70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà”

Hội thảo khoa học quốc tế có chủ đề “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà - Từ những ngôi sao già đến những ngôi sao trẻ” đang diễn ra tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), ở thung lũng Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định).

 

70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà”

Thông điệp từ... ICISE

Hội thảo khoa học quốc tế do Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam (ở Pháp) phối hợp với Trường đại học Bordeaux (Pháp), Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tổ chức.

Hội thảo khoa học quốc tế đang diễn ra ngày thứ 3 tại Trung tâm ICISE
Hội thảo thu hút 70 nhà khoa học (trong đó có 8 nhà khoa học Việt Nam) đến từ 20 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, còn rất đông bạn trẻ trong và ngoài nước, là những người yêu thích khoa học, quan tâm đến sự hình thành của Mặt trời. 
Trong một khu đất hoang, một người đến và chỉ có thể xây dựng lên 1 ngôi nhà. Sau đó, người khác đến xây dựng thêm 1 ngôi nhà khác. Cứ thế, nhiều người đến và xây dựng tạo thành 1 khu chung cư lớn mạnh - Đó là thông điệp mà GS. Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam (tại Pháp), muốn gởi gắm từ hội thảo.
GS. Trần Thanh Vân muốn nói lên những điều mà Giáo sư đã làm tại thung lũng Quy Hòa hôm nay - Trung tâm ICISE hay tổ hợp không gian khoa học... chỉ là nền móng cho tương lai ngành khoa học Việt Nam sau này. Đó là luồng gió mới mẻ trong ngành khoa học nước nhà. GS Trần Thanh Vân mong muốn mọi người sẽ chung tay tạo thành 1 phong trào, đưa ngành khoa học nước nhà vươn lên, phục vụ cho công cuộc phát triển của đất nước...
70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà” ảnh 2 GS Trần Thanh Vân và vợ là GS Lê Kim Ngọc trong một lần đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm tại Trung tâm ICISE.

Qua hội thảo, có 8 nhà khoa học Việt Nam cũng trình bày báo cáo nghiên cứu của mình, thảo luận cùng với các nghiên cứu khác.

Bên cạnh đó, nhiều phiên đặc biệt sẽ được dành cho việc thảo luận về nguồn gốc và tiến hoá của vật chất trong Hệ Mặt Trời: thiên thạch, sao chổi...

Tiếp cận với nguồn dữ liệu tốt nhất của khoa học đương đại

Trao đổi ngoài lề với PV Báo SGGP, TS Phạm Tuấn Anh, Phòng Vật lí Thiên văn và Vũ trụ, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin về hội thảo: Tại Việt Nam, vào năm 2016, đã có 1 hội thảo quan tâm nhiều hơn về khía cạnh của mặt động học, gió và sao phóng ra không gian như thế nào? Đến hội thảo 2017, các nhà khoa học quan tâm đến cách các ngôi sao hình thành như thế nào?

70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà” ảnh 3 Hình ảnh tại hội thảo.

Hội thảo 2018 này, tiếp nối của những hội thảo trước kia, tập trung vào sự tiến hóa của bụi và khí trong môi trường của các sao (dải Ngân hà). Các nhà khoa học sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất của họ và cả nhóm, mang tính chất thông báo đến bạn đồng nghiệp, gợi mở những nghiên cứu tiếp theo.

“Đây là hội thảo về chu trình của vật chất, bao gồm có bụi và khí ở trong dải Ngân hà của chúng ta. Ban đầu vũ trụ chỉ bao gồm một số ít các nguyên tố, như là hiđro, heli… Tuy nhiên, trên trái đất có rất nhiều nguyên tố phong phú như sắt, đồng, kim loại, vàng… Câu hỏi ở đây là các nguyên tố đó từ đâu ra? Và câu trả lời, nó nằm trong các ngôi sao.”, TS Tuấn Anh dẫn chứng.

Ông Anh nói tiếp: "Theo đó, những ngôi sao chính là những cái lò tổng hợp, giữ các nguyên tố đó lại. Phải có cách nào đấy, trong quá trình tiến hóa của các ngôi sao thì những nguyên tố đó được giải phóng ra bên ngoài. Nó có thể kết thúc giống như 1 vụ nổ."

70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà” ảnh 4
70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà” ảnh 5 Các nhà khoa học trên thế giới báo cáo thảo luận về công trình nghiên cứu mới nhất của mình.

Cũng theo ông Anh, gần đây, với những tiến bộ mà các nước tiên tiến trên thế giới đang nắm trong tay, như kính thiên văn Alma (Chile) là 1 trong những hệ thống quan sát thiên văn tốt nhất thế giới hiện nay. Có thể phát hiện các phân tử phức tạp trên dải Ngân hà; có thể phân biệt được những vùng khác nhau ở trên trời; cho phép nghiên cứu phân tử, nguyên tử mới như thế nào đang nằm ở đâu, sự tiến hóa ra sao…

70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà” ảnh 6
70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà” ảnh 7
70 nhà khoa học dự hội thảo khoa học quốc tế “Chu trình của bụi và khí trong Dải Ngân hà” ảnh 8 Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, bản trẻ yêu khoa học tại Việt Nam được tiếp cận với những nghiên cứu, kiến thức căn bản từ các nhà khoa học đầu ngành trên thế giới chuyển đến.

Theo ông Anh, thông qua hội thảo, chúng ta có thể tiếp cận với những nguồn dữ liệu tốt nhất nằm ở tuyến đầu của khoa học đương đại. Là nơi gặp gỡ, trao đổi để trình bày những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đầu ngành trên thế giới và nhóm của họ.

Tin cùng chuyên mục