Bán doanh nghiệp hoặc mất thị phần
Trong thư gửi các đối tác trước khi bán lại cổ phần Giấy Sài Gòn cho Tập đoàn Sojitz, ông Cao Tiến Vị, nhà sáng lập Công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper), chia sẻ: Sự tham gia của đối tác mới sẽ giúp công ty phát triển vượt bậc trong thời gian tới, từ chính sách, chiến lược kinh doanh, đến quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các cam kết lâu dài. Tuy nhiên, theo góc nhìn của nhiều DN, thực tế không hẳn như vậy.
Ông Trần Hoàng Ngân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, cho biết việc phải chọn cách bán một phần cổ phần hoặc toàn bộ cổ phần của công ty là giải pháp đường cùng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, DN nội rất khó tồn tại với công nghệ lạc hậu, vốn yếu. Hiện những yếu tố cần thiết để hỗ trợ DN sản xuất trong nước phát triển bền vững là nguyên liệu, vốn đầu tư đủ để mở rộng và trở thành DN đầu tàu, có khả năng dẫn dắt chuỗi cung ứng nội địa… gần như không có. DN tự độc hành nên rất khó tồn tại.
Làn sóng đầu tư đến từ Thái Lan và Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc… với vốn và lợi thế cạnh tranh lớn khiến nhiều DN nội ngán ngại. Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, nhấn mạnh DN ngoại có nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn 1/3 giá nguyên liệu DN nội phải nhập khẩu để sản xuất; vốn đầu tư rất lớn - đủ để chi hàng triệu USD mua cổ phần DN nội. Để có thể chiếm lĩnh thị phần nội địa, nhiều DN ngoại sẵn sàng nâng chất lượng kết hợp giảm giá thành sản phẩm thấp hơn giá vốn sản xuất trong thời gian dài. Với cách này thì DN nội không cách nào có thể cạnh tranh nổi, nên buộc phải bán cổ phần hoặc bán công ty khi còn có giá.
Trong lĩnh vực nhựa, từ năm 2011, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã mua cổ phần của hơn 20 DN nhựa Việt Nam. Trong đó, SCG đã nắm gần 50% cổ phần Nhựa Bình Minh, hơn 20% cổ phần Nhựa Tiền Phong; hơn 80% cổ phần của Công ty Bao bì nhựa Tín Thành. Đại diện SCG cho biết, tập đoàn sẽ dành 5 - 6 tỷ USD trong tổng ngân sách để thực hiện thương vụ mua bán và sáp nhập tại Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, công khai bày tỏ ý định sẽ mua lại toàn bộ cổ phần của 2 công ty nhựa Bình Minh và Tiền Phong. SCG cũng đã khởi công xây dựng Nhà máy hóa dầu Long Sơn, dự kiến hoạt động năm 2023 với công suất khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu chất dẻo/năm, đủ để cung ứng toàn bộ nguồn nguyên liệu nhựa mà DN trong nước đang phải nhập khẩu.
Tương tự, trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, đã có hàng loạt thương vụ thâu tóm của DN Hàn Quốc, như: Tập đoàn CJ Cheiljedang từ mức khởi điểm mua 47,33% cổ phần của Cầu Tre, đến nay đã nắm giữ tỷ lệ 71,6%. Những thương hiệu Việt nổi tiếng như Kinh Đô, Bibica cũng lần lượt về tay các tập đoàn nước ngoài như Mondelez, Lotte…
Khó chồng khó
Có thể thấy mục tiêu của các DN nước ngoài khi chọn M&A là nhắm vào các DN nội đang nắm giữ thị phần lớn. Đơn cử như Công ty Giấy Sài Gòn, chiếm khoảng 30% thị phần giấy, trong nhóm 5 công ty lớn nhất Việt Nam. Các công ty nhựa Tín Thành, Tiền Phong, Bình Minh cũng đang có thị phần tiêu thụ gần 50% và được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn, với tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt 16% - 18%/năm. Còn các DN hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm như Kinh Đô, Bibica, Cầu Tre cũng chiếm 30% - 50% thị phần tiêu thụ nội địa.
