Đến năm 1999, ASEAN đã nhanh chóng hội tụ đủ 10 thành viên sau khi lần lượt kết nạp thêm Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia, trong đó Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28-7-1995. Theo TTXVN, sau 50 năm phát triển với bao thăng trầm và thách thức, ngày nay, ASEAN được thế giới nhìn nhận như một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết và năng động góp phần thúc đẩy quá trình kết nối toàn cầu.
Nói đến những thành công trong nửa thế kỷ qua của ASEAN, trước hết phải kể đến ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển ở khu vực. ASEAN cũng đồng thời tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với những đối tác quan trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - cơ chế khu vực duy nhất để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Có thể dễ dàng nhận thấy, ngày nay nhiều cường quốc trên thế giới đã quan tâm đặc biệt đến khu vực Đông Nam Á, tạo nên dòng chuyển dịch địa chính trị mà ASEAN nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đang định hình. Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) do ASEAN khởi xướng năm 1976, đến nay đã có tới 35 quốc gia ngoài khu vực ASEAN tham gia. ASEAN có vai trò động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, nhất là về kinh tế - thương mại, thể hiện bằng việc khởi xướng và làm nòng cốt tạo dựng khuôn khổ phù hợp để thúc đẩy hợp tác Đông Á thông qua các cơ chế ASEAN và các đối tác, Cấp cao Đông Á (EAS)… Ngoài ra, ASEAN còn là lực lượng sáng lập và đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác liên khu vực như Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy RCEP, Hiệp định kinh tế toàn diện giữa ASEAN với các đối tác lớn ở Đông Bắc Á cũng như thế giới… Kinh tế toàn khối tăng trưởng trung bình khoảng 5%/năm. Với tổng GDP năm 2015 đạt 2.430 tỷ USD, ASEAN đã vươn lên là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. Một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN là sự hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 với 3 trụ cột gồm: Chính trị - an ninh, Kinh tế và Văn hóa - xã hội.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định, ASEAN sau năm 2015 là một cộng đồng lấy con người làm trọng tâm, cộng đồng phát triển bền vững, một cộng đồng dựa trên luật lệ, có đủ năng lực tận dụng được những cơ hội mới và đối phó hiệu quả với những thách thức mới. Sau hơn 1 năm từ khi hình thành Cộng đồng, ASEAN đã triển khai các biện pháp trong lộ trình tiếp tục xây dựng và củng cố cộng đồng trên cả ba trụ cột, đồng thời thông qua và đi vào triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN đến năm 2025 cũng như các kế hoạch hành động giai đoạn 3 về sáng kiến hội nhập ASEAN.
Tuy nhiên, bối cảnh thế giới có những sự chuyển biến không ngừng hiện nay cũng đặt ra cho ASEAN những thách thức cả bên trong và bên ngoài, trong đó một trong những thách thức lớn nhất là tình hình phức tạp ở biển Đông cùng sự gia tăng các hoạt động khủng bố và tư tưởng cực đoan ở khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt là việc IS đang chuyển dần hoạt động sang khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, trong bối cảnh ASEAN sẽ mở rộng quan hệ đối ngoại để đóng một vai trò lớn hơn tại các diễn đàn khu vực, thì nhiều đối tác chính và quan trọng của ASEAN đang trở lại hoặc trỗi dậy tư tưởng dân tộc cực đoan cũng như chủ nghĩa dân túy. Điều này cũng đòi hỏi ASEAN phải có những nỗ lực để đa dạng hóa quan hệ đối ngoại cũng như quan hệ kinh tế đối ngoại…
Nói đến những thành công trong nửa thế kỷ qua của ASEAN, trước hết phải kể đến ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển ở khu vực. ASEAN cũng đồng thời tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với những đối tác quan trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - cơ chế khu vực duy nhất để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Có thể dễ dàng nhận thấy, ngày nay nhiều cường quốc trên thế giới đã quan tâm đặc biệt đến khu vực Đông Nam Á, tạo nên dòng chuyển dịch địa chính trị mà ASEAN nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đang định hình. Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) do ASEAN khởi xướng năm 1976, đến nay đã có tới 35 quốc gia ngoài khu vực ASEAN tham gia. ASEAN có vai trò động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, nhất là về kinh tế - thương mại, thể hiện bằng việc khởi xướng và làm nòng cốt tạo dựng khuôn khổ phù hợp để thúc đẩy hợp tác Đông Á thông qua các cơ chế ASEAN và các đối tác, Cấp cao Đông Á (EAS)… Ngoài ra, ASEAN còn là lực lượng sáng lập và đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác liên khu vực như Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy RCEP, Hiệp định kinh tế toàn diện giữa ASEAN với các đối tác lớn ở Đông Bắc Á cũng như thế giới… Kinh tế toàn khối tăng trưởng trung bình khoảng 5%/năm. Với tổng GDP năm 2015 đạt 2.430 tỷ USD, ASEAN đã vươn lên là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. Một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN là sự hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 với 3 trụ cột gồm: Chính trị - an ninh, Kinh tế và Văn hóa - xã hội.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định, ASEAN sau năm 2015 là một cộng đồng lấy con người làm trọng tâm, cộng đồng phát triển bền vững, một cộng đồng dựa trên luật lệ, có đủ năng lực tận dụng được những cơ hội mới và đối phó hiệu quả với những thách thức mới. Sau hơn 1 năm từ khi hình thành Cộng đồng, ASEAN đã triển khai các biện pháp trong lộ trình tiếp tục xây dựng và củng cố cộng đồng trên cả ba trụ cột, đồng thời thông qua và đi vào triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN đến năm 2025 cũng như các kế hoạch hành động giai đoạn 3 về sáng kiến hội nhập ASEAN.
Tuy nhiên, bối cảnh thế giới có những sự chuyển biến không ngừng hiện nay cũng đặt ra cho ASEAN những thách thức cả bên trong và bên ngoài, trong đó một trong những thách thức lớn nhất là tình hình phức tạp ở biển Đông cùng sự gia tăng các hoạt động khủng bố và tư tưởng cực đoan ở khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt là việc IS đang chuyển dần hoạt động sang khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, trong bối cảnh ASEAN sẽ mở rộng quan hệ đối ngoại để đóng một vai trò lớn hơn tại các diễn đàn khu vực, thì nhiều đối tác chính và quan trọng của ASEAN đang trở lại hoặc trỗi dậy tư tưởng dân tộc cực đoan cũng như chủ nghĩa dân túy. Điều này cũng đòi hỏi ASEAN phải có những nỗ lực để đa dạng hóa quan hệ đối ngoại cũng như quan hệ kinh tế đối ngoại…