ACB -3 chữ vàng

* ACB được công nhận là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008”

* ACB được công nhận là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008”

Một thống kê mới nhất của Bộ Công thương cho thấy có 95% doanh nghiệp nhận thức được việc xây dựng thương hiệu là cần thiết, nhưng chỉ 20% biết cách xây dựng thương hiệu. Với tôi, để nói về một thương hiệu với 3 chữ cái cơ bản nhất và được nhiều người Việt Nam biết đến nhất, tôi chọn ACB, một “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Euromoney bình chọn

ACB - 3 chữ vàng

ACB -3 chữ vàng ảnh 1

Tổng Giám đốc ACB Lý Xuân Hải nhận giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” tại Hồng Kông. (Ảnh: Yến N).

Vì sao lại là ACB? Ba chữ cái đầu tiên và… dễ nhớ nhất trong bảng ký tự latinh này là thương hiệu của một ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam, Ngân hàng Á Châu (trừ Vietcombank mới cổ phần hóa được vài tháng). Với tôi, ACB còn có thể tách ra thành 3 chữ A-Accuracy (chính xác), C- Convenience (thuận tiện), B-Better (tốt hơn) mà Ngân hàng Á Châu hội tụ đầy đủ các tố chất này.

Về “A”, ACB là một trong những ngân hàng đầu tiên trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS - The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực.
 
Không chỉ trong công nghệ, sự chính xác trong năng lực thẩm định tín dụng giúp ACB quản lý tốt các rủi ro đối với khách hàng vay vốn, chính xác trong hoạch định chiến lược giúp ACB đi trước và đi đúng trong nhiều lĩnh vực như sàn vàng, quản lý rủi ro trong cho vay bất động sản, chứng khoán. Tôi nhìn thấy ACB có tỷ lệ an toàn vốn đến 14%, vượt xa so với mức chuẩn 8% của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 0,4%, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 0,1% đã chứng minh cho năng lực này của ngân hàng.

Với “C”, ACB được người tiêu dùng của Hàng Việt Nam chất lượng cao 2008 bình chọn có “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008”. The Asian Banker cũng đánh giá ACB là “Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam”. Điều đó đã chứng minh ACB có cung cách phục vụ và dịch vụ thân thiện với khách hàng. ACB hiện có hệ thống mạng lưới là 146 chi nhánh, phòng giao dịch và tất cả được kết nối trực tuyến, giúp khách hàng ở bất cứ khu vực nào cũng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng như nhau.

Một khách hàng của ACB, anh Nhật Duy cho biết, “sau khi sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng, tôi vẫn nhận thấy ACB mang lại sự thuận tiện nhiều nhất trong các giao dịch. Đặc biệt, gần đây khi ACB mở chi nhánh mới tại Khu công nghiệp Sóng Thần, khu vực tôi làm việc, tôi đã rất phấn khởi và chờ đợi hơn bất kỳ ngân hàng nào”. Có khách hàng đã khó, giữ khách hàng càng khó hơn, ACB đã mang lại nhiều sự thuận tiện, thoải mái cho mọi khách hàng để xứng đáng với danh hiệu ngân hàng bán lẻ tốt nhất.

Euromoney là tạp chí hàng đầu của Công ty truyền thông tài chính có trụ sở ở Luân Đôn là Euromoney Institutional Investor PLC. Được thành lập từ năm 1969, Euromoney là cơ quan ngôn luận của thị trường vốn quốc tế và trong 39 năm qua đã cung cấp một lượng thông tin dồi dào mà chưa tổ chức nào sánh kịp, về thị trường trái phiếu, cổ phiếu và ngoại hối quy mô toàn cầu, Euromoney Institutional Investor PLC là một công ty được tính trong chỉ số FTSE-250 và được niêm yết tại TTCK London và Luxembourg. 

Còn về “B”, tốt hơn là điều mà mọi ngân hàng, doanh nghiệp đều muốn làm. Nhưng tôi biết ACB có sự khác biệt. Ngân hàng này có nguyên tắc hướng dẫn hành động là “Chỉ có một ACB, liên tục cách tân và hài hòa lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan”. Điều này giúp ngân hàng liên tục phát triển và khiến Tạp chí tài chính quốc tế hàng đầu thế giới Euromoney phải công nhận ACB là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008”.

