PHÓNG VIÊN: Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X đã đặt ra 7 chương trình đột phá nhằm phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân TP. Ông đánh giá như thế nào về kết quả sau nửa chặng đường thực hiện?
TS TRẦN DU LỊCH: Nhiều chương trình đột phá mà TP đang thực hiện có sự nối tiếp từ nhiệm kỳ trước. Đó là tập trung vào chất lượng tăng trưởng, tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Mặt khác, 7 chương trình đột phá lần này là sự tiếp nối một tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt từ Nghị quyết 20 (năm 2002), Nghị quyết 16 (năm 2012) và Kết luận 21 (2017) của Bộ Chính trị. Chính vì vậy, kết quả thực hiện 7 chương trình có ý nghĩa rất quan trọng. Các chương trình thành công hay không sẽ quyết định đến chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề phát triển đô thị của TP.
Qua quan sát của tôi, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhiều chương trình đột phá của TP còn quá dang dở. Tất nhiên, nhiều chương trình cần thực hiện trong thời gian dài, không chỉ trong một nhiệm kỳ là có thể hoàn tất. Nhưng ít ra, trong giai đoạn 2016-2020 phải đạt được những kết quả cơ bản để tạo đà cho sự phát triển tiếp theo. Đến thời điểm hiện nay, đã nửa nhiệm kỳ nhưng tôi vẫn chưa nhận thấy được mẫu hình về các kết quả đạt được ở 7 chương trình này. Do đó, nếu vẫn triển khai thực hiện như cách làm lâu nay, đến cuối nhiệm kỳ khó thể đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả còn hạn chế được nhận diện khá rõ như về vốn, về cơ chế, chính sách... Nhưng đâu là nguyên nhân chính, thưa ông?
7 chương trình đột phá mà TP đang thực hiện có nhiều nội dung đã được đặt ra từ 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, mà ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Cụ thể, từ 20 năm trước, TP đã nhìn thấy khả năng kẹt xe, ngập nước nên xác định quan điểm phát triển đa trung tâm, không hướng tâm. Nhưng thực tế, TP lại phát triển hướng tâm.
TPHCM từng thực hiện thành công chương trình di dời nhà trên và ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, từ đó thực hiện chỉnh trang, tạo ra sự thay đổi đáng kinh ngạc. Đây là mẫu hình tốt, nhưng nửa nhiệm kỳ qua, chương trình chỉnh trang đô thị hoàn toàn không tìm thấy kết quả như trước. Tương tự, trong chương trình giảm ùn tắc giao thông, hệ thống giao thông kết nối để phát huy các cảng Cát Lái (quận 2), Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) chưa được đầu tư đồng bộ, trong khi yêu cầu này được đặt ra từ khi di dời cảng biển ra khỏi nội thành. Hoặc việc đầu tư khép kín đường Vành đai 2 mang tính cấp bách hơn so với nhiều công trình khác, như cầu Thủ Thiêm 2. Thế nhưng, tính từ khi xác định đầu tư đến nay đã gần 1/4 thế kỷ, tuyến vành đai quan trọng này vẫn chưa được khép kín và đến nay, TP vẫn chưa có một tuyến đường vành đai nào cả.
Tỷ lệ ngân sách để lại cho TP thấp, nguồn lực của TP có hạn nên TP gặp khó khăn trong việc bố trí vốn thực hiện các chương trình đột phá. Tuy nhiên, điều tôi muốn nhấn mạnh là phí tổn cơ hội trong đầu tư. Có nghĩa là đứng trước nhu cầu đầu tư rất nhiều nhưng chỉ với một số vốn nhất định thì phải lựa chọn, xác định thứ tự ưu tiên và không nên đầu tư dàn trải. Điều này liên quan trực tiếp đến công tác lãnh đạo, điều hành.
Như vậy, kết quả về sự dang dở của 7 chương trình đột phá hiện nay có phần từ cơ chế, chính sách, là nguyên nhân khách quan. Nhưng nguyên nhân quan trọng không kém là chủ quan. Đó là việc triển khai thực hiện các giải pháp không đồng bộ, là việc lãnh đạo điều hành chưa có sự tập trung quyết liệt, chưa tuân thủ chặt chẽ quy hoạch...
