Thứ nhất là sự chuyển hướng sang các cửa hàng bán lẻ hiện đại giúp các chuỗi bách hóa hiện đại tăng trưởng mạnh mẽ. Thứ hai, các nhà bán lẻ lớn luôn tìm kiếm thị trường mới để mở rộng (nhiều nhà bán lẻ đã đẩy mạnh khai thác thị trường bán lẻ dược phẩm bởi quy mô thị trường này kỳ vọng tăng lên đến 9,2 tỷ USD năm 2024, một số tăng tốc khai thác thị trường Mẹ và bé).
Xu hướng thứ ba, sự trở lại thành công của dịch vụ bán lẻ đã giúp cải thiện vị thế của các công ty bất động sản bán lẻ. Cụ thể, VNDirect cho biết, trong điều kiện “bình thường mới” của Việt Nam, dịch vụ bán lẻ đã phục hồi mạnh mẽ, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ du lịch đã tăng mạnh những tháng đầu năm nay. Kéo theo đó là lượng khách đến các trung tâm thương mại đã phục hồi về mức trước đại dịch trong quý 2 vừa qua khi bước vào mùa hè - mùa cao điểm với các hoạt động vui chơi tại trung tâm mua sắm.
Từ các xu hướng trên, báo cáo cho rằng doanh nghiệp bán lẻ cần nắm bắt và có phương hướng kinh doanh phù hợp để chinh phục khách hàng hiệu quả hơn.