Trong khi đó, các dự án bãi đậu xe của TP, nhất là các bãi đậu xe ngầm, vẫn triển khai ì ạch...
Liên tục điều chỉnh thiết kế
Dự án bãi đậu xe ngầm tại khu vực Sân khấu Trống Đồng được TP chấp thuận chủ trương đầu tư và triển khai từ năm 2010. Tuy nhiên 8 năm trôi qua, đến nay Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương (Công ty Đông Dương) mới chỉ đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nghĩa là: chưa hoàn tất phương án bồi thường, hỗ trợ di dời, cũng như chưa hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật, xin cấp phép xây dựng. Nói cách khác, đến nay dự án vẫn “án binh bất động”!
Liên tục điều chỉnh thiết kế
Dự án bãi đậu xe ngầm tại khu vực Sân khấu Trống Đồng được TP chấp thuận chủ trương đầu tư và triển khai từ năm 2010. Tuy nhiên 8 năm trôi qua, đến nay Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương (Công ty Đông Dương) mới chỉ đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nghĩa là: chưa hoàn tất phương án bồi thường, hỗ trợ di dời, cũng như chưa hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật, xin cấp phép xây dựng. Nói cách khác, đến nay dự án vẫn “án binh bất động”!
Theo thiết kế, dự án có quy mô 10 tầng, gồm 7 tầng ngầm, 3 tầng nổi. Đại diện của Công ty Đông Dương cho rằng tỷ lệ 7/3 không mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư, nên kiến nghị TP cho phép đổi thành tỷ lệ 3/7. Theo đó, có 2 cách: Giữ nguyên quy mô 10 tầng nhưng đổi lại chỉ có 3 tầng ngầm cho bãi đậu xe, 7 tầng còn lại làm dịch vụ, thương mại; Giữ nguyên 7 tầng ngầm làm nơi đậu xe, tầng nổi cho xây thêm 11 tầng (thành 14 tầng) làm cao ốc văn phòng, thương mại, dịch vụ… Cả 2 phương án trên đều không được TP chấp thuận. Bởi theo phương án 1, đẩy 4 tầng kinh doanh, dịch vụ, thương mại xuống quá sâu dưới đất sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Còn phương án 2 sẽ làm thay đổi toàn bộ công năng, mục đích của công trình. Cuối năm 2017, Công ty Đông Dương tiếp tục đề xuất chuyển đổi phần chức năng thương mại sang làm ga trung chuyển hàng không (?!).
Đối với dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám, UBND TPHCM đã ký hợp đồng BOT với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) từ năm 2009 và đã cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tháng 3-2017, Sở GTVT cùng các sở, ngành liên quan đã bàn giao ranh đất thực địa, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư và ký kết phụ lục hợp đồng. Nhà đầu tư cam kết khởi công công trình vào cuối năm 2017.
Đối với dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám, UBND TPHCM đã ký hợp đồng BOT với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) từ năm 2009 và đã cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tháng 3-2017, Sở GTVT cùng các sở, ngành liên quan đã bàn giao ranh đất thực địa, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư và ký kết phụ lục hợp đồng. Nhà đầu tư cam kết khởi công công trình vào cuối năm 2017.
Thế nhưng, đến nay IUS vẫn chưa hoàn tất các thủ tục liên quan như hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật, phương án di dời cây xanh, xin cấp phép xây dựng theo tiến độ... Trước đây IUS từng kêu gọi hợp tác đầu tư từ các đối tác khác để xây dựng Công viên Lê Văn Tám thành trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, nhưng theo quy hoạch đây là khu đất làm hạ tầng giao thông kết hợp với khoảng xanh đô thị (bãi ngầm trong công viên). Sau đó, IUS viện nhiều lý do kéo dài thời gian không triển khai dự án. Theo ông Lê Tuấn (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc IUS), chi phí đầu tư bãi đậu xe ngầm gấp 3 - 4 lần so với bãi đậu xe nổi. Do đó thời gian hoàn vốn dài, trung bình phải mất trên 50 năm, thậm chí cả 100 năm cho một dự án, trong khi giá giữ xe lại do Nhà nước quy định.
Thu hồi dự án
Chủ trương chung của TPHCM là xã hội hóa các bãi đậu xe ngầm. Theo các chuyên gia giao thông, việc dự án chậm triển khai có trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư, bởi các dự án như ở Công viên Lê Văn Tám, sân bóng đá Tao Đàn… là những vị trí thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, đất giao là đất sạch. Trong quá trình xây dựng chọn lựa công nghệ thì suất đầu tư trên địa chất TPHCM tương đối lớn, dẫn đến tỷ lệ giữa đậu xe và thương mại dịch vụ là 7/3 (70% giành cho đậu xe và 30% là cho dịch vụ), phương án tài chính thì các nhà đầu tư tự nghiên cứu và đề xuất.
Dư luận cho rằng, các nhà đầu tư đã được giao dự án bãi xe ngầm nhưng không thực hiện là do năng lực tài chính không đảm bảo, viện nhiều lý do kéo dài thời gian để tìm đối tác sang nhượng dự án. Sở GTVT cho biết, nếu các chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám và Sân khấu Trống Đồng không khẩn trương hoàn tất các thủ tục để sớm triển khai dự án, sở này sẽ báo cáo, đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với nhà đầu tư. Sau khi chấm dứt hợp đồng, Sở KH-ĐT sẽ lập thủ tục, trình tự để mời gọi nhà đầu tư khác tham gia.
