Tỉnh sẽ tổ chức 469 lớp đào tạo nghề cho 12.000 học viên lao động nông thôn, trong đó mở 200 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 5.000 lao động nông thôn; mở gần 269 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 7.000 lao động nông thôn.
An Giang sẽ có chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo cho người học nghề 2,5 - 6 triệu đồng/người/khóa học với các đối tượng như: người khuyết tật; người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người dân tộc thiểu số; người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người thuộc hộ cận nghèo; người học là phụ nữ... Các đối tượng trên còn được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học và hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Ngoài ra, lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay tín dụng để học nghề và sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.