Tại cuộc họp bàn giải pháp hỗ trợ DN trong nước phát triển diễn ra tại TPHCM vừa qua, đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, DN ngoại khi bước chân vào thị trường nội địa đã có khâu chuẩn bị rất tốt từ sản xuất đến phân phối. Họ không đi từng DN riêng lẻ. Họ đưa hệ thống phân phối vào trước, kế đến là chuỗi cung ứng đi theo. Nhà cung ứng và hệ thống phân phối cùng kết hợp vừa giảm giá thành sản phẩm (đối với nhà cung ứng) vừa giảm giá thành chiết khấu (đối với hệ thống phân phối). Mặt khác, do có tiềm lực vốn mạnh nên hệ thống phân phối đầu tư quy mô rộng, đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng từ những sản phẩm tiêu dùng nhanh, công nghiệp, sản phẩm tiện lợi… Trong khi đó, hệ thống phân phối nội lại đang gặp khó về vốn đầu tư, không được các địa phương ưu đãi đầu tư đúng mức. Hệ quả là đầu ra sản phẩm bị bó hẹp. Do vậy, DN nội đã khó càng thêm khó.
Để có thể ứng phó với làn sóng mua bán và sáp nhập hiện nay, các DN cho rằng cần kết hợp nhiều yếu tố từ cơ quan chức năng, DN và người tiêu dùng. Theo đó, cơ quan chức năng cần công bằng hơn trong chính sách ưu đãi đầu tư đối với DN nội. Tránh tình trạng chỉ tập trung ưu tiên cho DN ngoại và gây khó cho DN nội. Về chính sách hỗ trợ vốn, cần thiết phải tạo nên những DN đầu đàn, có khả năng dẫn dắt DN nhỏ và vừa tạo nên chuỗi cung ứng. Đặc biệt, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc ưu tiên cung ứng cho DN nội. Đồng thời, tăng cường kết nối, chuyển giao công nghệ giữa DN vốn đầu tư nước ngoài với DN nội, từng bước đưa DN nội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính vào thời khắc cạnh tranh gay gắt này, các DN rất mong muốn đẩy mạnh chiến dịch kêu gọi “người Việt cần ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa”. Có như vậy mới có khả năng giữ được thương hiệu Việt mạnh và vững trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, trước làn sóng mua bán và sáp nhập hiện nay.
Trong thư gửi các đối tác trước khi bán lại cổ phần Giấy Sài Gòn cho Tập đoàn Sojitz, ông Cao Tiến Vị, nhà sáng lập Công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper), chia sẻ: Sự tham gia của đối tác mới sẽ giúp công ty phát triển vượt bậc trong thời gian tới, từ chính sách, chiến lược kinh doanh, đến quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các cam kết lâu dài. Tuy nhiên, theo góc nhìn của nhiều DN, thực tế không hẳn như vậy.
Ông Trần Hoàng Ngân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, cho biết việc phải chọn cách bán một phần cổ phần hoặc toàn bộ cổ phần của công ty là giải pháp đường cùng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, DN nội rất khó tồn tại với công nghệ lạc hậu, vốn yếu. Hiện những yếu tố cần thiết để hỗ trợ DN sản xuất trong nước phát triển bền vững là nguyên liệu, vốn đầu tư đủ để mở rộng và trở thành DN đầu tàu, có khả năng dẫn dắt chuỗi cung ứng nội địa… gần như không có. DN tự độc hành nên rất khó tồn tại.
Làn sóng đầu tư đến từ Thái Lan và Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc… với vốn và lợi thế cạnh tranh lớn khiến nhiều DN nội ngán ngại. Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, nhấn mạnh DN ngoại có nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn 1/3 giá nguyên liệu DN nội phải nhập khẩu để sản xuất; vốn đầu tư rất lớn - đủ để chi hàng triệu USD mua cổ phần DN nội. Để có thể chiếm lĩnh thị phần nội địa, nhiều DN ngoại sẵn sàng nâng chất lượng kết hợp giảm giá thành sản phẩm thấp hơn giá vốn sản xuất trong thời gian dài. Với cách này thì DN nội không cách nào có thể cạnh tranh nổi, nên buộc phải bán cổ phần hoặc bán công ty khi còn có giá.
Trong lĩnh vực nhựa, từ năm 2011, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã mua cổ phần của hơn 20 DN nhựa Việt Nam. Trong đó, SCG đã nắm gần 50% cổ phần Nhựa Bình Minh, hơn 20% cổ phần Nhựa Tiền Phong; hơn 80% cổ phần của Công ty Bao bì nhựa Tín Thành. Đại diện SCG cho biết, tập đoàn sẽ dành 5 - 6 tỷ USD trong tổng ngân sách để thực hiện thương vụ mua bán và sáp nhập tại Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, công khai bày tỏ ý định sẽ mua lại toàn bộ cổ phần của 2 công ty nhựa Bình Minh và Tiền Phong. SCG cũng đã khởi công xây dựng Nhà máy hóa dầu Long Sơn, dự kiến hoạt động năm 2023 với công suất khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu chất dẻo/năm, đủ để cung ứng toàn bộ nguồn nguyên liệu nhựa mà DN trong nước đang phải nhập khẩu.
