Hồi 16 giờ ngày 24-9, vị trí tâm ATNĐ đã ở vào khoảng 18,8 độ vĩ Bắc - 111,3 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 500km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9.
Trong khoảng thời gian từ chiều 24 đến chiều 25-9, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20 - 25km. Đến 16 giờ ngày 25-9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 21 độ vĩ Bắc - 107,2 độ kinh Đông, ngay trên bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió cấp 6, giật cấp 8. Sau đó ATNĐ tiếp tục đi sâu vào các tỉnh Đông Bắc và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Từ sáng 25-9 ở Bắc vịnh Bắc bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6, trưa và chiều mai tăng lên cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao 2 - 3m; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Đến chiều 25-9, trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8. Các tỉnh phía Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa; chiều và đêm 25-9 mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ xuất hiện sạt lở đất và lũ quét tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai. Ngày 24-9, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục có công điện gửi các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi yêu cầu kiểm soát và hướng dẫn tàu thuyền hoạt động trên biển chủ động tránh ATNĐ.
Tại các tỉnh Nam bộ, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, vùng biển Bình Thuận - Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xuất hiện lốc xoáy và gió giật cấp 7 - 8. Thời tiết tại TPHCM chịu ảnh hưởng trực tiếp của đợt gió mùa Tây Nam này, các ngày đầu tuần có nhiều mây, mưa dông.
Trong khoảng thời gian từ chiều 24 đến chiều 25-9, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20 - 25km. Đến 16 giờ ngày 25-9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 21 độ vĩ Bắc - 107,2 độ kinh Đông, ngay trên bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió cấp 6, giật cấp 8. Sau đó ATNĐ tiếp tục đi sâu vào các tỉnh Đông Bắc và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Từ sáng 25-9 ở Bắc vịnh Bắc bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6, trưa và chiều mai tăng lên cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao 2 - 3m; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Đến chiều 25-9, trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8. Các tỉnh phía Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa; chiều và đêm 25-9 mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ xuất hiện sạt lở đất và lũ quét tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai. Ngày 24-9, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục có công điện gửi các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi yêu cầu kiểm soát và hướng dẫn tàu thuyền hoạt động trên biển chủ động tránh ATNĐ.
Tại các tỉnh Nam bộ, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, vùng biển Bình Thuận - Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xuất hiện lốc xoáy và gió giật cấp 7 - 8. Thời tiết tại TPHCM chịu ảnh hưởng trực tiếp của đợt gió mùa Tây Nam này, các ngày đầu tuần có nhiều mây, mưa dông.