Trong khi vùng áp thấp ở khu vực phía Tây Nam quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới thì chiều 31-10, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương tiếp tục phát tin cảnh báo ở ngay phía Đông Nam Philippines cũng vừa hình thành một áp thấp nhiệt đới mới đang di chuyển vào biển Đông.
Chiều 31-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới thứ nhất ở vào khoảng 7,8 độ vĩ Bắc - 109,3 độ kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 300km về phía Đông - Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong khoảng thời gian từ chiều 31-10 đến 1-11, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km, hướng về vùng biển Bến Tre - Cà Mau với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2 - 4m, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh Nam bộ cần đề phòng nước dâng kết hợp với triều cường cao từ 4 - 4,5m.
Chiều 31-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới thứ nhất ở vào khoảng 7,8 độ vĩ Bắc - 109,3 độ kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 300km về phía Đông - Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong khoảng thời gian từ chiều 31-10 đến 1-11, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km, hướng về vùng biển Bến Tre - Cà Mau với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2 - 4m, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh Nam bộ cần đề phòng nước dâng kết hợp với triều cường cao từ 4 - 4,5m.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới này, từ đêm 31-10 đến hết ngày 2-11, ở Nam bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100 - 150mm, có nơi trên 200mm. Do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, các tỉnh ven biển Trung Trung bộ và Nam Trung bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 50 - 150mm, riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có nơi mưa trên 200mm.
Còn áp thấp nhiệt đới ở gần biển Đông, hồi 16 giờ ngày 31-10, có vị trí ở vào khoảng 11,2 độ vĩ Bắc - 125,7 độ kinh Đông, cách đảo Palawan - Philippines khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong ngày 1-11, áp thấp nhiệt đới này di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Chiều 1-11, vị trí tâm bão nằm trên khu vực miền Trung Philippines, cách đảo Palawan khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/giờ), giật cấp 10. Theo các mô hình dự báo của các trung tâm dự báo khí tượng quốc tế, nhiều khả năng cơn bão này sẽ đổ bộ vào Nam Trung bộ và Nam bộ.
Chiều 31-10, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra công điện số 84 gửi các tỉnh từ Quảng Ngãi tới Kiên Giang và Đông Nam bộ yêu cầu ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông sẽ mạnh lên thành bão. Theo đó, yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang thông tin kịp thời cho các chủ phương tiện, thuyền trưởng các tàu đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tuyệt đối không để người dân ở lại lồng bè, chòi canh, tàu thuyền. Có thể chủ động phương án sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn khi cần thiết.
Các tỉnh Đông Nam bộ tranh thủ thu hoạch lúa, nhất là vùng có nguy cơ bị ngập lũ; kiểm tra, rà soát, bố trí lực lượng trực canh tại các hồ chứa xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ đã đầy nước; chủ động nắm bắt và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn công trình và hạ du khi xả lũ hoặc có sự cố công trình.
Còn áp thấp nhiệt đới ở gần biển Đông, hồi 16 giờ ngày 31-10, có vị trí ở vào khoảng 11,2 độ vĩ Bắc - 125,7 độ kinh Đông, cách đảo Palawan - Philippines khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong ngày 1-11, áp thấp nhiệt đới này di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Chiều 1-11, vị trí tâm bão nằm trên khu vực miền Trung Philippines, cách đảo Palawan khoảng 100km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/giờ), giật cấp 10. Theo các mô hình dự báo của các trung tâm dự báo khí tượng quốc tế, nhiều khả năng cơn bão này sẽ đổ bộ vào Nam Trung bộ và Nam bộ.
Chiều 31-10, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra công điện số 84 gửi các tỉnh từ Quảng Ngãi tới Kiên Giang và Đông Nam bộ yêu cầu ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông sẽ mạnh lên thành bão. Theo đó, yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang thông tin kịp thời cho các chủ phương tiện, thuyền trưởng các tàu đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tuyệt đối không để người dân ở lại lồng bè, chòi canh, tàu thuyền. Có thể chủ động phương án sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn khi cần thiết.
Các tỉnh Đông Nam bộ tranh thủ thu hoạch lúa, nhất là vùng có nguy cơ bị ngập lũ; kiểm tra, rà soát, bố trí lực lượng trực canh tại các hồ chứa xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ đã đầy nước; chủ động nắm bắt và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn công trình và hạ du khi xả lũ hoặc có sự cố công trình.