10 năm nhìn lại...
Trải qua 10 năm kiên trì thực hiện chiến dịch Giờ Trái đất, hàng triệu lượt tình nguyện viên và cộng đồng dân cư đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp cận các kiến thức bảo vệ môi trường. Hàng chục dự án cải tạo, xây mới trường học đã được hoàn thành. Những năm đầu tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất, ban tổ chức đã chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng bằng những hoạt động cụ thể, như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động các hộ dân, cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất… tham gia các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày và trong sản xuất kinh doanh. Năm 2012, với thông điệp “Cùng hành động vì 1 Giờ Trái đất khác biệt”, hơn 3.000 tình nguyện viên đã tham gia các dự án như Nguồn sáng tương lai (vận động người dân sử dụng đèn compact tiết kiệm điện thay cho bóng đèn sợi đốt), dự án 20 giây cho Giờ Trái đất (vận động người đi đường tắt máy xe nếu đứng chờ đèn đỏ từ 20 giây trở lên)... Nối tiếp thành công đó, Giờ Trái đất 2013 với thông điệp “Không chỉ tắt điện 1 giờ”, ban tổ chức đã triển khai dự án Mái nhà sinh thái - cải tạo và xây mới trường học bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Dự án này cũng được kết hợp hoạt động kêu gọi mọi người sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.
Phát huy những kết quả đạt được, từ năm 2014, ban tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như các dự án: Khu phố xanh, Mua sản phẩm xanh, Xây trường học sinh thái. Theo đó, tình nguyện viên tập trung vận động các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh thực hiện phân loại rác tại nguồn trước khi chuyển giao cho lực lượng thu gom rác và rác thải vô cơ được hỗ trợ tái chế thành vật liệu xây dựng để xây dựng trường học sinh thái. Bên cạnh đó, ban tổ chức còn cải tạo toàn bộ hệ thống thiết bị điện trong trường học bằng thiết bị điện sử dụng đèn LED. Riêng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2016 được xem là khá đặc biệt khi đánh dấu 10 năm diễn ra sự kiện Giờ Trái đất thế giới, đồng thời đánh dấu cột mốc bắt đầu lộ trình 3 năm để hướng đến kỷ niệm 10 năm Việt Nam tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất vào năm 2018. Theo đó, những dự án hưởng ứng chiến dịch được đầu tư phát triển sâu rộng hơn, góp phần lan tỏa mạnh mẽ thêm tinh thần của chiến dịch đến các đối tượng ở nhiều độ tuổi, ngành nghề, môi trường sống khác nhau trong xã hội. Cụ thể, dự án Chuyển động xanh đã tạo dấu ấn lớn khi thu hút hơn 25.000 đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên tại TPHCM; hơn 1.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ đã cam kết hưởng ứng tắt điện cùng Giờ Trái đất. Bước sang năm 2017, ban tổ chức tiếp tục duy trì các hoạt động cơ bản như đạp xe tuyên truyền, dự án Điểm đến xanh, dự án Trường học sinh thái (tại Trường Trung học Thực hành - Đại học Sư phạm TPHCM), công trình Nguồn sáng an toàn, văn minh tiết kiệm vì an sinh xã hội, công trình Chung cư văn minh, sạch đẹp, an toàn...
Hành động nhỏ, thay đổi lớn
Bước sang năm 2018 - năm cuối cùng trong lộ trình 3 năm thực hiện chiến lược “Thách thức - Vượt qua - Thay đổi”, chiến dịch tiếp tục duy trì và đổi mới thêm các hoạt động như dự án Chuyển động xanh, Cộng đồng xanh, Điểm đến xanh, Bước nhảy xanh, Đội hình cải tạo hệ thống điện miễn phí cho các hộ gia đình khó khăn. Đặc biệt, với dự án trọng điểm Kết nối xanh, chiến dịch Giờ Trái đất 2018 đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ thêm tinh thần của chiến dịch đến sâu rộng hơn các đối tượng ngành nghề, môi trường sống khác nhau trong xã hội...