Theo ông, TP cần phải tập trung thực hiện các giải pháp gì nhằm tạo sự chuyển biến thật sự, đảm bảo các chương trình sẽ về đích đúng như mục tiêu đề ra?
Để tạo sự thay đổi thật sự thì trước tiên, TP phải khắc phục những hạn chế, tồn tại như tôi đã phân tích trên. Cùng với đó, TP cần rà soát lại từng chương trình và xác định lộ trình thực hiện cụ thể đối với từng hạng mục, kèm theo đó nguồn lực thực hiện. Gắn với từng đầu việc đó là trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện, trong giám sát, đốc thúc tiến độ… Nếu không làm được điều này, vẫn cứ nêu ra chương trình rồi mới bàn giải pháp triển khai, mới tính đến nguồn lực thực hiện thì đến cuối nhiệm kỳ, các chương trình đột phá vẫn khó đạt được kết quả như mong muốn.
Do nguồn lực của TP là hữu hạn, nên trong những năm còn lại, TP cần chọn một số chương trình, dự án khi đầu tư sẽ tạo sự tác động lan tỏa, làm thay đổi đối với cả kinh tế, xã hội, để quyết định đầu tư. Khép kín đường Vành đai 2 là một trong các dự án cần ưu tiên lựa chọn. Cũng ở nội dung này, TP phải xem xét lại cơ chế đổi đất lấy hạ tầng. Cơ chế này phải được thực hiện một cách công khai minh bạch theo nguyên tắc dự án thì đấu thầu, đất thì đấu giá và chấm dứt ngay tình trạng “một con gà đổi vài ký muối”. Một khi đảm bảo được sự công khai minh bạch thì tôi tin rằng TP sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư đáng kể để phát triển hạ tầng.
Cuối cùng, trong quản lý, điều hành khi đã xác định được mục tiêu cụ thể đối với từng vấn đề thì phải có quyết tâm chính trị, trong đó có sự chỉ đạo tập trung, theo dõi bám sát từng mục tiêu đó để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.
Xin cảm ơn ông!
TS TRẦN DU LỊCH: Nhiều chương trình đột phá mà TP đang thực hiện có sự nối tiếp từ nhiệm kỳ trước. Đó là tập trung vào chất lượng tăng trưởng, tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Mặt khác, 7 chương trình đột phá lần này là sự tiếp nối một tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt từ Nghị quyết 20 (năm 2002), Nghị quyết 16 (năm 2012) và Kết luận 21 (2017) của Bộ Chính trị. Chính vì vậy, kết quả thực hiện 7 chương trình có ý nghĩa rất quan trọng. Các chương trình thành công hay không sẽ quyết định đến chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề phát triển đô thị của TP.
Qua quan sát của tôi, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhiều chương trình đột phá của TP còn quá dang dở. Tất nhiên, nhiều chương trình cần thực hiện trong thời gian dài, không chỉ trong một nhiệm kỳ là có thể hoàn tất. Nhưng ít ra, trong giai đoạn 2016-2020 phải đạt được những kết quả cơ bản để tạo đà cho sự phát triển tiếp theo. Đến thời điểm hiện nay, đã nửa nhiệm kỳ nhưng tôi vẫn chưa nhận thấy được mẫu hình về các kết quả đạt được ở 7 chương trình này. Do đó, nếu vẫn triển khai thực hiện như cách làm lâu nay, đến cuối nhiệm kỳ khó thể đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả còn hạn chế được nhận diện khá rõ như về vốn, về cơ chế, chính sách... Nhưng đâu là nguyên nhân chính, thưa ông?
7 chương trình đột phá mà TP đang thực hiện có nhiều nội dung đã được đặt ra từ 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, mà ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Cụ thể, từ 20 năm trước, TP đã nhìn thấy khả năng kẹt xe, ngập nước nên xác định quan điểm phát triển đa trung tâm, không hướng tâm. Nhưng thực tế, TP lại phát triển hướng tâm.
