Ngay sau khi bão đi qua, chính quyền các địa phương cùng các cấp, ngành đã huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả. Thiệt hại nặng nề
Bão số 2 sau khi vào đất liền đã suy yếu nhưng hoàn lưu bão gây mưa to đến rất to cho miền Bắc và Bắc Trung bộ. Thông tin cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương chiều cùng ngày cho biết, tổng lượng mưa hai ngày 16 và 17-7 ở Bắc bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế phổ biến từ 70-150mm; riêng các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình có lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, một số nơi có mưa đặc biệt to như tại TP Hà Tĩnh 311mm, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) 365mm, Ba Đồn (Quảng Bình) 323mm...
Theo thống kê bước đầu từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Hà Tĩnh, bão số 2 không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại nặng nề về tài sản. Cụ thể: Có 1 nhà dân và 45 kiốt bị sập đổ hoàn toàn; 45 nhà dân, 4 trường học và 1 trụ sở UBND xã bị tốc mái, hư hỏng nặng; 31 cột điện bị đổ gãy; 3.026ha lúa và 1.083ha hoa màu bị ngập, úng; 8,5ha cây ăn quả, 220ha cây lâu năm và hàng trăm cây xanh bị đổ gãy… Có 4 tàu cá bị sóng đánh chìm trong khu vực tránh, trú bão tại cảng Sơn Dương; 2 tàu cá của ngư dân xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, bị hư hỏng nặng; 31,8ha nuôi trồng thủy sản bị ngập…
Theo thống kê bước đầu từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Hà Tĩnh, bão số 2 không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại nặng nề về tài sản. Cụ thể: Có 1 nhà dân và 45 kiốt bị sập đổ hoàn toàn; 45 nhà dân, 4 trường học và 1 trụ sở UBND xã bị tốc mái, hư hỏng nặng; 31 cột điện bị đổ gãy; 3.026ha lúa và 1.083ha hoa màu bị ngập, úng; 8,5ha cây ăn quả, 220ha cây lâu năm và hàng trăm cây xanh bị đổ gãy… Có 4 tàu cá bị sóng đánh chìm trong khu vực tránh, trú bão tại cảng Sơn Dương; 2 tàu cá của ngư dân xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, bị hư hỏng nặng; 31,8ha nuôi trồng thủy sản bị ngập…
Nhiều cây xanh tại Thanh Hóa bị bật gốc
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Nghệ An, đến 17 giờ ngày 17-7, tỉnh có 1 người thiệt mạng. Đó là chị Nguyễn Thị Mai (trú phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai) bị xà mái tôn sập đè vào người.Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ 2 và Sở GTVT Nghệ An đi kiểm tra một số tuyến đường trên địa bàn huyện miền núi Quế Phong. Khi đến cầu bê tông qua suối Piệc thuộc địa phận xã Đồng Văn (huyện Quế Phong), do mưa to, đường trơn nên ô tô bán tải bị mất lái, xe trật bánh xuống cầu và bị nước lũ cuốn trôi. Hiện lực lượng cứu hộ đang tổ chức tìm kiếm.
Ngoài ra, bão số 2 làm 35 nhà bị sập, 186 nhà hư hỏng, tốc mái; 3 nhà dân phải di dời khẩn cấp, 14 nhà bị sạt lở; 156 phòng học bị hư hỏng, 1 trạm y tế bị tốc mái; trên 5.800ha lúa, trên 8.300ha bắp và rau màu bị hư hỏng,… Sau bão, gần 11.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, một số vùng vẫn chưa có điện. Ngay trong ngày 17-7, các địa phương đã huy động lực lượng thanh niên, bộ đội… xuống các vùng bị thiệt hại nặng giúp người dân dựng lại nhà cửa, vệ sinh môi trường. Cho đến chiều tối 17-7, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã cứu được 7 thuyền viên tàu chở hàng bị nạn trên vùng biển Nghệ An. Ngoài 7 thuyền viên được cứu sống, lực lượng cứu hộ cũng phát hiện 3 thi thể nghi của tàu gặp nạn. Trước đó, tàu VTB 26 chở 4.700 tấn than từ Quảng Ninh vào Nghệ An. Đêm 16-7, tàu tránh trú bão tại khu vực đảo Hòn Ngư (thị xã Cửa Lò), cách đất liền 4km. Đến 2 giờ sáng 17-7, tàu VTB 26 phát tín hiệu cấp cứu, báo tàu bị chìm, trên tàu có 13 thuyền viên. Ngay sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu, tàu của BĐBP, cảnh sát biển, hải quân; các tàu hàng, tàu của ngư dân,… đã tổ chức tìm kiếm người bị nạn. Tại cảng Hòn La (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), qua thống kê sơ bộ, đã có 10 cán bộ, chiến sĩ quân đội, thuyền viên và ngư dân bị thương. Bão số 2 cũng đã đánh chìm, làm hư hỏng, mắc cạn 57 tàu cá của ngư dân, tàu chở hàng, sà lan… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã đến kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại và đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai ngay công tác cứu hộ cứu nạn, đưa 11 thuyền viên tàu Đại Việt 15 Hải Phòng rời khỏi con tàu đang bị chìm nhằm bảo vệ an toàn