Theo bà Lý Việt Trung, Phó Tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng, Trưởng ban chỉ đạo chiến dịch Giờ Trái đất tại TPHCM, với phương châm ngày càng nâng cao chất lượng chương trình, thông qua việc gia tăng các hoạt động thực tế khác (ngoài tuyên truyền), tăng số lượng tình nguyện viên tham gia và đối tượng thụ hưởng thành quả trực tiếp từ các dự án, đã cho thấy bước phát triển và nỗ lực thay đổi, làm mới mình qua mỗi năm của chiến dịch. Mỗi hành động nhỏ sẽ mang đến ý nghĩa lớn, góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên tự nhiên của đất nước, không chỉ cho chúng ta hôm nay mà còn cho các thế hệ tương lai của Việt Nam.
Đồng thuận với quan điểm trên, ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, chia sẻ sau 5 năm thực hiện và duy trì dự án Điểm đến xanh - thực hiện vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, hàng ngàn tình nguyện viên nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung đã ý thức hơn trong việc cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch. Thậm chí người dân sống dọc các tuyến kênh còn thành lập tổ dân cư bảo vệ kênh rạch, ngăn không cho xả rác bừa bãi hay câu cá trong kênh. Điều đáng nói, với sự nỗ lực, kiên trì không ngừng, dự án Điểm đến xanh tự hào được bình chọn trong tốp dự án bảo vệ môi trường tiêu biểu nhất trên thế giới.
Có thể thấy, Giờ Trái đất đã trở thành sự kiện thường niên ở Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới. Để góp phần vào những nỗ lực chung của thế giới, nâng cao ý thức tiết kiệm điện, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu… nhiều hoạt động tuyên truyền nhận thức đã được triển khai trên địa bàn TPHCM. Các sở, ban, ngành đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhiều cơ quan, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp tổ chức các hoạt động hưởng ứng và tham gia tắt đèn tự nguyện theo kế hoạch của Giờ Trái đất. Đúng như thông điệp của chiến dịch, hưởng ứng Giờ Trái đất được coi là hành động nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn.
Tuy nhiên, để việc hưởng ứng Giờ Trái đất thực chất, đem lại hiệu ứng lâu dài thì điều quan trọng nhất là phải tích cực tuyên truyền để thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi người dân về tiết kiệm năng lượng, chống biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường.
Trải qua 10 năm kiên trì thực hiện chiến dịch Giờ Trái đất, hàng triệu lượt tình nguyện viên và cộng đồng dân cư đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp cận các kiến thức bảo vệ môi trường. Hàng chục dự án cải tạo, xây mới trường học đã được hoàn thành. Những năm đầu tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất, ban tổ chức đã chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng bằng những hoạt động cụ thể, như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động các hộ dân, cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất… tham gia các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày và trong sản xuất kinh doanh. Năm 2012, với thông điệp “Cùng hành động vì 1 Giờ Trái đất khác biệt”, hơn 3.000 tình nguyện viên đã tham gia các dự án như Nguồn sáng tương lai (vận động người dân sử dụng đèn compact tiết kiệm điện thay cho bóng đèn sợi đốt), dự án 20 giây cho Giờ Trái đất (vận động người đi đường tắt máy xe nếu đứng chờ đèn đỏ từ 20 giây trở lên)... Nối tiếp thành công đó, Giờ Trái đất 2013 với thông điệp “Không chỉ tắt điện 1 giờ”, ban tổ chức đã triển khai dự án Mái nhà sinh thái - cải tạo và xây mới trường học bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Dự án này cũng được kết hợp hoạt động kêu gọi mọi người sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.
