Ông Victor Lim, Phó chủ tịch IDC Châu Á/Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Năm ngoái, các tổ chức ứng dụng AI đã nhìn thấy sự gia tăng từ 18-26% trong các yếu tố nói trên. Các doanh nghiệp cũng dự đoán sự gia tăng này sẽ tăng ít nhất 1.8 lần trong 3 năm tiếp theo, đặc biệt trong 2 lĩnh vực thúc đẩy sáng tạo và nâng cao ưu thế cạnh tranh.”
Mặc dù có đến 80% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý rằng AI là chìa khóa mang lại ưu thế cạnh tranh, chỉ có khoảng 41% các tổ chức trong khu vực đã bắt đầu hành trình ứng dụng AI. Ưu thế cạnh tranh của những tổ chức này ước tính sẽ tăng 100% vào năm 2021. |
“Ngày nay, công ty nào cũng là công ty phần mềm, và theo xu hướng gia tăng, mỗi tương tác sẽ đều là số hóa. Để thành công, các tổ chức cần phải nhanh chóng trong việc ứng dụng công nghệ mới, đồng thời xây dựng khả năng số của riêng mình”, ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ. “Chậm chân trong hành trình ứng dụng AI, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế sẽ đánh mất những lợi thế cạnh tranh chỉ dành riêng cho những tổ chức tiên phong ứng dụng.”
62% các lãnh đạo doanh nghiệp và 66% người lao động tin rằng AI sẽ giúp họ làm công việc hiện tại một cách hiệu quả hơn, hoặc giảm thiểu những công việc có tính chất lặp lại. |
20% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng việc học hỏi và trau dồi kỹ năng số cho người lao động là khó khăn, tuy nhiên, cũng theo khảo sát, chỉ có 14% người lao động cho rằng đây là thử thách đối với họ. |
“Tầm nhìn của Microsoft về AI, đầu tiên và tất yếu là về con người. Công nghệ AI sẽ không thể thực hiện nếu không có con người. Điều này có nghĩa để có một tương lai AI, con người cần phải học hỏi và trau dồi những kỹ năng số cần thiết cho chính mình.” – ông Phạm Thế Trường nhận định. “Một điều đáng mừng đó là có đến 84% các tổ chức chú trọng việc đào tạo kỹ năng mới cho người lao động trong tương lai.”