Trong hiệu quả hoạt động, ACB có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, tổng tài sản của ngân hàng đến cuối tháng 6-2008 đạt 102.639 tỷ đồng, tăng 76% so cùng kỳ năm 2007, tổng huy động tăng và dư nợ cho vay tăng 30%-33% so với đầu năm, lợi nhuận đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ năm trước dù bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đang có nhiều biến cố.

Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

Tại sao tôi nói nhiều về 3 chữ vàng A-C-B? Tôi muốn các bạn nhìn rõ vì sao giữa tháng 7 vừa qua tại Hồng Kông, Euromoney chọn ACB là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008”. Đây là lần thứ 3 ACB nhận giải thưởng này sau các năm 1997 và 2006. Giải thưởng Euromoney dành cho tổ chức tài chính xuất sắc là một giải thưởng cao quý dành cho các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính trong phạm vi toàn cầu.

Lần thứ 16 tổ chức giải, Ban Chuyên gia nghiên cứu của Euromoney đã đánh giá tỉ mỉ các ứng viên dựa trên cả nhân tố định lượng và định tính, như các chỉ số kết quả hoạt động chính (KPI), các hệ số tài chính và sự cách tân trong hơn 12 tháng qua để chọn ra tổ chức xứng đáng. ACB là ngân hàng xứng đáng nhất đối với họ.

Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải khẳng định: “Việc ACB nhận được giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 có vai trò khích lệ rất lớn đối với ACB trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Ngân hàng tiếp tục nỗ lực hơn nữa để hoàn thành kế hoạch năm 2008, giữ vững niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ để đem lại sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng”.

Ngoài ra, ACB còn là một trong hai ngân hàng tiên phong niêm yết cổ phiếu lên thị trường chứng khoán từ năm 2006. Đến nay, sau 2 năm niêm yết, vốn cổ phần của ngân hàng đã tăng vọt, hiện đạt hơn 5.805,78 tỷ đồng. Với số vốn này, ACB đang là công ty niêm yết có quy mô vốn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (kể cả Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội).

Về mức vốn hóa, ACB cũng đang có giá trị thị trường dẫn đầu, đạt gần 35.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 2,1 tỷ USD. Các nhà đầu tư đã, đang và sẽ còn đánh giá rất cao giá trị cổ phiếu của ACB, vì cung cách hoạt động, hiệu quả kinh doanh, giá trị thương hiệu, 3 điều ấn tượng nhất mà ngân hàng này đang có.

Không phải ngẫu nhiên mà 30% tỷ lệ sở hữu cổ phần của ACB dành cho nhà đầu tư nước ngoài đều được mua hết. Ngày 24-7, Ngân hàng Standard Chartered đã phải bỏ hơn 137,5 triệu USD (khoảng 2.270 tỷ đồng) để mua thêm 16.204.879 triệu cổ phiếu ACB từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Giá Standard Chartered trả cho mỗi cổ phần ACB là 140.000 đồng, cao hơn 132% so với giá thị trường cùng ngày của cổ phiếu ACB trên sàn chứng khoán. Tôi thấy lạ thường! Tôi thắc mắc tại sao? Nhưng thật đơn giản khi tôi nhìn lại 3 chữ A-C-B và nhớ ra rằng đó là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, một “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. 

Theo thống kê của Báo SGGP, ACB đang được đánh giá là ngân hàng dẫn đầu về việc nhận được nhiều giải thưởng danh giá. “Huân chương Lao động hạng 3” do Chủ tịch nước trao tặng năm 2007, Cúp “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực Đội ngũ lao động do Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN (ASEAN-BAC) trao tặng năm 2007. Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí The Banker trao tặng năm 2006; “Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam” do tổ chức The Asian Banker trao tặng năm 2006. Danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008” do người tiêu dùng bình chọn trong chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2008”. Đặc biệt tháng 6/2008 vừa qua, ACB đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ vì đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trên thị trường chứng khoán, ACB đang là công ty niêm yết có vốn điều lệ và giá trị vốn hóa lớn nhất. 

TƯỜNG CHÂU

Tin cùng chuyên mục