Bãi biển Đà Nẵng bị xâm thực nghiêm trọng

Những ngày qua, nhiều khu vực ở bãi biển Đà Nẵng bị sóng biển xâm thực gây sạt lở nghiêm trọng.

Ghi nhận tại khu vực bãi Mỹ Khê (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) hơn 100m bãi biển bị nước biển ăn sâu, gây sạt lở.

z6183829711604_eabca6b9f2867f3a4ea30ea0d447f231.jpg
Sóng biển xâm thực gây sập bờ kè ven biển. Ảnh: XUÂN QUỲNH
z6183829723400_7bc3b07736ad579ffe2e86d62e56ec2b.jpg
Toàn bộ gạch, xi măng bị bong tróc. Ảnh: XUÂN QUỲNH
z6183829723496_2b4102094eb7dc9d5f500e813c24b4ac.jpg
z6183829740402_fbd1ee3f61d15208b2c93a14da1af021.jpg
z6183829760020_7999d456bade40ed9e32bea539753428.jpg
z6183829777388_62ccf263815b73fdd984dfc2d1ed9b72.jpg
z6183829803107_21a015e712de6f42dcdf027a581f596b.jpg
z6183829811682_87481355e8a867028463791e5d7a0a38.jpg
Cây cối cũng bị ngã đổ. Ảnh: XUÂN QUỲNH
z6183829820546_20547b981f70c8de727e2a8082cbd9d9.jpg
Các hộ dân đã dùng cọc tre, bao cát lớn gia cố nhưng sóng biển vẫn đánh sập. Ảnh: XUÂN QUỲNH
z6183829832817_22edaff67f3ae6ba0d5b3c94382ef044.jpg
z6183829835683_e64f53c5c80a284c16493649ca747925.jpg
z6183829861841_62c44741aa1c61034ea947f8fc6263a8.jpg
z6183829866694_451f255f250be7a726d109352aa38fea.jpg
Sóng biển khoét sâu tạo thành những hàm ếch cao hơn 2m. Ảnh: XUÂN QUỲNH
z6183829872101_37776b66732f47162d924773b4cfc2ac.jpg
Sóng biển đánh sâu khiến nhiều cây dừa bật gốc. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Sóng biển khoét sâu tạo thành những hàm ếch. Các vị trí sạt lở làm ngã đổ nhiều cây dừa, hư hỏng tài sản của các tổ kinh doanh dịch vụ ven biển. Nhiều hạng mục, công trình, cây xanh bị đổ sập, khiến bãi biển trở nên nhếch nhác.

Trưa 31-12, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND quận Sơn Trà kiểm tra tình hình sạt lở bờ biển tại bãi biển Mỹ Khê.

z6183798887918_53fac4a96f79d0b55a49f5135e37a12a.jpg
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cùng lãnh đạo sở, ban, ngành kiểm tra tình hình sạt lở bờ biển tại bãi biển Mỹ Khê. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Tại buổi kiểm tra, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao Sở NN-PTNT phối hợp Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng có giải pháp khẩn cấp khắc phục tạm thời, hạn chế tình trạng sạt lở đang xảy ra, nhất là các vị trí đang bị xói lở sâu. Đồng thời, khẩn trương căng dây cảnh báo, cảnh giới tại các vị trí đang bị sạt lở, bảo đảm an toàn cho người dân và du khách. Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thành phố có giải pháp xử lý ổn định, lâu dài để bảo vệ bờ biển, nhất là tại bãi biển Mỹ Khê vì đoạn bờ biển này chưa có kè chắn sóng kiên cố.

Để ứng phó, ông Nguyễn Đăng Huy, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng cho biết, giải pháp trước mắt sẽ sử dụng các bao cát nhỏ, xếp chồng để ngăn sóng biển, hạn chế xâm thực và tránh sạt lở từ phía bờ. Về lâu dài, địa phương cũng đã có dự án xây dựng kè bê tông kiên cố để bảo vệ bờ biển và các công trình trên bờ.

Theo ông Phan Minh Hải, Phó Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng, ngay khi xảy ra tình trạng sạt lở, đơn vị đã phối hợp với các hộ kinh doanh thu dọn trang thiết bị, vật dụng và hỗ trợ các hộ kinh doanh thu dọn hiện trường. “Tình trạng sạt lở kéo dài hơn 100m, trên đoạn bãi biển T20, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà. Ước thiệt hại khoảng vài trăm triệu và có 3 cơ sở kinh doanh bị thiệt hại trực tiếp”, ông Hải cho biết.

Theo báo cáo của một số đơn vị, địa phương, đoạn bờ biển qua quận Sơn Trà đang có 3 vị trí bị sạt lở do sóng xâm thực sâu vào bãi cát. Các đoạn bờ biển ở phía Đông thành phố (quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) thường bị sạt lở hằng năm vào mùa mưa bão do gió bão và gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh. Đến mùa xuân hoặc đầu tháng 3 hằng năm, khi gió Tây Nam hoạt động thì cát được bồi lấp trở lại. Theo nhận định ban đầu, thời gian gần đây, do không khí lạnh tăng cường mạnh, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh trên biển gây sóng lớn và nước biển dâng làm sóng biển xâm thực sâu vào bãi cát, gây sạt lở một số vị trí ở bờ biển.

Mặt khác, do mùa mưa bão năm nay không xuất hiện lũ lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, dẫn đến không có lượng lớn bùn cát được vận chuyển từ đất liền ra cửa sông để bổ sung cho bờ biển.

Tin cùng chuyên mục