TPHCM từng thực hiện thành công chương trình di dời nhà trên và ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, từ đó thực hiện chỉnh trang, tạo ra sự thay đổi đáng kinh ngạc. Đây là mẫu hình tốt, nhưng nửa nhiệm kỳ qua, chương trình chỉnh trang đô thị hoàn toàn không tìm thấy kết quả như trước. Tương tự, trong chương trình giảm ùn tắc giao thông, hệ thống giao thông kết nối để phát huy các cảng Cát Lái (quận 2), Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) chưa được đầu tư đồng bộ, trong khi yêu cầu này được đặt ra từ khi di dời cảng biển ra khỏi nội thành. Hoặc việc đầu tư khép kín đường Vành đai 2 mang tính cấp bách hơn so với nhiều công trình khác, như cầu Thủ Thiêm 2. Thế nhưng, tính từ khi xác định đầu tư đến nay đã gần 1/4 thế kỷ, tuyến vành đai quan trọng này vẫn chưa được khép kín và đến nay, TP vẫn chưa có một tuyến đường vành đai nào cả.
Tỷ lệ ngân sách để lại cho TP thấp, nguồn lực của TP có hạn nên TP gặp khó khăn trong việc bố trí vốn thực hiện các chương trình đột phá. Tuy nhiên, điều tôi muốn nhấn mạnh là phí tổn cơ hội trong đầu tư. Có nghĩa là đứng trước nhu cầu đầu tư rất nhiều nhưng chỉ với một số vốn nhất định thì phải lựa chọn, xác định thứ tự ưu tiên và không nên đầu tư dàn trải. Điều này liên quan trực tiếp đến công tác lãnh đạo, điều hành.
Như vậy, kết quả về sự dang dở của 7 chương trình đột phá hiện nay có phần từ cơ chế, chính sách, là nguyên nhân khách quan. Nhưng nguyên nhân quan trọng không kém là chủ quan. Đó là việc triển khai thực hiện các giải pháp không đồng bộ, là việc lãnh đạo điều hành chưa có sự tập trung quyết liệt, chưa tuân thủ chặt chẽ quy hoạch...
Theo ông, TP cần phải tập trung thực hiện các giải pháp gì nhằm tạo sự chuyển biến thật sự, đảm bảo các chương trình sẽ về đích đúng như mục tiêu đề ra?
Để tạo sự thay đổi thật sự thì trước tiên, TP phải khắc phục những hạn chế, tồn tại như tôi đã phân tích trên. Cùng với đó, TP cần rà soát lại từng chương trình và xác định lộ trình thực hiện cụ thể đối với từng hạng mục, kèm theo đó nguồn lực thực hiện. Gắn với từng đầu việc đó là trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện, trong giám sát, đốc thúc tiến độ… Nếu không làm được điều này, vẫn cứ nêu ra chương trình rồi mới bàn giải pháp triển khai, mới tính đến nguồn lực thực hiện thì đến cuối nhiệm kỳ, các chương trình đột phá vẫn khó đạt được kết quả như mong muốn.
Do nguồn lực của TP là hữu hạn, nên trong những năm còn lại, TP cần chọn một số chương trình, dự án khi đầu tư sẽ tạo sự tác động lan tỏa, làm thay đổi đối với cả kinh tế, xã hội, để quyết định đầu tư. Khép kín đường Vành đai 2 là một trong các dự án cần ưu tiên lựa chọn. Cũng ở nội dung này, TP phải xem xét lại cơ chế đổi đất lấy hạ tầng. Cơ chế này phải được thực hiện một cách công khai minh bạch theo nguyên tắc dự án thì đấu thầu, đất thì đấu giá và chấm dứt ngay tình trạng “một con gà đổi vài ký muối”. Một khi đảm bảo được sự công khai minh bạch thì tôi tin rằng TP sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư đáng kể để phát triển hạ tầng.
Cuối cùng, trong quản lý, điều hành khi đã xác định được mục tiêu cụ thể đối với từng vấn đề thì phải có quyết tâm chính trị, trong đó có sự chỉ đạo tập trung, theo dõi bám sát từng mục tiêu đó để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.
Xin cảm ơn ông!