Theo đó, năm 2018, CTBOTT tại TPHCM tiếp tục có được sự tham gia của đội ngũ doanh nghiệp (DN) hùng hậu, với 90 đơn vị (gồm 78 DN sản xuất, kinh doanh và 12 tổ chức tín dụng); số lượng và danh mục các mặt hàng bình ổn rất phong phú, đa dạng.
Sản xuất thuốc cung ứng BOTT tại Pharmedic. Ảnh: CAO THĂNG
Lượng hàng tăng 15% - 35% Theo Sở Công thương TPHCM, năm 2018, TPHCM tiếp tục thực hiện song song 4 CTBOTT gồm: CTBOTT các mặt hàng lương thực - thực phẩm thiết yếu; CTBOTT các mặt hàng sữa; CTBOTT các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2018-2019 và CTBOTT các mặt hàng dược phẩm thiết yếu. Căn cứ vào sự thay đổi xu hướng, thị hiếu tiêu dùng của người dân và trên cơ sở đăng ký theo khả năng cung ứng của từng DN, TPHCM đã xây dựng sản lượng hàng hóa của từng nhóm mặt hàng bình ổn chiếm khoảng 25% - 40% nhu cầu thị trường và tăng bình quân 15% - 35% so với kết quả thực hiện năm 2017. Cụ thể, CTBOTT mặt hàng lương thực - thực phẩm sẽ được bình ổn đối với 10 nhóm mặt hàng gồm gạo các loại, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản, gia vị. So với năm 2017, CTBOTT năm nay tăng 1 nhóm hàng là gia vị. Các mặt hàng lương thực - thực phẩm chiếm 25% - 30% nhu cầu thị trường các tháng thường và 30% - 40% nhu cầu thị trường các tháng tết. Trong chương trình mùa khai trường, có 103 loại sản phẩm (tăng 22 sản phẩm so với năm 2017), lượng hàng chiếm từ 35% - 50% nhu cầu tiêu dùng, tăng bình quân 15% - 30% so kết quả thực hiện năm 2017, gồm 17.080.100 cuốn tập, 570.000 bộ đồng phục học sinh, 1.865.000 cặp - ba lô - túi xách và 920.000 đôi giày, dép. Mặt hàng sữa tiếp tục bình ổn đối với 4 nhóm gồm sữa bột dành cho trẻ em; sữa bột dành cho bà mẹ mang thai; sữa bột chức năng (dành cho người cao tuổi, người bệnh, người gầy, giảm cân và bệnh tiểu đường); sữa nước dinh dưỡng bổ sung vi chất (gồm sữa nước, sữa chua uống và cacao). Tổng lượng sữa tham gia bình ổn thị trường là 1.940,5 tấn/năm (161,71 tấn/tháng) và 12,52 triệu lít sữa nước/năm (1,43 triệu lít/tháng), chiếm từ 30% - 35% mức tiêu dùng của thị trường TP. Các mặt hàng dược phẩm chiếm khoảng 50% thị phần của các nhóm thuốc thiết yếu với 21 nhóm thuốc, 176 hoạt chất và 383 mặt hàng. Về cơ chế thực hiện các chương trình năm 2018, cơ bản không khác nhiều so với năm 2017. Nguồn vốn bình ổn sẽ thực hiện theo phương thức sử dụng vốn vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng đăng ký tham gia chương trình với hạn mức, mức lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ DN thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển hệ thống phân phối, mở rộng thị trường, dự trữ hàng hóa đảm bảo cung ứng thị trường. Giá bán hàng bình ổn do các DN tự xây dựng và kê khai giá bán tại Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố cấu thành giá và phải thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm kê khai giá, ít nhất từ 5% - 15%. Trong trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động từ 5% - 10% so với thời điểm đơn vị kê khai giá bán liền trước, DN sẽ kê khai lại giá bán để được điều chỉnh. Trường hợp thị trường giảm giá chưa đến 5%, DN chủ động thực hiện các chương trình khuyến mãi phù hợp với tình hình thực tế.
Năm 2018, có 12 tổ chức tín dụng tham gia CTBOTT, tăng 3 đơn vị so năm 2017. Tổng nguồn vốn đăng ký hỗ trợ DN vay thực hiện BOTT là 19.650 tỷ đồng, tăng 1.480 tỷ đồng (8,14%) so năm 2017, lãi suất tương đương năm 2017 (ngắn hạn 5,5% - 7%/năm, trung và dài hạn 9% - 10%/năm).
Tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh Theo Sở Công thương TPHCM, năm 2018, TP tiếp tục tăng cường thực hiện chương trình kết nối giữa ngân hàng và DN, tạo điều kiện tốt nhất để DN tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo nguồn hàng bình ổn cho TP. Ngoài ra, các DN được tham gia chương trình kích cầu đầu tư của TPHCM theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND TPHCM; chương trình hỗ trợ DN đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND của UBND TP; chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2017 - 2020 theo Nghị quyết số 10/2017 của HĐND TPHCM. Trong định hướng phát triển CTBOTT năm 2018, TPHCM tiếp tục thúc đẩy xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín cho các chương trình nói chung và DN, sản phẩm bình ổn thị trường nói riêng, thông qua việc đẩy mạnh công tác truyền thông. Hỗ trợ DN mở rộng thị trường trên cả nước; đồng thời hỗ trợ các địa phương thực hiện CTBOTT, trọng tâm là các tỉnh, thành Đông - Tây Nam bộ. Tiếp tục hỗ trợ DN trong chương trình đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở sản xuất, nuôi trồng theo hướng hiện đại, năng suất cao; tiếp tục thực hiện các hoạt động kết nối cung - cầu đối với sản phẩm đạt chuẩn an toàn. Thúc đẩy phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn thị trường, kinh doanh 100% hàng Việt Nam và là điểm bán thực phẩm an toàn được sản xuất, nuôi trồng theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP, HACCP… phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, TPHCM tiếp tục đưa logo của chương trình vào các mặt hàng bình ổn nhằm nâng cao khả năng nhận diện cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm; qua đó, góp phần tạo sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân về hiệu quả và ý nghĩa của chương trình. Theo UBND TPHCM, CTBOTT năm 2018 của TP tiếp tục gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng hóa trong chương trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Lượng hàng hóa trong chương trình có khả năng cân đối cung - cầu, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân TP trong trường hợp có xảy ra biến động. Điều quan trọng nhất, đó là hàng hóa trong chương trình phải được phân phối rộng khắp đến người tiêu dùng, nhất là người dân tại các huyện ngoại thành, công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN - KCX)... Để thực hiện được việc này, UBND TP giao Sở Công thương phối hợp với Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza), Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tìm giải pháp phù hợp, nghiên cứu nhu cầu của công nhân; từ đó, thúc đẩy phát triển nhanh các cửa hàng liên kết với số lượng hàng hóa đa dạng và ngày càng chuyên nghiệp hơn nhằm đi sâu vào các khu dân cư, khu nhà trọ, KCN - KCX. Ngoài ra, Sở Công thương tiếp tục phối hợp với các quận huyện rà soát lại hoạt động của các chợ đầu mối, chợ bán lẻ để có giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của các chợ. Đây cũng là một trong những mục tiêu của CTBOTT năm 2018 nhằm tăng tần suất bao phủ hàng bình ổn ở các kênh phân phối, đặc biệt tại các chợ của TP.
Giá bán các mặt hàng lương thực - thực phẩm thiết yếu đảm bảo thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá, ít nhất từ 5% - 10% và giữ ổn định giá bán trong thời gian 2 tháng trước, trong, sau Tết Kỷ Hợi 2019 (tức 1 tháng trước tết và 1 tháng sau tết).
Đối với các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, đảm bảo thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 10% - 15%. Đối với các mặt hàng sữa, đảm bảo giá bán bình ổn thị trường hợp lý, ổn định và có khả năng dẫn dắt thị trường.
Tại các Quyết định số 1171 và 1172 do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm ký, ban hành về việc tổ chức thực hiện CTBOTT năm 2018 và Tết Kỷ Hợi 2019 cũng ghi rõ, các hệ thống phân phối khi tham gia chương trình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN tham gia chương trình cung ứng hàng hóa BOTT vào hệ thống với mức chiết khấu ưu đãi, thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phi khác khi có biến động giá nhằm bình ổn thị trường.
-----------------
Dược phẩm thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn TP gồm 21 nhóm thuốc sản xuất trong nước, điều trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, bệnh mãn tính có nhu cầu sử dụng nhiều (gồm thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, đau dạ dày, phế quản, tim mạch, tiểu đường, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc trị giun, trị thấp khớp, vitamin - khoáng chất, thuốc cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tâm thần, thuốc trị nấm, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu...). Danh mục thuốc bình ổn được xây dựng căn cứ vào danh mục thuốc chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh, danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ VI và nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu của người dân TPHCM.
Giá thuốc tham gia CTBOTT bán thấp hơn giá của sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường ít nhất từ 5% - 10% và đăng ký với giá với Sở Y tế, Sở Tài chính. Phải niêm yết công khai và thống nhất ở tất cả các điểm bán thuốc bình ổn giá. Sở Y tế và Sở Tài chính xác định giá thuốc căn cứ vào việc tham khảo giá thuốc tham gia CTBOTT tại thời điểm đăng ký với giá thuốc trúng thầu thông qua đấu thầu tại Sở Y tế và thặng số bán lẻ tối đa cho phép theo Nghị định 54 ngày 8-5-2017 của Chính phủ.
Đối với các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, đảm bảo thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 10% - 15%. Đối với các mặt hàng sữa, đảm bảo giá bán bình ổn thị trường hợp lý, ổn định và có khả năng dẫn dắt thị trường.
Tại các Quyết định số 1171 và 1172 do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm ký, ban hành về việc tổ chức thực hiện CTBOTT năm 2018 và Tết Kỷ Hợi 2019 cũng ghi rõ, các hệ thống phân phối khi tham gia chương trình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN tham gia chương trình cung ứng hàng hóa BOTT vào hệ thống với mức chiết khấu ưu đãi, thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phi khác khi có biến động giá nhằm bình ổn thị trường.
-----------------
Dược phẩm thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn TP gồm 21 nhóm thuốc sản xuất trong nước, điều trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, bệnh mãn tính có nhu cầu sử dụng nhiều (gồm thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, đau dạ dày, phế quản, tim mạch, tiểu đường, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc trị giun, trị thấp khớp, vitamin - khoáng chất, thuốc cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tâm thần, thuốc trị nấm, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu...). Danh mục thuốc bình ổn được xây dựng căn cứ vào danh mục thuốc chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh, danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ VI và nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu của người dân TPHCM.
Giá thuốc tham gia CTBOTT bán thấp hơn giá của sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường ít nhất từ 5% - 10% và đăng ký với giá với Sở Y tế, Sở Tài chính. Phải niêm yết công khai và thống nhất ở tất cả các điểm bán thuốc bình ổn giá. Sở Y tế và Sở Tài chính xác định giá thuốc căn cứ vào việc tham khảo giá thuốc tham gia CTBOTT tại thời điểm đăng ký với giá thuốc trúng thầu thông qua đấu thầu tại Sở Y tế và thặng số bán lẻ tối đa cho phép theo Nghị định 54 ngày 8-5-2017 của Chính phủ.