Tương tự, trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, đã có hàng loạt thương vụ thâu tóm của DN Hàn Quốc, như: Tập đoàn CJ Cheiljedang từ mức khởi điểm mua 47,33% cổ phần của Cầu Tre, đến nay đã nắm giữ tỷ lệ 71,6%. Những thương hiệu Việt nổi tiếng như Kinh Đô, Bibica cũng lần lượt về tay các tập đoàn nước ngoài như Mondelez, Lotte…
Khó chồng khó
Có thể thấy mục tiêu của các DN nước ngoài khi chọn M&A là nhắm vào các DN nội đang nắm giữ thị phần lớn. Đơn cử như Công ty Giấy Sài Gòn, chiếm khoảng 30% thị phần giấy, trong nhóm 5 công ty lớn nhất Việt Nam. Các công ty nhựa Tín Thành, Tiền Phong, Bình Minh cũng đang có thị phần tiêu thụ gần 50% và được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn, với tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt 16% - 18%/năm. Còn các DN hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm như Kinh Đô, Bibica, Cầu Tre cũng chiếm 30% - 50% thị phần tiêu thụ nội địa.
Tại cuộc họp bàn giải pháp hỗ trợ DN trong nước phát triển diễn ra tại TPHCM vừa qua, đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, DN ngoại khi bước chân vào thị trường nội địa đã có khâu chuẩn bị rất tốt từ sản xuất đến phân phối. Họ không đi từng DN riêng lẻ. Họ đưa hệ thống phân phối vào trước, kế đến là chuỗi cung ứng đi theo. Nhà cung ứng và hệ thống phân phối cùng kết hợp vừa giảm giá thành sản phẩm (đối với nhà cung ứng) vừa giảm giá thành chiết khấu (đối với hệ thống phân phối). Mặt khác, do có tiềm lực vốn mạnh nên hệ thống phân phối đầu tư quy mô rộng, đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng từ những sản phẩm tiêu dùng nhanh, công nghiệp, sản phẩm tiện lợi… Trong khi đó, hệ thống phân phối nội lại đang gặp khó về vốn đầu tư, không được các địa phương ưu đãi đầu tư đúng mức. Hệ quả là đầu ra sản phẩm bị bó hẹp. Do vậy, DN nội đã khó càng thêm khó.
Để có thể ứng phó với làn sóng mua bán và sáp nhập hiện nay, các DN cho rằng cần kết hợp nhiều yếu tố từ cơ quan chức năng, DN và người tiêu dùng. Theo đó, cơ quan chức năng cần công bằng hơn trong chính sách ưu đãi đầu tư đối với DN nội. Tránh tình trạng chỉ tập trung ưu tiên cho DN ngoại và gây khó cho DN nội. Về chính sách hỗ trợ vốn, cần thiết phải tạo nên những DN đầu đàn, có khả năng dẫn dắt DN nhỏ và vừa tạo nên chuỗi cung ứng. Đặc biệt, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc ưu tiên cung ứng cho DN nội. Đồng thời, tăng cường kết nối, chuyển giao công nghệ giữa DN vốn đầu tư nước ngoài với DN nội, từng bước đưa DN nội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính vào thời khắc cạnh tranh gay gắt này, các DN rất mong muốn đẩy mạnh chiến dịch kêu gọi “người Việt cần ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa”. Có như vậy mới có khả năng giữ được thương hiệu Việt mạnh và vững trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, trước làn sóng mua bán và sáp nhập hiện nay.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, lo lắng trước tình trạng trong 5 năm qua, những DN nội có thị phần lớn lần lượt về tay DN nước ngoài. Chưa hết, những DN có quy mô sản xuất đứng đầu các ngành hiện cũng đang là tập đoàn nước ngoài. Trong bối cảnh này, rất nhiều DN nhỏ và vừa Việt Nam đã phải tính đến giải pháp bán DN khi còn được giá. Bởi về lâu dài không thể cạnh tranh lại, mà để đến khi gần phá sản thì bán không ai mua hoặc mua với giá rất thấp.