Áp dụng mô hình Nút - Địa điểm đánh giá sự đồng bộ giữa giao thông và nhà ở tại TPHCM

Ngày 27-8, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (HIDS) tổ chức hội thảo với chủ đề "Tình hình phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và các dự án ở trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và tính đồng bộ" do ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM chủ trì.

Áp dụng mô hình Nút - Địa điểm đánh giá sự đồng bộ giữa giao thông và nhà ở tại TPHCM

Hội thảo nằm trong khuôn khổ của đề tài khoa học “Tính đồng bộ giữa phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và các dự án nhà ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” do HIDS thực hiện nghiên cứu.

Ông Phạm Bình An cho biết, mục tiêu của đề tài nghiên cứu là làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao tính đồng bộ giữa phát triển hệ thống giao thông và các dự án nhà ở trên địa bàn TPHCM.

hội thảo.jpg
Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM chủ trì hội thảo

Để có thể đánh giá chính xác tính đồng bộ giữa hai yếu tố hạ tầng giao thông và phát triển nhà ở, Ths.KTS Lê Hồng Nhật, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM đề xuất áp dụng mô hình Nút - Địa điểm (Node - Place).

Theo đó, việc áp dụng mô hình Nút - Địa điểm cho phép các nhà quy hoạch chính sách có giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giao thông, thúc đẩy phát triển hỗn hợp và tạo ra các không gian công cộng sôi động xung quanh các trung tâm giao thông TOD, từ đó đóng góp vào việc tạo ra các đô thị bền vững và thân thiện.

Ths Lê Hồng Nhật thông tin, sau khi áp dụng mô hình trên tại 4 khu vực trên địa bàn địa bàn thành phố đã cho thấy:

Khu vực nội thành phát triển (NTPT) có chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và các chỉ tiêu nhà ở tương đối cao so với các khu vực còn lại, trong đó sự phát triển về nhà ở cao hơn nhiều so với chỉ tiêu giao thông. Do vậy, cần hạn chế phát triển thêm các chỉ tiêu nhà ở khu vực này và đồng thời nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông để tương ứng với sự phát triển của nhà ở.

Khu vực các huyện ngoại thành (NgT) có chỉ tiêu giao thông và nhà ở hài hòa và ổn định. Vì vậy, cần duy trì, nâng cấp về chất lượng đối với cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở.

Khu vực trung tâm hiện hữu (TTHH) và khu vực nội thành hiện hữu (NTHH) đảm bảo tốt cơ sở hạ tầng giao thông nhưng các chỉ tiêu phát triển nhà ở có phần thấp hơn. Với kết quả theo mô hình Node - Place, vị trí hai khu vực này vẫn còn có thể phát triển chỉ tiêu nhà ở để cân bằng với chỉ tiêu phát triển hạ tầng giao thông.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một phương pháp hay để đánh giá tình trạng phát triển giữa hạ tầng giao thông và nhà ở, tuy nhiên vì mỗi khu vực trong thành phố đều có đặc điểm phát triển riêng nên cần nghiên cứu sâu hơn, áp dụng vào thực tiễn để có sự đánh giá tổng thể.

Tin cùng chuyên mục