ASEAN hợp tác hành động vì môi trường

Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 15 của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về môi trường (AMME 15) và Hội nghị ASEAN lần thứ 15 về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới tổ chức tại thành phố Siem Reap, Campuchia, đã bế mạc ngày 9-10 với việc ra thông cáo chung gồm 19 điểm.
Thành phố Bangkok của Thái Lan chìm trong bụi mịn. Ảnh: Reuters
Thành phố Bangkok của Thái Lan chìm trong bụi mịn. Ảnh: Reuters

Thách thức lớn

Nội dung chính của thông cáo gồm: Các bộ trưởng nhất trí với những thành tựu và tiến bộ đạt được trong hợp tác và bảo vệ môi trường, đặc biệt là các ưu tiên và sáng kiến đã thực hiện để đảm bảo bền vững môi trường, thúc đẩy hơn nữa hợp tác môi trường trong khu vực.

Hội nghị công nhận những vấn đề cốt lõi và mới phát sinh như biến đổi khí hậu và ô nhiễm rác thải biển, coi đây là một thách thức lớn đòi hỏi hợp tác hành động trong khu vực. Trước mức độ ngày càng tăng của rác thải nhựa trên biển, các bộ trưởng tái khẳng định cam kết của các nước thực hiện Tuyên bố Bangkok về chống rác thải biển tại khu vực ASEAN và Khung hành động ASEAN về rác thải biển. Các bộ trưởng ghi nhận tiến trình thực hiện các dự án và sáng kiến về rác thải biển; trong đó bao gồm: dự án hợp tác ASEAN+3 về tăng cường năng lực về giảm thiểu rác thải biển tại khu vực ASEAN thông qua việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia cho các nước ASEAN và phương pháp tiếp cận chính sách từ đất liền ra biển do Nhật Bản hỗ trợ; dự án ASEAN - Problue về rác thải biển do Ngân hàng Thế giới tài trợ; dự án hợp tác ASEAN - Na Uy về tăng cường năng lực về giảm ô nhiễm rác thải nhựa tại khu vực ASEAN; và dự án hợp tác ASEAN - EU về kinh tế tuần hoàn.

Các bộ trưởng bày tỏ quan ngại về mức độ nghiêm trọng và sự phát tán của khói mù gần đây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ASEAN ở miền Bắc và miền Nam ASEAN; rà soát tiến độ triển khai Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (AATHP) và tái khẳng định cam kết của các nước thông qua những nỗ lực của các quốc gia và hợp tác khu vực để đạt được mục tiêu một ASEAN không khói mù vào năm 2020. Các bộ trưởng đã gặp gỡ các đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm rà soát các hoạt động hiện nay và trao đổi định hướng hợp tác chiến lược trong thời gian tới về các lĩnh vực.

Các bộ trưởng cũng nhất trí thông qua Tuyên bố chung ASEAN về biến đổi khí hậu. Đây sẽ là thông điệp chính thức mạnh mẽ của ASEAN tới cộng đồng quốc tế về vấn đề biến đổi khí hậu, cách thức mà ASEAN sẽ chung tay để đối phó với vấn đề mang tính toàn cầu, thành lập nhóm công tác về giảm phát thải khí carbon trong khu vực. Tuyên bố này sẽ được trình tại Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (UNFCCC COP 25), diễn ra từ ngày 2 đến 13-12 tới tại Chile.

Vai trò của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam coi nội dung rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương là một trong những vấn đề ưu tiên triển khai. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt và thông báo dự kiến vào tháng 10 đến 11-2019, Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về chất thải rắn và mong muốn Nhật Bản giới thiệu những công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tiên tiến có thể áp dụng tại Việt Nam.

Thông qua trao đổi, bà Yubari Sato, Quốc vụ khanh Bộ Môi trường Nhật Bản, cũng bày tỏ sự quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam triển khai các hoạt động trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Bà ghi nhận chia sẻ của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân về nội dung Việt Nam sẽ ưu tiên đưa ra trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 là rác thải nhựa và rác thải nhựa biển. Bà Yubari Sato hy vọng và chúc Việt Nam sẽ thành công với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Nhật Bản cũng mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam tiếp tục ủng hộ Nhật Bản đối với việc triển khai các dự án hiện nay bao gồm dự án về quan trắc rác thải nhựa biển, dự án thành lập Trung tâm chia sẻ kiến thức về rác thải nhựa đại dương.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

"Rào chắn” bảo vệ trẻ em trên không gian số

"Rào chắn” bảo vệ trẻ em trên không gian số

Nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những nội dung tiêu cực trên không gian số, Chính phủ Indonesia đã yêu cầu các nền tảng số phải có biện pháp phối hợp và hợp tác với Chính phủ để tạo dựng không gian số an toàn cho thế hệ tương lai của đất nước.