Nhằm tháo gỡ vướng mắt về giá, đầu năm 2018, TP đã có sự chuyển hướng qua việc cho các nhà đầu tư bãi đậu xe ngầm tự xây dựng, trình giá giữ xe (thay vì phí do UBND TP đưa ra, HĐND TP quyết định), giống như mô hình giá giữ xe của các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại ở khu vực quận 1. Theo Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường, sở sẽ xem xét lại các phương án của các nhà đầu tư và quan điểm chung là điều hành theo hướng giá đậu xe cao dần từ ngoài vào trong, càng vào trung tâm thì giá càng cao. Sắp tới, Sở GTVT sẽ tham mưu việc điều chỉnh, để đảm bảo khu vực trung tâm TP đủ chỗ đậu xe, gắn kết với vận tải hành khách công cộng.
Nhiều chuyên gia giao thông kiến nghị cần quyết liệt thực hiện các dự án bãi đậu xe. Đối với những bãi đậu xe ngầm đã cấp phép, nếu chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính thì Nhà nước phải bỏ tiền ra làm; hình thức BOT không được thì chuyển sang đối tác công - tư PPP. Bên cạnh đó, các bãi đậu xe ngầm phải gắn với kinh tế - quốc phòng và các bãi đậu xe thông minh. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bãi đậu xe, TP cần tháo gỡ những nút thắt về giá giữ xe và xử lý dứt điểm các nhà đầu tư cố tình chây ỳ, thì mới mong bãi đậu xe sớm thành hiện thực.
Thu hồi dự án
Chủ trương chung của TPHCM là xã hội hóa các bãi đậu xe ngầm. Theo các chuyên gia giao thông, việc dự án chậm triển khai có trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư, bởi các dự án như ở Công viên Lê Văn Tám, sân bóng đá Tao Đàn… là những vị trí thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, đất giao là đất sạch. Trong quá trình xây dựng chọn lựa công nghệ thì suất đầu tư trên địa chất TPHCM tương đối lớn, dẫn đến tỷ lệ giữa đậu xe và thương mại dịch vụ là 7/3 (70% giành cho đậu xe và 30% là cho dịch vụ), phương án tài chính thì các nhà đầu tư tự nghiên cứu và đề xuất.
Dư luận cho rằng, các nhà đầu tư đã được giao dự án bãi xe ngầm nhưng không thực hiện là do năng lực tài chính không đảm bảo, viện nhiều lý do kéo dài thời gian để tìm đối tác sang nhượng dự án. Sở GTVT cho biết, nếu các chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám và Sân khấu Trống Đồng không khẩn trương hoàn tất các thủ tục để sớm triển khai dự án, sở này sẽ báo cáo, đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với nhà đầu tư. Sau khi chấm dứt hợp đồng, Sở KH-ĐT sẽ lập thủ tục, trình tự để mời gọi nhà đầu tư khác tham gia.
Nhằm tháo gỡ vướng mắt về giá, đầu năm 2018, TP đã có sự chuyển hướng qua việc cho các nhà đầu tư bãi đậu xe ngầm tự xây dựng, trình giá giữ xe (thay vì phí do UBND TP đưa ra, HĐND TP quyết định), giống như mô hình giá giữ xe của các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại ở khu vực quận 1. Theo Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường, sở sẽ xem xét lại các phương án của các nhà đầu tư và quan điểm chung là điều hành theo hướng giá đậu xe cao dần từ ngoài vào trong, càng vào trung tâm thì giá càng cao. Sắp tới, Sở GTVT sẽ tham mưu việc điều chỉnh, để đảm bảo khu vực trung tâm TP đủ chỗ đậu xe, gắn kết với vận tải hành khách công cộng.
Nhiều chuyên gia giao thông kiến nghị cần quyết liệt thực hiện các dự án bãi đậu xe. Đối với những bãi đậu xe ngầm đã cấp phép, nếu chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính thì Nhà nước phải bỏ tiền ra làm; hình thức BOT không được thì chuyển sang đối tác công - tư PPP. Bên cạnh đó, các bãi đậu xe ngầm phải gắn với kinh tế - quốc phòng và các bãi đậu xe thông minh. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bãi đậu xe, TP cần tháo gỡ những nút thắt về giá giữ xe và xử lý dứt điểm các nhà đầu tư cố tình chây ỳ, thì mới mong bãi đậu xe sớm thành hiện thực.
Theo Sở GTVT, từ trụ sở UBND TPHCM trong phạm vi bán kính 500m có khoảng 60 công trình cao tầng có từ 1 đến 5 tầng hầm để xe, với tổng diện tích khoảng 265.000m2, dự tính ngoài khả năng đáp ứng chỗ đậu xe của các tòa nhà thì có thể dành khoảng 20% cho gửi xe công cộng (ước tính khoảng 1.300 ô tô và hơn 2.700 xe gắn máy).
Theo quy hoạch tại Quyết định 6708 (năm 2012) của UBND TPHCM, khu trung tâm TP rộng 930ha có 8 bãi đậu xe ngầm. Hiện 4 bãi đậu xe ngầm đã có nhà đầu tư là tại Công viên Lê Văn Tám, sân bóng đá Tao Đàn, Sân khấu Trống Đồng, sân bóng đá Hoa Lư. Tuy nhiên, nhanh nhất phải đến năm 2019 mới có thể đưa vào khai thác (sẽ đáp ứng được khoảng 6.300 ô tô và 4.000 xe gắn máy).
Theo quy hoạch tại Quyết định 6708 (năm 2012) của UBND TPHCM, khu trung tâm TP rộng 930ha có 8 bãi đậu xe ngầm. Hiện 4 bãi đậu xe ngầm đã có nhà đầu tư là tại Công viên Lê Văn Tám, sân bóng đá Tao Đàn, Sân khấu Trống Đồng, sân bóng đá Hoa Lư. Tuy nhiên, nhanh nhất phải đến năm 2019 mới có thể đưa vào khai thác (sẽ đáp ứng được khoảng 6.300 ô tô và 4.000 xe gắn máy).