Theo đó, Sora có thể tạo video dài tối đa một phút, với nhiều nhân vật, nhiều loại chuyển động ở cả tiền cảnh và hậu cảnh, chỉ từ câu lệnh bằng văn bản, hoặc từ ảnh tĩnh.
Một trong những video được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội là cảnh một cô gái đang dạo bước trên con phố tràn ngập ánh đèn ở Tokyo. Video này được tạo ra từ các câu mô tả: "Cô ấy mặc áo khoác da màu đen, váy dài màu đỏ, đi bốt đen, đem theo chiếc ví màu đen. Cô đeo kính râm, tô son đỏ. Cô bước đi tự tin và thản nhiên. Đường phố ẩm ướt và phản chiếu, tạo ra hiệu ứng đèn hắt sáng đa màu. Nhiều người đi lại".
Với video này, nhiều người cho rằng những video được chia sẻ cho thấy các chi tiết, hình ảnh được AI tạo ra rất chân thực khiến người dùng khó phân biệt được đâu là video do AI tạo ra. Tuy nhiên, nếu quan sát thật kỹ các chuyển động ở phần cánh tay, chân… có thể thấy là hình ảnh từ AI. Hiện OpenAI chưa phát hành bất kỳ bản dùng thử cho người dùng nào ngoài 10 clip mẫu có sẵn trên trang https://openai.com/sora.
Sora cũng gây nhiều lo lắng trong bối cảnh Deepfake tràn lan trên Internet, đặc biệt, video giả mạo có thể gây tác động tiêu cực đến xã hội. Vì vậy. OpenAI đang xây dựng một bộ phân loại có thể xác định các video clip là sản phẩm của Sora để giúp xác định nội dung do AI tạo ra.