Tân Chủ tịch ADB, ông Masato Kanda

ADB có chủ tịch mới

Ngày 24-2, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thông báo, ông Masato Kanda, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, đã chính thức đảm nhận chức vụ Chủ tịch thứ 11 của ngân hàng này.

Israel chuẩn bị tiếp tục giao tranh ở Dải Gaza

Israel chuẩn bị tiếp tục giao tranh ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel đã chuẩn bị tiếp tục chiến đấu ở Dải Gaza “bất cứ lúc nào". Phát biểu trên được ông Netanyahu đưa ra sau khi Israel dừng việc thả tù nhân Palestine theo thỏa thuận ngừng bắn.

Giảm tác động của công nghệ số đến môi trường

Giảm tác động của công nghệ số đến môi trường

Theo trang mạng The Conversation, nếu như các thiết bị trong lĩnh vực kỹ thuật số trước đây bị xem là thủ phạm chính phát thải khí carbon, thì hiện nay, những ứng dụng, trung tâm dữ liệu, với sự phát triển của làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, cũng là thủ phạm quan trọng không kém.

Châu Âu vẫn bất đồng về vấn đề Ukraine

Châu Âu vẫn bất đồng về vấn đề Ukraine

Tròn 3 năm ngày Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (24-2-2022 - 24-2-2025), đã có nhiều dấu hiệu tích cực về lối ra cho cuộc xung đột khi Nga và Mỹ cùng ngồi vào bàn đàm phán. Bên cạnh đó, vai trò của châu Âu với Ukraine vẫn đang là dấu hỏi.

Hoạt động cứu hộ nhằm nỗ lực giải cứu công nhân mắc kẹt sau vụ sập đường hầm cao tốc tại bang Uttarakhand, Ấn Độ, ngày 26-11-2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Sập đường hầm ở Ấn Độ, 8 công nhân mắc kẹt

Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 8 công nhân đã bị mắc kẹt và nhiều người khác bị thương trong ngày 22-2 sau khi một phần của đường hầm đang được xây dựng tại bang Telangana (miền Nam nước này) bị sập.

Chính sách nhập cư gây tranh cãi

Chính sách nhập cư gây tranh cãi

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2022, chỉ trong năm 2023, Chính phủ Italy của Thủ tướng Giorgia Meloni đã buộc hồi hương 4.751 người di cư. Trong năm 2024, Italy đã chi hàng tỷ EUR để xây dựng trung tâm giam giữ người tị nạn ở Albania chờ hồi hương. Chính sách quyết liệt của Chính phủ Italy giúp số người di cư bất hợp pháp đến đất nước hình chiếc ủng bằng đường biển giảm hơn một nửa, từ 153.000 người năm 2023 xuống 65.000 người trong năm 2024.

Mỹ tiếp tục hạn chế đầu tư của Trung Quốc

Mỹ tiếp tục hạn chế đầu tư của Trung Quốc

Trong một động thái sẽ khiến căng thẳng thương mại và cạnh tranh chiến lược giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới càng leo thang, ngày 21-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành một bản ghi nhớ yêu cầu tăng cường hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược của Mỹ.

Nỗi niềm người xa xứ

Nỗi niềm người xa xứ

Cho dù sống ở miền đất nào trên thế giới, làm nghề gì và có kinh nghiệm sống bao năm, lòng người Việt vẫn cứ chùng xuống da diết mỗi dịp giao mùa, giao thời và giai đoạn chuyển biến trong cuộc đời. Người con xa xứ muốn sum họp với gia đình, họ hàng, bạn bè để ăn cho thỏa các món ăn quê nhà, đi trên những con phố quen, ngắm những cảnh đẹp vẫn thường nhung nhớ...

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz và đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin Yuri Ushakov, trong cuộc gặp mang tính bước ngoặt tại Cung điện Diriyah, ở Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh: PTI

Báo Pháp: Tổng thống Donald Trump sẽ đến Moscow

Tạp chí Le Point của Pháp ngày 21-2 trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Moscow để tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào ngày 9-5 tới và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.