Phát huy những kết quả đạt được, từ năm 2014, ban tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như các dự án: Khu phố xanh, Mua sản phẩm xanh, Xây trường học sinh thái. Theo đó, tình nguyện viên tập trung vận động các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh thực hiện phân loại rác tại nguồn trước khi chuyển giao cho lực lượng thu gom rác và rác thải vô cơ được hỗ trợ tái chế thành vật liệu xây dựng để xây dựng trường học sinh thái. Bên cạnh đó, ban tổ chức còn cải tạo toàn bộ hệ thống thiết bị điện trong trường học bằng thiết bị điện sử dụng đèn LED. Riêng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2016 được xem là khá đặc biệt khi đánh dấu 10 năm diễn ra sự kiện Giờ Trái đất thế giới, đồng thời đánh dấu cột mốc bắt đầu lộ trình 3 năm để hướng đến kỷ niệm 10 năm Việt Nam tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất vào năm 2018. Theo đó, những dự án hưởng ứng chiến dịch được đầu tư phát triển sâu rộng hơn, góp phần lan tỏa mạnh mẽ thêm tinh thần của chiến dịch đến các đối tượng ở nhiều độ tuổi, ngành nghề, môi trường sống khác nhau trong xã hội. Cụ thể, dự án Chuyển động xanh đã tạo dấu ấn lớn khi thu hút hơn 25.000 đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên tại TPHCM; hơn 1.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ đã cam kết hưởng ứng tắt điện cùng Giờ Trái đất. Bước sang năm 2017, ban tổ chức tiếp tục duy trì các hoạt động cơ bản như đạp xe tuyên truyền, dự án Điểm đến xanh, dự án Trường học sinh thái (tại Trường Trung học Thực hành - Đại học Sư phạm TPHCM), công trình Nguồn sáng an toàn, văn minh tiết kiệm vì an sinh xã hội, công trình Chung cư văn minh, sạch đẹp, an toàn...
Hành động nhỏ, thay đổi lớn
Bước sang năm 2018 - năm cuối cùng trong lộ trình 3 năm thực hiện chiến lược “Thách thức - Vượt qua - Thay đổi”, chiến dịch tiếp tục duy trì và đổi mới thêm các hoạt động như dự án Chuyển động xanh, Cộng đồng xanh, Điểm đến xanh, Bước nhảy xanh, Đội hình cải tạo hệ thống điện miễn phí cho các hộ gia đình khó khăn. Đặc biệt, với dự án trọng điểm Kết nối xanh, chiến dịch Giờ Trái đất 2018 đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ thêm tinh thần của chiến dịch đến sâu rộng hơn các đối tượng ngành nghề, môi trường sống khác nhau trong xã hội...
Theo bà Lý Việt Trung, Phó Tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng, Trưởng ban chỉ đạo chiến dịch Giờ Trái đất tại TPHCM, với phương châm ngày càng nâng cao chất lượng chương trình, thông qua việc gia tăng các hoạt động thực tế khác (ngoài tuyên truyền), tăng số lượng tình nguyện viên tham gia và đối tượng thụ hưởng thành quả trực tiếp từ các dự án, đã cho thấy bước phát triển và nỗ lực thay đổi, làm mới mình qua mỗi năm của chiến dịch. Mỗi hành động nhỏ sẽ mang đến ý nghĩa lớn, góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên tự nhiên của đất nước, không chỉ cho chúng ta hôm nay mà còn cho các thế hệ tương lai của Việt Nam.
Đồng thuận với quan điểm trên, ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, chia sẻ sau 5 năm thực hiện và duy trì dự án Điểm đến xanh - thực hiện vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, hàng ngàn tình nguyện viên nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung đã ý thức hơn trong việc cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch. Thậm chí người dân sống dọc các tuyến kênh còn thành lập tổ dân cư bảo vệ kênh rạch, ngăn không cho xả rác bừa bãi hay câu cá trong kênh. Điều đáng nói, với sự nỗ lực, kiên trì không ngừng, dự án Điểm đến xanh tự hào được bình chọn trong tốp dự án bảo vệ môi trường tiêu biểu nhất trên thế giới.
Có thể thấy, Giờ Trái đất đã trở thành sự kiện thường niên ở Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới. Để góp phần vào những nỗ lực chung của thế giới, nâng cao ý thức tiết kiệm điện, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu… nhiều hoạt động tuyên truyền nhận thức đã được triển khai trên địa bàn TPHCM. Các sở, ban, ngành đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhiều cơ quan, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp tổ chức các hoạt động hưởng ứng và tham gia tắt đèn tự nguyện theo kế hoạch của Giờ Trái đất. Đúng như thông điệp của chiến dịch, hưởng ứng Giờ Trái đất được coi là hành động nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn.
Tuy nhiên, để việc hưởng ứng Giờ Trái đất thực chất, đem lại hiệu ứng lâu dài thì điều quan trọng nhất là phải tích cực tuyên truyền để thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi người dân về tiết kiệm năng lượng, chống biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường.