lớn, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc phụ trách Cảnh sát PCCC TPHCM, cho biết, hôm nay 26-3, Cảnh sát PCCC TPHCM sẽ báo cáo UBND TP toàn diện về công tác PCCC chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn TP. Sau khi vụ cháy chung cư Carina Plaza xảy ra, Cảnh sát PCCC TPHCM cho biết đang chỉ đạo Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy khẩn trương phối hợp với các sở, ngành, quận huyện tổng rà soát các chung cư có bất cập, vi phạm các quy định về PCCC.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Tân, để đảm bảo an toàn PCCC các chung cư, nhà cao tầng thì trên hành lang, lối đi, cầu thang, cửa thoát nạn không được bố trí, sắp xếp các vật tư, vật dụng, phương tiện để đảm bảo điều kiện thoát nạn khi có sự cố xảy ra. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện chữa cháy để đảm bảo hoạt động tốt và xử lý kịp thời, có hiệu quả sự cố khi mới phát sinh. Nghiêm cấm việc các hộ dân tự ý câu mắc thêm các thiết bị tiêu thụ điện dẫn đến quá tải, có thể chạm chập gây cháy.
TPHCM có trên 1.000 nhà từ 7 tầng trở lên. Các nhà cao tầng thường có số lượng người đông, công năng sử dụng phức tạp, tập trung khối lượng chất cháy lớn, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc phụ trách Cảnh sát PCCC TPHCM, cho biết, hôm nay 26-3, Cảnh sát PCCC TPHCM sẽ báo cáo UBND TP toàn diện về công tác PCCC chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn TP. Sau khi vụ cháy chung cư Carina Plaza xảy ra, Cảnh sát PCCC TPHCM cho biết đang chỉ đạo Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy khẩn trương phối hợp với các sở, ngành, quận huyện tổng rà soát các chung cư có bất cập, vi phạm các quy định về PCCC.