“Bà mối” dắt nhà đầu tư nước ngoài vào TPHCM

Làm sao để doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước hài lòng, tin cậy và chọn TPHCM là điểm đến đầu tư? Giải đáp câu hỏi này, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) tập trung cải cách hành chính; từng cán bộ nhân viên đều tận tâm cung cấp thông tin, tư vấn cho nhà đầu tư ngay từ những thông tin nhỏ, như giá thuê phòng trọ bao nhiêu/tháng, giá điện sinh hoạt ở TPHCM bao nhiêu một kWh…

Điểm đến của nhà đầu tư

Tập đoàn Cleandye (Hà Lan) là công ty sử dụng công nghệ nhuộm không dùng nước và hóa chất lần đầu tiên trên thế giới, nhằm bảo vệ môi trường. Để mở rộng hoạt động tại các thị trường mới, tập đoàn đã khảo sát nhiều nơi trên thế giới.

Tháng 8-2018, tập đoàn đến TPHCM tìm hiểu môi trường đầu tư và ITPC đã “không bỏ qua cơ hội này”. 2 tháng sau, ITPC và Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza) sang trụ sở Tập đoàn Cleandye tại Hà Lan để tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm phù hợp thành lập nhà máy - có dây chuyền dệt nhuộm tiên tiến nhất - tại TPHCM.

Sau các buổi làm việc, tháng 9-2019, Tập đoàn Cleandye chính thức đầu tư dây chuyền sản xuất và đi vào hoạt động với vốn đầu tư gần 22 triệu USD tại Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).

Chia sẻ về lý do chọn TPHCM đầu tư sau nhiều năm khảo sát ở nhiều nơi, lãnh đạo của tập đoàn cho hay, bên cạnh các lợi thế về môi trường đầu tư thì tập đoàn luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ ITPC, Hepza trong suốt quá trình tìm hiểu, thực hiện các thủ tục đầu tư liên quan. Không chỉ riêng Tập đoàn Cleandye, trong 2 năm qua, ITPC đã gặp gỡ, tiếp đón và kết nối trên 100 DN đến TPHCM tìm hiểu cơ hội đầu tư. 

Theo ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC, hàng năm TPHCM tổ chức nhiều buổi xúc tiến thương mại đầu tư. Trong các hội nghị này, nhà đầu tư nước ngoài có quá ít thời gian để tìm hiểu sâu những thông tin về TPHCM cùng chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư, môi trường sống...

Do đó, sau hội nghị và trong cả năm, một nhiệm vụ quan trọng mà các sở ngành phải đảm đương là đeo bám, hỗ trợ nhà đầu tư. Riêng ITPC tiếp tục trực tiếp gặp gỡ, giải đáp, tư vấn giúp nhà đầu tư nắm kỹ các thông tin liên quan, để họ tin tưởng và quyết định đầu tư vào TPHCM.

“Chúng tôi tạo “điểm đến nhà đầu tư”, tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, một trong những con đường trung tâm đẹp nhất và sầm uất nhất của TPHCM. Không chỉ ở các hội nghị, ngày làm việc bình thường, mà hoạt động này diễn ra vào cả ngày thứ bảy, chủ nhật”, ông Phạm Thiết Hòa chia sẻ.

“Bà mối” dắt nhà đầu tư nước ngoài vào TPHCM ảnh 1 Các đại biểu dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

Tại điểm đến này, ITPC bố trí người tiếp đón các nhà đầu tư, giới thiệu dự án, giới thiệu các quy định, thủ tục đầu tư cùng các ưu đãi của TPHCM. Thông tin đưa ra phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ và có sự phân tích, tư vấn cụ thể. Các cán bộ, nhân viên ITPC chia sẻ, có khi, nhà đầu tư bất ngờ hỏi các thông tin tưởng chừng như không liên quan như giá điện sản xuất bao nhiêu, điện sinh hoạt giá bao nhiêu? Ngay lúc đó, các nhân viên ITPC cũng phải “phản ứng nhanh”, giải đáp tường tận giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về thành phố. 

Mở kênh gỡ vướng cho DN

Theo ông Phạm Thiết Hòa, trong kêu gọi đầu tư hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ giữa các địa phương trong nước mà còn với một số nước trong khu vực. “Các nước trong khối ASEAN có nhiều hoạt động kêu gọi đầu tư nên khi có nhà đầu tư đến TPHCM, chúng tôi cho rằng cần phải trải thảm đón họ ngay”, ông Hòa nói.

Mặt khác, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sự hài lòng cho DN, ITPC giữ vai trò chủ lực trong  điều hành hệ thống đối thoại giữa DN với chính quyền TPHCM. Hệ thống này thành lập từ năm 2002 với 42 cơ quan nhà nước tham gia, là cầu nối giữa DN với chính quyền thành phố nhằm giải đáp, tư vấn kịp thời chính sách và giải quyết khó khăn cho DN.