tính mạng; yêu cầu UBND huyện Quảng Trạch có phương án hỗ trợ lương thực thực phẩm, nơi nghỉ ngơi tạm thời cho bà con ngư dân bị nạn.Tập trung khắc phục hậu quả Ngày 17-7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, nhiều tuyến quốc lộ đã bị ngập sâu và bị ách tắc giao thông nhiều giờ do ảnh hưởng của bão số 2. Trong đó, quốc lộ 1 qua Nghệ An có đoạn ngập sâu 0,3-0,5m, gây tắc giao thông từ 8-9 giờ sáng; quốc lộ 48 E đoạn qua huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn ngập 60-70cm, đã tiến hành đóng đường từ 9 giờ ngày 17-7; quốc lộ 8C đoạn qua Hà Tĩnh bị ngập 0,8-1m; quốc lộ 16 đoạn qua Quảng Bình bị sụt ta luy dương 12 vị trí với hàng ngàn mét khối đất đá gây ách tắc giao thông từ 9 giờ đến trưa cùng ngày. Bên cạnh đó, các tuyến quốc lộ trên địa bàn các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái cũng có nhiều đoàn bị sụt ta luy dương và ta luy âm. Theo tính toán của Tổng cục ĐBVN, tổng kinh phí ước tính để khắc phục thiệt hại bước 1 trên hệ thống quốc lộ và đường tỉnh lộ là 55 tỷ đồng.
Khắc phục sau bão Ảnh: DƯƠNG QUANG
Hiện Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo các sở GTVT, các đơn vị quản lý đường bộ tổ chức trực gác 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm, bố trí hệ thống an toàn giao thông tại hai đầu đoạn bị ngập, đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều tiết bảo đảm giao thông, sửa chữa các vị trí hư hỏng mặt đường và bị sụt lở ta luy để thông xe.
Cùng ngày, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của bão số 2, đã có 10 đoàn tàu trên tuyến đường sắt Thống Nhất (gồm SE1, SE3, SE4, SE17, SE18, SE19, SE20, QB1, NA1, NA2) phải dừng lại nằm chờ tại các ga dọc đường. Hơn 5.000 hành khách bị ảnh hưởng đã được ngành đường sắt tổ chức phục vụ bữa sáng, nước uống miễn phí. Tương tự, hành khách trên các đoàn tàu SE35, SE36 tuyến Hà Nội - Vinh và ngược lại sẽ được chuyển đổi sang các đoàn tàu khác sau khi tạm ngừng do mưa bão. Trong ngày 17-7, các đơn vị quản lý đường sắt đã khắc phục hoàn toàn tình trạng cây, cột điện đổ vào đường sắt làm ách tắc giao thông nhiều giờ và thông tuyến trở lại, tuy nhiên, hàng chục chuyến tàu trong ngày 17-7 vẫn bị chậm nhiều giờ so với lịch trình. Chiều cùng ngày, Bộ Công thương thông tin cho biết đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức đoàn công tác chỉ đạo việc ứng phó với mưa lũ tại công trình thủy điện Trung Sơn, đây là công trình mới được đưa vào vận hành năm 2017, tuy nhiên hiện nay đã phải tiến hành xả lũ. Trước đó, khi thực hiện xả lũ, thủy điện Trung Sơn đã gặp sự cố là có mùi hôi thối. kết quả kiểm tra thực địa sẽ có báo cáo chính thức tới Bộ trưởng Bộ Công thương. Theo báo cáo của EVN đến chiều 17-7, do ảnh hưởng của bão số 2 và mưa lũ, có 11 đường dây 110kV trên địa bàn các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh bị sự cố, ngay sau đó cũng được xử lý kịp thời. Riêng về lưới điện phân phối, có 131 đường dây trung áp trên địa bàn các tỉnh từ Nam Định đến Hà Tĩnh bị sự cố; toàn bộ tỉnh Nghệ An bị mất điện. Đến chiều 17-7 đã khôi phục được 99/131 đường dây và cấp điện trở lại cho TP Vinh.
Ngày 17-7, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan khắc phục hậu quả bão số 2 năm 2017. Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, UBND tỉnh Nghệ An và các cơ quan có liên quan tiếp tục huy động phương tiện, lực lượng tập trung tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên của tàu vận tải biển VTB 26 còn đang gặp nạn. UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kịp thời hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 2, tập trung cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình có người bị thiệt mạng, hỗ trợ người dân ổn định đời sống, không để người dân bị thiếu đói. Tập trung khắc phục các công trình hạ tầng bị hư hỏng do mưa bão, nhất là các công trình giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, thủy lợi; chủ động tiêu nước chống úng ngập, bảo vệ sản xuất. Huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân sửa chữa nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường sau bão, lũ.
Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tổ chức rút kinh nghiệm để công tác dự báo, chỉ đạo, ứng phó ngày càng hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tổ chức rút kinh nghiệm để công tác dự báo, chỉ đạo, ứng phó ngày càng hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.