Từng bước chuyển đổi cam kết thành hành động
Trước đây, trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã công bố mục tiêu giảm phát thải 43,5% vào năm 2030, các mục tiêu phát thải cụ thể theo ngành cho năm 2030 và 2050, và các đề xuất định tính để đạt được các mục tiêu này. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này sẽ không dễ dàng. Bởi hiện tại, theo McKinsey, Việt Nam đang thu được một tỷ trọng lớn GDP từ các ngành phát thải carbon cao, và phần lớn nguồn vốn của Việt Nam gắn liền với năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch.
Thế nhưng, vẫn có một con đường để Việt Nam giữ được lời hứa mang tên “Net Zero”, khi giải pháp từ carbon âm tính có thể tạo ra những cơ hội mới, tạo ra nguồn năng lượng thay thế từ vật liệu phế thải đồng thời cải thiện đa dạng sinh học, giảm xói mòn và bảo tồn tài nguyên nước. Đón đầu những lợi ích này, việc nghiên cứu sản xuất vật liệu gốc sinh học và các phụ phẩm từ nông nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đạt được mức carbon âm tính.
Và AirX chính là lời hồi đáp cho những khát vọng bảo vệ môi trường tại Việt Nam, khi ra mắt nguyên liệu carbon âm tính đầu tiên trên thế giới từ bã cà phê. Hơn thế nữa, sản phẩm đầy sáng tạo này lại liên quan mật thiết đến việc sản xuất nhựa sinh học âm carbon - mối quan tâm thực sự của thị trường sản xuất toàn cầu.
Với thành quả trên, Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc chơi mới về cung cấp thành phẩm đạt chuẩn chất lượng. Khi sản xuất ở quy mô đủ lớn, giá thành hạt nhựa sinh học âm carbon thậm chí sẽ cạnh tranh lớn với nhựa nguyên sinh, cạnh tranh sòng phẳng với các nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời giúp các nhà máy giảm thiểu phát thải carbon ra môi trường.
Tín hiệu “+” từ Carbon âm tính
Ông Thanh Lê, nhà sáng lập AirX cho biết, PP âm carbon của AirX phù hợp trong sản xuất nhờ việc dễ gia công, hiện đang được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam sử dụng. Ngoài ra, ứng dụng của nguyên liệu rất đa dạng, bao gồm đồ gia dụng và bộ đồ ăn, ô tô, các bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân, văn phòng phẩm, dụng cụ làm vườn, đồ nội thất cùng với hàng điện tử tiêu dùng và tự động hóa văn phòng.
“Sân chơi không rác thải” hiện đang thu hút nhiều thương hiệu lớn, đơn cử như khách sạn New World (thuộc tập đoàn Rosewood) cũng đang triển khai chương trình thu gom bã cà phê, cung cấp cho AirX xử lý và thu mua lại sản phẩm ly từ nguyên liệu này để bán/tặng tại khu vực khách sạn. Trong buổi lễ công bố vật liệu, AirX cũng chính thức ký kết cùng đối tác chiến lược độc quyền A1 Environment của Singapore. A1 Environment sẽ đảm nhận việc thu gom và cung cấp bã cà phê cho AirX nhằm tạo ra nguyên liệu carbon âm tính.
Song song với cà phê, nhựa sinh học âm carbon cũng được phát triển từ các phụ phẩm nông nghiệp thân thiện khác như tre, mía, gạo, trấu…, và đây cũng là mặt hàng thế mạnh của AirX đối với nhiều đối tác nước ngoài. Bên cạnh mục tiêu Net Zero, việc sử dụng nguyên liệu xanh có thể giúp các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển bền vững, như thuế ưu đãi hay việc miễn thuế từ các hiệp định thương mại tự do – FTA.
Ông Thanh chia sẻ, để đưa dự án cà phê của mình lên cấp độ tiếp theo là nguyên liệu carbon âm tính, ông Thanh không chỉ tốn công sức mà còn cả phần đầu tư khoảng 1,5 triệu USD, bên cạnh tâm huyết của ba chuyên gia nghiên cứu vật liệu trong suốt 3 năm.
Hiện tại, nguyên liệu đầy tiềm năng này của đã được nhiều doanh nghiệp, đối tác từ Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Châu Âu đặt hàng. Tại thời điểm này, tổng thành phần phế thải cà phê hoặc nông nghiệp đang chiếm khoảng 30-80% và phần còn lại là PP tái chế có chứng nhận GRS.