Việc đối thoại được thực hiện qua 2 hình thức, trực tuyến (qua website https://doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn) và trực tiếp. Qua kênh trực tuyến, tất cả DN trên địa bàn TPHCM đều có thể đăng ký, đặt câu hỏi mọi lúc mọi nơi và được các cơ quan chức năng của TPHCM trả lời trong vòng 5 ngày làm việc. Từ năm 2002 đến nay, hệ thống đã tiếp nhận và trả lời hơn 22.000 câu hỏi trực tuyến.

Qua kênh trực tiếp, trung bình hàng năm, ITPC tổ chức ít nhất 12 hội nghị đối thoại trực tiếp giữa DN và chính quyền TPHCM nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của DN liên quan đến nhiều lĩnh vực. Từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã phối hợp tổ chức 191 hội nghị đối thoại trực tiếp, thu hút hơn 42.000 lượt DN tham dự và tháo gỡ hơn 14.000 vướng mắc của DN. 

Ưu điểm của hệ thống đối thoại trực tuyến là mọi DN trên địa bàn TPHCM đều có thể tham gia. Việc đăng ký tham gia, gửi câu hỏi, nhận giải đáp, tư vấn đều thực hiện qua mạng và hoàn toàn miễn phí. Chỉ một cú click chuột, DN có thể đặt câu hỏi cho tất cả các sở ngành của thành phố, câu trả lời do chính ban lãnh đạo của các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm.

Hai tổ chức đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cũng đánh giá cao về ưu điểm hoạt động của hệ thống này. Mô hình này cũng được các tỉnh thành bạn đặc biệt quan tâm học tập kinh nghiệm.

Cắt giảm hơn 50% thời gian làm thủ tục hải quan

“TPHCM đã chỉ đạo Cục Hải quan TP triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm được trên 50% thời gian làm thủ tục hải quan so với quy định”. UBND TPHCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cụ thể, hải quan đã rút ngắn thời gian kiểm tra hồ sơ từ 2 giờ xuống còn 1 giờ, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa từ 8 giờ xuống 4 giờ làm việc (kể từ thời điểm người kê khai). Thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới được rút ngắn còn tối đa là 10 ngày đối với hàng xuất khẩu và 12 ngày đối với hàng nhập khẩu.

Hiện ngành hải quan TPHCM đang tiếp tục phấn đấu để đến năm 2020, thời gian thông quan hàng hóa còn 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu và 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, hải quan cũng thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30% - 35% hiện nay xuống còn 15%; tăng tỷ lệ các tờ khai luồng xanh từ 57% lên 67%, giảm tỷ lệ tờ khai luồng vàng từ 37% còn 28% và giảm tờ khai luồng đỏ từ 6% còn 5%.

Để doanh nghiệp giảm thời gian làm thủ tục, chi phí đi lại, hải quan cũng thực hiện việc cấp C/O điện tử, thực hiện 100% thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh; thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh qua hệ thống e-Manifest… 
                                                                                         GIA MINH


Cả nước hiện có 714.000 DN, trong đó TPHCM có 370.000 DN, chiếm gần 52% tổng số DN của cả nước. Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư liên quan đến công tác cải cách hành chính đã góp phần đưa TPHCM liên tục dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chỉ số thành phần “Dịch vụ hỗ trợ DN” thuộc Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Theo ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC, thực tế có những nhà đầu tư chủ động tìm đến TPHCM. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư lớn thì chúng ta phải chủ động đi tìm, mời gọi, trải thảm đón họ đến thành phố. Vì thế, các hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư, triển lãm, gặp gỡ bàn tròn không chỉ tổ chức ở trong nước mà còn tổ chức ở nước ngoài, gắn kết với các hoạt động ngoại giao. ITPC còn phối hợp với các cơ quan ngoại giao, Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế… để tiếp cận trực tiếp nhà đầu tư nước ngoài, mời gọi đến TPHCM đầu tư.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 1-4, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000.

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Trước việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, người dân nêu băn khoăn về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là cấp xã sẽ được tổ chức ra sao để không ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Hoàng Văn Tú (ảnh), Học viện Cán bộ TPHCM, đã nêu một số khuyến nghị trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là tại các đô thị lớn.

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trở thành một nhiệm vụ liên tục và đến nay vẫn là nhiệm vụ cấp bách. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Ngọc Thủy (ảnh), Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ).

Kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo trao đổi tại hội thảo.

Cấp cơ sở nên là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, có đầy đủ HĐND, UBND

Tham luận và thảo luận tại hội thảo "Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: từ thực tiễn TPHCM" chiều 28-3, các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để vận hành bộ máy chính quyền hai cấp.

Thảo luận giải pháp để chính quyền hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thảo luận giải pháp để chính quyền hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Ban Tổ chức hội thảo mong muốn tiếp nhận được các đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn để vừa thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương trên tại TPHCM, vừa đảm bảo tính phù hợp, bền vững, để thành phố thực hiện vai trò, sứ mệnh “TPHCM vì cả nước, cả nước vì TPHCM”.

Quận 12 đề xuất 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Quận 12 đề xuất 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 27-3, Quận ủy Quận 12 tổ chức Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị, lãnh đạo Quận 12 thông tin về đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương. Theo đó, quận đề xuất hai phương án sắp xếp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.