
Một nhóm người mặc áo quần đặc chủng, tay cầm súng, vai đeo bộ đàm… không khác gì lính đặc nhiệm; một nhóm khác, cũng súng ống, đạn dược tận răng, là “thành phần khủng bố” đang “thực thi nhiệm vụ”… Tất cả vào vị trí “tác chiến”, đây là trận chiến truy tìm và tiêu diệt những phần tử khủng bố. Hai bên đánh nhau, súng nổ liên thanh, đạn bay vèo vèo, kẻ dính đạn bị loại khỏi cuộc chơi… Một trò chơi thấm đầy tính bạo lực đang âm thầm tồn tại?
Bắn nhau như thật

Dân chơi Airsoft
“Rầm rộ nhất hiện nay là Hà Nội có đội S.W.A.T Hà Nội (đặt tên theo kiểu các lực lượng cảnh sát đặc biệt của nhiều nước trên thế giới có tên là SWAT) còn TPHCM có đội B.A.T (Thiên thần đen)”. N, một thành viên của đội B.A.T nay đã “bỏ súng, về với vợ” nói về những người “yêu thích” trò đánh trận giả. Nhóm ở TPHCM do một thanh niên, hiện là chủ quán cà phê trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) dẫn dắt và nhóm này có những quy chế cho mỗi thành viên của mình một cách chặt chẽ.
Trước mỗi trận chiến, người dẫn dắt của nhóm phải kiểm tra trang bị rất kỹ, nhằm đảm bảo cho mỗi thành viên những dụng cụ an toàn cần thiết khi tham gia chơi. Trong các nội quy, điều quan trọng nhất là khuyến cáo và nghiêm cấm tất cả thành viên “không hoán đổi súng Airsoft thành súng thật”.
N cho hay, trò chơi này hấp dẫn vì khi chơi sẽ có cảm giác được cầm trong tay một thứ vũ khí hiện đại, đẹp và được bắn thoải mái vì không gây sát thương (?). Trò chơi này cho phép người chơi nhập vai và thể hiện những nhân vật mà mình ưa thích trên phim ảnh, như đặc nhiệm, lính bắn tỉa, đặc công... hoặc bất cứ loại nhân vật nào thuộc các lực lượng đối đi.ch. Những người tham gia trò chơi này gọi đây là Airsoft.
Những “trận địa” mà N đã tham gia là vào đêm khuya tại một công viên nước ở quận 7, TPHCM; rừng cao su ở Bình Dương và một địa phương giáp ranh giữa Bình Dương và Đồng Nai… Để tổ chức được một “trận địa”, đòi hỏi nhiều công sức. Những người trong đội phải đi chọn địa điểm, đi tiền trạm và có kế hoạch “hành quân” sao cho càng ít người chú ý càng tốt. Thường, địa điểm để chơi là khu đất rộng, nhà bỏ trống của các thành viên trong nhóm. Kẹt quá, họ phải chơi lén lút tại những khu vực ít người qua lại, như những khu nhà hoang, các trang trại để an toàn cho người khác cũng như đúng kế hoạch tác chiến đã vạch sẵn.
N cho biết thêm, thực tế một khẩu súng, kể cả bắn đạn nhựa cũng là vật dụng nguy hiểm. Nhà nước đã có những quy định nghiêm ngặt về tàng trữ và sử dụng vũ khí, cấm ngặt chuyện buôn bán và lưu hành thứ đồ chơi mô phỏng có tính nguy hiểm này, nhưng có cầu ắt có cung, mặt hàng này vẫn được tuồn vào trong nước, được dân chơi trận giả tìm mua.
Thể thao Airsoft?

và các loại vũ khí Airsoft
Airsoft, tiếng Việt gọi là súng hơi hạng nhẹ. Ban đầu, đây chỉ đơn thuần là một trò chơi sưu tầm mô hình các loại súng giống súng thật với mục đích trưng bày, sau này “phát triển” thành trò đánh trận giả để giải trí… với cảm giác ma.nh.
Theo các thành viên của đội S.W.A.T Hà Nội , trò đánh trận giả được du nhập vào Việt Nam có lẽ từ năm 1996, dưới dạng những khẩu súng ngắn bắn đạn nhựa, thô và rẻ tiền, bắn phát một bằng lực nén lò xo, có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập dưới dạng đồ chơi qua đường tiểu nga.ch. Dễ dàng mua được thứ đồ chơi Airsoft dạng cấp thấp, rẻ tiền (từ 15.000 - 40.000đ) ở các cửa hàng đồ chơi với kiểu dáng và chất lượng ngày càng đa dạng, từ AK, shotgun, MP5 hay Glock đến Berreta và nguồn hàng xuất phát từ biên giới phía Bắc và được cửu vạn bê qua biên giới, giấu vào các xe hàng…
N cho biết, với các loại súng trên thì trò đánh trận giả chưa thể phát triển. Thành viên của Airsoft chỉ thực sự phát triển khi loại súng bắn tự động bằng điện ra đời, khẩu súng bắn đạn nhựa giống súng thật hơn với tốc độ bắn có khi đạt tới 600-900 phát/phút. Một khẩu súng Airsoft thừa sức bắn vỡ toác chiếc xô nhựa, xuyên thủng hai thành của một lon bia rỗng và những loại súng bắn bằng ga thì tiếng nổ và sức công phá không thua súng thật là bao. Để kiểm chứng vấn đề này, N đã mang khẩu Airsoft có dạng AK 47 ra thử, quả thật sức công phá của nó không thể xem thường.
Để sở hữu khẩu súng thực sự là Airsoft, thấp nhất cũng 100 USD trở lên đối với xuất xứ Trung Quốc và không dưới 300 USD đối với xuất xứ từ Nhật, Hàn Quốc hay Đài Loan. Với những khẩu súng này, thương tích khi bị “dính đạn” là chuyện đương nhiên, nếu không trang bị kỹ. Kèm theo súng là túi đựng, trang phục, găng tay, mũ, kính bảo hộ, mặt nạ… và cũng tính tới tiền trăm đô.
Một bộ trang bị của dân chơi Airsoft - Máy bộ đàm, chừng 2 triệu; Giày: 120 ngàn đồng; Áo, quần: 250 ngàn đồng; Áo giáp đặc chủng: 250 - 300 ngàn đồng; Bộ bảo vệ đầu gối, cùi tay: gần 200 ngàn đồng; Kính, găng tay, bao trùm đầu: trên 150 ngàn đồng; Súng: Rẻ nhất là loại AK Auto của Trung Quốc: 1,7 triệu đồng. |
Những người cùng ham thích trò chơi này hợp với nhau thành nhóm. Trong từng nhóm, tùy trang bị mà được phân vào các đội khác nhau. Nếu trang bị đồng bộ thường sẽ được tham gia vào đội “thiện”, là đại diện cho các “tổ chức chính quy”; còn trang bị chưa đâu vào đâu sẽ cho vào đội “ác”, là đại diện cho quân khủng bố hay tội pha.m. Khủng bố, tội phạm ăn mặc sao chẳng được… và đội này thường phải hứng chịu thương tích nhiều hơn vì thiếu trang bị bảo vệ, N giải thích thêm như vâ.y.
Thi thoảng, các nhóm trong Nam, ngoài Bắc lại hẹn gặp nhau để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và đồ nghề. Chính vì thế những CLB ra đời, họ gọi trò chơi này là “thể thao Airsoft” (?).
Bài 2: “Hang ổ” của dân Airsoft
Bá Tân